Loading...
Banking Business Analyst thì cần biết những nghiệp vụ gì?

Hiện tại có rất nhiều ngân hàng ở Việt Nam và trên thế giới đang thực hiện chuyển đổi số, do đó mà nhu cầu mở rộng dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn dẫn tới việc tuyển dụng BA làm trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp yêu cầu Business Analyst cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó.

Do đó mà với kinh nghiệm tham gia làm việc cho 9 ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam, 1 ứng dụng ngân hàng tại Cambodia, trong những dự án đó mình tham gia nắm chính 4 dự án mobile banking, và hỗ trợ trong 6 dự án. Mình xin phép chia sẻ những “keyword” nghiệp vụ cơ bản và nâng cao mà một BA có thể là cần biết đến để có thể làm việc tốt trong lĩnh vực Banking.

Danh sách các nghiệp vụ:

Nghiệp vụ về tài khoản/định danh

  • Mở tài khoản (tại quầy, trực tuyến,…)
  • Định danh khách hàng (KYC/eKYC) => Mở qua eKYC hạn mức giao dịch thấp (thường từ dưới 5M VNĐ)
  • Cập nhật thông tin khách hàng (CIF)
  • Phân loại khách hàng (nhóm KH và bậc KH)
  • Các loại tài khoản (Credit, Debit, Prepaid, Overdraft, Virtual)
  • Quản lý tài khoản số đẹp (bản chất là Alias)
  • Quản lý tài khoản đa ngoại tệ
  • Thông báo/bảo mật tài khoản (ví dụ như có người đăng nhập vào tk trên thiết bị mới, đăng nhập trên IB/MB cần cấp phép,…)
  • Đóng tài khoản
  • Quản lý thẻ ngân hàng
  • Đăng nhập/Đăng xuất (thông qua các phương thức login khác nhau từ FaceID/Vân tay, Password/OTP/…)

Nghiệp vụ về thanh toán và chuyển tiền

  • Quản lý số dư
  • Hạn mức giao dịch
  • Phương thức xác thực, xác thực giao dịch
  • Chuyển khoản nội bộ (Qua số điện thoại, email, alias, ID,…)
  • Chuyển khoản liên ngân hàng (NAPAS/CITAD/Alias)
  • Chuyển tiền quốc tế (thường là qua SWIFT)
  • Thanh toán hoá đơn
  • Thanh toán điện tử
  • Thanh toán qua QRPay
  • Tự động hoá thanh toán định kỳ
  • OTT (Over The Top)

Nghiệp vụ về hạn mức giao dịch

  • Tuân theo quy định ngân hàng nhà nước
  • Hạn mức ngày cho tài khoản/Thẻ
  • Hạn mức mỗi giao dịch cho tài khoản/thẻ
  • Hạn mức cho giao dịch tháng
  • Hạn mức rút tiền
  • Hạn mức thanh toán thẻ tín dụng
  • Hạn mức cho giao dịch đặc biệt (từ thiện, …)
  • Hạn mức giao dịch trực tuyến
  • Hạn mức giao dịch quốc tế
  • Tuỳ chỉnh hạn mức

Nghiệp vụ thẻ & Thẻ tín dụng

  • Các loại thẻ
    • Credit (tín dụng)
    • Debit (ghi nợ)
    • Overdraft (thấu chi)
    • Prepaid (trả trước)
    • Virtual (Ảo)
    • Đa năng
    • Thẻ đồng hành/động hạng/đồng thương hiệu 
  • Phát hành thẻ
  • Kích hoạt thẻ
  • Quản lý hạn mức thẻ
  • Đổi mã thẻ/mã PIN (quên mã thẻ)
  • Báo mất/khoá thẻ
  • Thanh toán tự động
  • Sao kê giao dịch thẻ
  • Bảo hiểm cho thẻ
  • Thanh toán thẻ tín dụng
  • Quản lý thanh toán trực tuyến và hạn mức trực tuyến
  • Ưu đãi, khuyến mãi, hoàn tiền,…

Nghiệp vụ vay/cho vay

  • Đăng ký vay
  • Các loại vay ngân hàng (Thấu chi, Tín chấp, thế chấp, …)
  • Xét duyệt và phát hành khoản vay
  • Quản lý khoản vay
  • Hạn mức cho vay (theo quy định nhà nước và ngân hàng)
  • Lãi suất vay và thanh toán nợ
  • Thanh toán và ghi nợ tự động
  • Bảo hiểm rủi ro cho khoản vay
  • Chống rửa tiền (AML)
  • Quản lý nợ xấu
  • Cho vay tại đa kênh (IB, MB, Tại quầy, qua App bên thứ 3,…)
  • Tự động gửi hợp đồng vay.

Nghiệp vụ gửi tiết kiệm

  • Mở sổ tiết kiệm
  • Kỳ hạn và lãi suất
  • Tất toán tiết kiệm
  • Tự động gia hạn tiết kiệm
  • Rút và gửi thêm tiết kiệm
  • Các loại mở tiết kiệm
    • Online
    • Tại Quầy
    • Các nhóm khách hàng
    • Gửi cộng dồn hằng tháng
  • Quản lý danh sách sổ tiết kiệm
  • Tự động gửi hồ sơ/hợp đồng tiết kiệm

KYC/eKYC

  • Mở tài khoản trực tuyến
  • Xác thực/định danh rút tiền
  • Xác thực/định danh tại quầy

Nghiệp vụ về  báo cáo giao dịch/tra soát

  • Xem trực tuyến và tải báo cáo giao dịch
  • Tra soát giao dịch tại quầy và trực tuyến
  • Phục hồi giao dịch
  • Hoàn giao dịch
  • Phân tích giao dịch (kiểu chi tiêu % như thế nào, cho mục nào,…)
  • Tuỳ biến báo cáo giao dịch

Nghiệp vụ core bank

  • Nghiệp vụ về Core bank (thường ở VN là T24) – gồm các nghiệp vụ về thông tin KH, giao dịch, thẻ, ngoại tệ, vay, tiết kiệm, CRM, sao lưu dữ liệu,…

 

Nghiệp vụ về phương thức xác thực

  • Tuân theo quy định nhà nước
    • Sinh trắc (lowest)
    • Mật khẩu
    • Normal OTP/SMS OTP
    • Smart OTP
    • Token OTP (highest)
  • Luồng OTP và sinh trắc liên quan đến check device token, type, định vị,…

Nghiệp vụ về thanh toán hoá đơn/topup

  • Quản lý hoá đơn
  • Quản lý danh sách Merchant (Trường học, điện, nước, giao thông,…)
  • Quản lý danh sách nhà mạng
  • Luồng thanh toán hoá đơn
  • Lưu thông tin hoá đơn
  • Quản lý danh bạ (user)
  • Thanh toán tự động
  • Nhắc thanh toán
  • Lịch sử và biên lai thanh toán
  • Thanh toán qua IB/MB/Thẻ/Tài khoản,…

Nghiệp vụ về ATM & rút tiền

  • Rút tiền bằng QR Rút tiền
  • Rút tiền bằng thẻ ghi nợ
  • Rút tiền bằng thẻ thấu chi
  • Rút tiền bằng thẻ tín dụng
  • Rút tiền bằng thẻ đa năng (
  • Rút tiền bằng thẻ ảo (virtual card)
  • Rút tiền trong nước/ quốc tế
  • Rút tiền thẻ kết nối tài khoản ngoại tệ

Nghiệp vụ về chứng chỉ quỹ/đầu tư

  • Mở tài khoản/kết nối tài khoản với chứng chỉ quỹ/tài khoản đầu tư
  • Mua bán chứng chỉ quỹ/đầu tư
  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Chạy webview là chính (thường giờ ở VN bắt buộc đầu tư qua kênh đầu tư chứng chỉ quỹ, còn tài khoản chỉ là link tới thôi, hoặc là bên app kia sẽ trở API ra cho kết nối, này tuỳ bên mà có những tính năng khác nhau)
  • Topup/Withdraw quỹ (tiền)

Nghiệp vụ AML

Này mình chỉ từng làm là gọi API bên thứ 3 hỗ trợ để lấy kết quả về, nên phần chuyên sâu bạn có thể nghiên cứu thêm khi làm tại công ty/ngân hàng của bạn.

Nghiệp vụ virtual account/card

  • Mở tài khoản/thẻ trực tuyến
  • Quản lý số tài khoản/thẻ
  • Đóng tài khoản/thẻ
  • Các tính năng chuyển khoản/thanh toán
  • Hỗ trợ thanh toán quốc tế

Nghiệp vụ về quản lý dashboard và phân quyền

  • Cho các nghiệp vụ tại quầy
  • Cho nghiệp vụ quản lý Mobile banking và Internet banking

Nghiệp vụ về thanh toán điện tử

  • Kết nối với e-wallet
  • Hỗ trợ thanh toán điện tử qua ứng dụng ngân hàng (IB/MB)

Nghiệp vụ OTT (over the top)

  • Luồng nghiệp vụ thông báo (trên app, qua SMS, …) – luồng này không phải là push noti là xong mà đi qua nhiều bên service, có thể service do ngân hàng có hoặc dùng bên thứ 3, rồi bên thứ 3 lại đi qua 1 bên khác => cần hiểu và thực hiện đúng luồng + truy vết để tìm lỗi khi cần.

Nghiệp vụ khách hàng doanh nghiệp

  • Quản lý đa tài khoản
  • Chuyển khoản, thanh toán hoá đơn (gồm cả chuyển tiền hàng loạt)
  • Duyệt thanh toán/chuyển khoản
  • Thanh toán lương
  • Quản lý tiền mặt/dòng tiền
  • Quản lý liên quan đến thuế
  • Hạn mức giao dịch
  • Quản lý tín dụng
  • Phân quyền
  • Và các tính năng khác tuỳ cty/ngân hàng mà sẽ có những tính năng khác nhau

Nghiệp vụ về Omni channel

  • Quản lý kết hợp Mobile Banking và Internet Banking hoặc 1 ứng dụng khác của ngân hàng về một nơi

Nghiệp vụ về Loyalty

  • Quản lý danh sách sản phẩm và value của sản phẩm
  • Quản lý cấp/level khách hàng
  • Link tài khoản loyalty với tài khoản ngân hàng
  • Quản lý loyalty point/hết hạn/hạn mức min, max
  • Quản lý khuyến mãi, giảm giá
  • Quản lý thanh toán qua loyalty point

Nghiệp vụ truy vết giao dịch

Thường luồng này là đặt events vào các bước giao dịch, thanh toán để tracking xem trục trặc nằm chỗ nào khi có vấn đề và từ đó có hướng xử lý, hoặc thậm chí hỗ trợ cho việc khắc phục các vấn đề về UX.

Hiểu về luồng Audit

Khi thực hiện xây dựng ứng dụng ngân hàng thì bước Audit khá quan trọng để đảm bảo không bị hack/hoặc sai phạm quy định ngân hàng nhà nước,… do đó BA cùng với Dev tham gia luồng Audit.

 

XEM LINK MINDMAP tại: https://hoangphan.blog/bankingba 

Kết luận

Hi vọng với danh sách các nghiệp vụ thường ở các ngân hàng có mà mình liệt kê ở trên sẽ giúp bạn có một cách tổng quan và định hướng tìm hiểu/nghiên cứu để có một kiến thức nghiệp vụ vững chắc cho con đường BA Banking trong tương lai.