Loading...
BA Sử dụng AI vẽ diagram

1. Giới thiệu

Hi mọi người, team mình vừa go live tính năng Seitrace Insights và với việc phân tích tính năng này, mình sử dụng AI rất nhiều để phục vụ việc phân tích, thiết kế và vẽ luồng nghiệp vụ.

Nhờ đó mà mình có kinh nghiệm để viết lại bài blog này để chia sẻ

cách mình đã dùng AI cho việc phân tích và vẽ sequence diagram một cách nhanh chóng

tiết kiệm khá nhiều thời gian, rút ngắn thời gian phân tích, và Dev cũng có thêm thời gian để develop tính năng khi mà yêu cầu về timeline khá gấp rút.

2. Công cụ AI sử dụng

Mình chỉ sử dụng 2 công cụ AI trong đợt này đó là ChatGPT4.0 và Mermaid

  • ChatGPT thì mình không biết phiên bản miễn phí 3.5 có hỗ trợ tốt được như bản mình đang sài không, mình sài Poe trả phí nên sài ChatGPT4 và các AI khác khá sướng 😀 Mà thiết nghĩ GPT3.5 cũng có support sẵn rồi.
  • Mermaid bạn có thể lựa chọn dùng phiên bản live tại: https://mermaid.live/ hoặc dùng Visual Studio Code và cài plugin Markdown Preview Mermaid Support
plugin mermaid hoangphan.blog
plugin mermaid hoangphan.blog

3. Bước phân tích cơ bản

Thật ra mỗi bạn BA, và tuỳ theo công ty sẽ có những cách phân tích khác nhau để đạt được mong muốn, mình với vai trò là một Product Manager, góc nhìn và cách phân tích của mình sẽ đi từ overview => đến chi tiết.

Mình chia làm các giai đoạn phân tích tính năng

Bước 1: Sử dụng thử các sản phẩm có sẵn trên thị trường mà có tính năng tương tự

Bước 2: Tập trung suy nghĩ và định hình những thành phần, Actors, tasks cần làm để xây dựng tính năng.

Bước 3: Dùng AI để research dựa theo keyword để tìm các kiến thức xung quanh tính năng/partner

Bước 4: Dùng AI để bắt đầu vẽ luồng…

Bạn có thể đọc bài “Phân tích tính năng subscription” của mình để biết được cách mình đã phân tích, ở bài này mình sẽ tập trung vào phần vẽ luồng

4. Sử dụng ChatGPT để vẽ ra luồng

Ở bước này mình cơ bản chỉ chat với ChatGPT và đưa ra yêu cầu cụ thể nhất có thể.

Thường thì các bạn có thể sử dụng để vẽ sequence diagram, flow chart hoặc activity diagram sẽ khá là ok nha.

Ví dụ:

Hi, Mình muốn xây dựng tính năng bán API của một Explorer blockchain SEI.
Hiện tôi đã có nguồn dữ liệu có sẵn.

Hãy giúp tôi vẽ luồng Sequence diagram, thanh toán sử dụng Coinbase, phần subscription (Subscription Management sẽ được đội ngũ tự phát triển)

Luồng người dùng sẽ chọn gói Advanced hoặc Professional, sau đó yêu cầu Sub Mgmt Server tính toán để cho User xác nhận, Khi xác nhận => xử lý để qua bên Coinbase tạo hoá đơn, Và khi có hoá đơn cần gửi cho user thông tin qua kênh Front end và Email.

User sẽ thanh toán

Sử dụng Mermaid

 

Thì mình sẽ nhận được một luồng bằng chữ như dưới => Copy bỏ vào trong công cụ Mermaid online, hoặc trên Visual Studio Code

mermaid-sequence text Hoang Phan blog
mermaid-sequence text Hoang Phan blog

Và sẽ nhận được luồng như sau.

mermaid-sequence-diagram Hoang Phan.blog
mermaid-sequence-diagram Hoang Phan.blog

Nhưng dĩ nhiên luồng sẽ chưa thể đúng 100%, do đó bạn cần chat và trao đổi, yêu cầu chỉnh sửa thêm với ChatGPT để cho luồng chính xác nhất.

Bạn có thể đọc đoạn demo của mình bên dưới để biết cách mình đã trao đổi với ChatGPT như thế nào để có luồng nhé.

…… đọc đoạn chat ở đây …

Sau khi đã có luồng hoàn chỉnh, mình sẽ lưu lại file Mermaid, và screenshot để bỏ vào tài liệu 😀

Final flow API Payment
Final flow API Payment

Đoạn luồng cuối cùng của Mermaid

Bạn có thể tải ở đây nha 

 

… Thế là có luồng rồi :v. Khá tiết kiệm thời gian, thậm chí đôi lúc AI hỗ trợ mình vẽ ra các luồng mà mình cũng không nghĩ tới luôn. Nhưng cần có những lưu ý sau khi sử dụng AI vẽ diagram.

5. Lưu ý khi sử dụng AI vẽ diagram

  • Cần phải phân tích cơ bản, high level trước, khi gặp vấn đề thì sẽ nhờ AI để ra thêm  ý tưởng, cũng như luồng còn thiếu, hoặc hỏi để tham khảo.
  • AI không thể thay thế được mình, bạn không thể đưa một bài toán chung chung mà nó giải và đưa ra luồng cho bạn
  • Phải chat và hỏi nhiều lần để AI làm gần sát với ý đồ của bạn nhất.
  • AI là trợ lý của bạn, giúp bạn có thêm ý tưởng, luồng chưa hiểu, nhưng việc rà soát lại luồng, đọc docs chính thống là rất quan trọng. Ví dụ như trong bài toán mình vừa giải, mình phải cần kiến thức về API để đọc rất nhiều docs API chính thống của 3rd để xác định xem luồng của AI vẽ đúng, và có thể sử dụng với bên thứ 3 không.
  • Bạn cũng cần có kinh nghiệm, quan điểm, ý kiến, tư duy riêng để check lại xem luồng, ý kiến của AI đưa ra đúng không.

6. Kết luận.

Mình gần đây nghiên cứu về các công cụ về AI, và sài khá nhiều loại khác nhau, thật sự thấy nó rất tiện ấy… Bạn thử sài đi nha 😀 Giờ mình xem AI như là 1 trợ lý, vừa rồi có ngồi cf với vài người bạn bàn luận về chủ đề, rất rất nhiều bạn đã áp dụng trong công việc và hiệu quả nhiều rồi. Bạn hãy thử sài đi nhé 😀

Và việc vẽ diagram này là một trong những ứng dụng mình thấy rất tiện, tiết kiệm thời gian, hi vọng sẽ giúp bạn làm việc nhanh và hiệu quả hơn với cách mình đã dùng.

Bảng giá thanh toán

Vừa rồi đội ngũ dự án mình đã xây dựng xong những tính năng cơ bản của Seitrace – một dự án Explorer official và lớn nhất trên SEI blockchain, và cũng là explorer đầu tiên hỗ trợ một chain chạy song song EVM/Cosmos.

 

Giới thiệu

Với vai trò là Product Manager của dự án, cũng như sự đặt hàng của nhiều anh em developer trên mạng SEI blockchain về việc sử dụng API miễn phí và có trả phí để lấy dữ liệu on-chain đã visualize về sử dụng trên dự án của họ, mình đã research về cách xây dựng tính năng Subscription/mua API. Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ những gì mình đã phân tích được một cách tổng quan về:

Tính năng subscription dưới góc nhìn của một Product Owner/ Business Analyst

 

Seitrace
Seitrace

Dữ liệu trả ra API từ đâu mà có?

Nếu bạn nào có phát triển các dự án trên blockchain, sẽ biết là các dữ liệu on-chain sẽ được lưu trữ trên các block, trong mỗi block sẽ chứa nhiều transactions, và các block này sẽ nối lại với nhau tạo thành một chuỗi các blocks

Transactions in blocks
Transactions in blocks
hash of block
hash of block

Còn phía dự án Seitrace, Sẽ kết nối với các node RPC của blockchain => Crawl dữ liệu thô từ blockchain về (thông tin các transactions, blocks, status, smart contracts, …) => decode/xào nấu những dữ liệu đó sao cho dễ dùng => dùng Indexer để lập chỉ mục và lưu trữ các dữ liệu đã xào nấu vào những database riêng của Seitrace để từ đó truy vấn nhanh chóng và hiệu quả.

Và các dữ liệu này sẽ được dùng để hiển thị ra trên ứng dụng Seitrace, và cũng với những dữ liệu này phía dự án cũng cho các bên dự án khác sử dụng thông qua API, nhưng sẽ có những mức phí khác nhau.

Kế hoạch phân tích

Để có thể phân tích đầy đủ thì mình list out ra thành những task nhỏ cần làm

Things to do
Things to do

Mình thì cũng hay phân tích các dự án lớn và đi từ đầu (từ lúc mới có ý tưởng), thậm chí là chưa bao giờ làm qua, nhưng thường ngại các phần thanh toán, vì dính nhiều cái liên quan đến pháp lý, đăng ký theo công ty, chia sẻ lợi nhuận nên thường sẽ research đầu tiên => trong bài toán này mình cũng nghiên cứu phần payment đầu tiên.

Luồng thanh toán

Để tìm bên cung cấp dịch vụ thanh toán, thì cần nghĩ tới việc thanh toán thì có thanh toán 1 lần, hoặc thụ động, và một loại nữa là gọi hằng tháng (subscription) để trừ tiền 😀 Và ngoài ra thì bên hỗ trợ thanh toán phải hỗ trợ cho các bên dự án crypto, thanh toán quốc tế với nhiều quốc gia, có phương thức thanh toán qua crypto.

=> Đối với loại thụ động, hoặc thanh toán 1 lần thì dễ, kiểu như gửi số tài khoản cho user chuyển qua => rồi có 1 bộ listen để xem nếu user đã thanh toán => thì chuyển trạng thái thành công.

=> Đối với loại thanh toán hằng tháng => thì trừ tự động => phải qua một bên thứ 3 và cho accept các loại thẻ, hoặc hỗ trợ kiểu như ví đã nạp tiền sẵn và tự động trừ.

Bảng giá thanh toán
Bảng giá thanh toán

Sau một hồi check qua nhiều phương án thanh toán, mình nhận thấy có những phương án phù hợp nhất:

  • Stripe: https://stripe.com/pricing – phí có hơi cao 1 tíu, có hỗ trợ upgrade, downgrade (nâng gói/hạ gói), hỗ trợ thanh toán qua thẻ, có hỗ trợ các dự án crypto, có hỗ trợ thanh toán qua crypto (USDC), tài liệu gần như đầy đủ nhất 😀 đáng để anh em đọc và học hỏi.
  • Coinbase commerce:  https://www.coinbase.com/commerce – phí rẻ hơn bên stripe, có hỗ trợ refund, hỗ trợ payment 100% = crypto luôn, nhưng chưa hỗ trợ tự động trừ tiền mỗi tháng.

Một số kênh khác các bạn có thể tham khảo trong luồng thanh toán:

  • https://developer.bitpay.com/reference/create-a-subscription
  • https://developer.coingate.com/reference/renew-subscription

Bên mình đã chọn sử dụng Coinbase commerce với 2 lý do, 1. Stripe phí cao :v, 2. Thủ tục Stripe khá rờm rà, mất 1 thời gian dài để contact, làm việc, và sau đó tích hợp, trong khi tính năng này chỉ có 8 tuần để phân tích, thiết kế, phát triển và test => Ưu tiên sài Coinbase, khi lượng user tăng quá nhiều và nhu cầu thanh toán qua thẻ tăng => Tích hợp Stripe sau.

Học tiếng Anh online

Tư vấn học tiếng Anh (159K/h)

1 kèm 1 trực tuyến cùng giáo viên Philippines

Đăng ký ngay

Nhưng… sau khi đã chốt sử dụng Coinbase ở giai đoạn đầu và phân tích luồng xong, tới bước dev & đăng ký tài khoản 😀 Coinbase cũng rườm rà =)) bữa giờ team mình đăng ký đã được 3 tuần rồi mà chưa xong :D, mặc dù công ty bên mình là bên UK luôn mà thủ tục khá lâu :D….

=> Chốt lại là chơi check bằng tay trước, kiểu như tới ngày thanh toán thì nhắn tin cho tụi mua API để gửi bill (hay kiểu số tài khoản á), rồi nó chuyển vào xong rồi check xem tiền vào chưa và apply manual trong Admin dashboard.

=)) Công cốc 1 ngày research và vẽ luồng của mình 😀 – cơ mà đợi khi dự án chạy ổn cũng như lượng người mua API tăng lên thì tích hợp sau cũng được, luồng vẽ rồi sau dev chiến thôi 😀

Nhưng ở đây mình cũng sẽ chia sẻ luồng payment cho mọi người xem luôn há.

Với Stripe: (Khi lượng user tăng quá nhiều + có nhu cầu thanh toán qua phương thức truyền thống)

  • Stripe đã hỗ trợ sẵn luồng subscription => Sẽ sử dụng luôn của bên đó (có cả upgrade, downgrade, cancel, …) => Cần đăng ký tài khoản & cài đặt các gói => Seitrace không cần xây dựng “Subscription System
  • Thường Stripe lại ưu tiên thanh toán qua các kênh truyền thống (credit card, debit card), nên sẽ kết hợp với xử lý qua Coinbase commerce để xuất bill, cũng như thanh toán với nhiều nguồn tiền crypto hơn (BTC, ETH, USDC, USDT, …) từ Metamask (phổ biến nhất trong crypto), Coinbase wallet.
  • Do đó khi một giao dịch được hoàn tất qua kênh Coinbase Commerce => Bên webhook của trả về cho Seitrace & Seitrace trả về lại cho bên Stripe để cập nhật.
  • Vì luồng này khá quen thuộc và docs của Stripe khá rõ => Anh em đọc thêm trên đó nha.

Bước 1: Stripe đưa ra thông tin subscription mỗi tháng

Bước 2: Gọi từ Stripe qua hub của hệ thống mình => Gọi qua bên Coinbase Commerce

Bước 3: User sau khi thanh toán xong => gọi ngược lại Stripe để update theo luồng Upgrade/Downgrade

Trong quá trình trên, ae có thể gọi về system và store data/logs lại nhé

Với chỉ thanh toán qua Coinbase Commerce: (sẽ develop sau khi lượng user tăng lên, cũng như đăng ký được với Coinbase)

  • Với việc đi qua Coinbase commere, và chưa có subscription system => Seitrace phải tự xây.
  • Khi tự xây thì sẽ liên quan đến các luồng upgrade, downgrade, thanh đổi gói, cancel gói, … => mình sẽ nói ở phần dưới của bài viết sau nhé.
  • Thì luồng cơ bản của thanh toán => Khi phát sinh thanh toán (bạn xem sequence diagram ở dưới nhé) – từ bước số 2.

Với việc thanh toán có thể phát sinh từ nhiều luồng (thanh toán lần đầu, thanh toán khi mua thêm credit, thanh toán phát sinh, thanh toán hằng tháng, thanh toán khi thay đổi gói (upgrade/downgrade), …)

Với thanh toán nhưng check manual: (đang develop => này đỡ tốn thời gian đợi accept từ các bên nền tảng 3rd, mà có thể giảm thời gian dev, test => từ đó mục tiêu 8 tuần build xong tính năng (cùng với nhiều tính năng khác release trong giai đoạn này) sẽ dễ dàng hơn)

=)) Luồng này chưa vẽ, tại như luồng qua Coinbase, mà bỏ bớt, bạn đọc có thể xem luồng trên và bỏ đi bước gọi qua Coinbase Commerce API, thay vào đó gửi thông tin thanh toán (Số tiền, thông tin/mô tả thanh toán, địa chỉ nhận tiền, thời gian phải thanh toán) qua email, cũng như trả vào FE để hiển thị lên màn hình, thậm chí có nút share public để gửi qua tin nhắn cho user, có thể có đếm giờ/hoặc không tuỳ logic => Và khi thanh toán xong => vào Admin dashboard update trạng thái thanh toán => tự động gửi mail báo cho user sau khi update trạng thái.

Luồng subscription, upgrade, downgrade

Ở đây mình chỉ copy 1 phần nhỏ luồng cho anh em xem nhé, ae nào khi nào cần làm kỹ thì có thể phân tích kỹ hơn 😀 Share hết bí mật sao được 😀 

Giả sử có các gói Subscription

– Miễn phí (Free): $0/tháng

– Advanced: $100/tháng

– Professional: $200/tháng

Luồng các trường hợp

1. Từ Free -> Advanced

– Trạng thái ban đầu: Người dùng đang sử dụng gói Free.

– Hành động: Người dùng chọn nâng cấp lên gói Advanced.

– Xử lý:

  + Người dùng sẽ được yêu cầu thanh toán $100 cho tháng đầu tiên của gói Advanced.

  + Sau khi thanh toán, gói của người dùng sẽ được nâng cấp ngay lập tức lên gói Advanced.

  + Kỳ thanh toán tiếp theo sẽ là $100 vào cùng ngày tháng sau.

2. Từ Advanced -> Free

– Trạng thái ban đầu: Người dùng đang sử dụng gói Advanced với phí $100/tháng.

– Hành động: Người dùng chọn hạ cấp xuống gói Free.

– Xử lý:

+ Gói Advanced sẽ tiếp tục được duy trì cho đến cuối chu kỳ thanh toán hiện tại.

+ Sau khi kết thúc chu kỳ thanh toán hiện tại, gói của người dùng sẽ tự động chuyển về gói Free.

+ Không có khoản hoàn tiền cho phần thời gian chưa sử dụng của gói Advanced.

3. Từ Advanced -> Professional

– Trạng thái ban đầu: Người dùng đang sử dụng gói Advanced với phí $100/tháng.

– Hành động: Người dùng chọn nâng cấp lên gói Professional.

– Xử lý:

+ Phần tiền đã trả cho gói Advanced sẽ được tính tỷ lệ theo số ngày đã sử dụng trong tháng.

+ Số tiền còn lại sẽ được khấu trừ vào chi phí của gói Professional.

+ Người dùng sẽ thanh toán số tiền chênh lệch để nâng cấp lên gói Professional.

+ Ví dụ: Nếu người dùng đã sử dụng gói Advanced được 15 ngày, số tiền còn lại là $50. Người dùng sẽ cần thanh toán thêm $150 để nâng cấp lên gói Professional.

+ Ngay sau khi thanh toán, gói của người dùng sẽ được nâng cấp lên gói Professional.

4. Từ Professional -> Advanced

– Trạng thái ban đầu: Người dùng đang sử dụng gói Professional với phí $200/tháng.

– Hành động: Người dùng chọn hạ cấp xuống gói Advanced.

– Xử lý:

+ Gói Professional sẽ tiếp tục được duy trì cho đến cuối chu kỳ thanh toán hiện tại.

+ Sau khi kết thúc chu kỳ thanh toán hiện tại, gói của người dùng sẽ tự động chuyển về gói Advanced với phí $100/tháng.

+ Không có khoản hoàn tiền cho phần thời gian chưa sử dụng của gói Professional.

Tổng Kết

– Nâng cấp (Upgrade): Người dùng sẽ phải thanh toán chi phí chênh lệch tương ứng với số ngày còn lại trong chu kỳ thanh toán hiện tại.

– Hạ cấp (Downgrade): Người dùng sẽ tiếp tục sử dụng gói hiện tại cho đến hết chu kỳ thanh toán và không có khoản hoàn tiền cho phần thời gian chưa sử dụng của gói cao hơn.

 

Ngoài ra còn luồng từ monthly qua yearly/annual, và ngược lại kết hợp với việc từ gói rẻ -> gói mắc hơn, hoặc mắc hơn -> rẻ hơn. Các trường hợp này sẽ tuỳ logic của từng dự án mà thay đổi khác nhau 1 ít. Và cũng khá phức tạp khi có trường hợp gói mắc về gói rẻ, nhưng vì từ monthly qua annual => có phát sinh phí, nghĩa là mắc qua rẻ nhưng lại không phải luồng downgrade như ở trên có đề cập 😀

 

Đối với bên Seitrace =)) sau khi mình phân tích đủ các luồng, Dev khóc => quyết định không chơi luồng upgrade/downgrade ở giai đoạn này vì nguồn lực build không đủ => chặn luồng này luôn, chỉ hỗ trợ upgrade/downgrade, hoặc chuyển monthly qua yearly hoặc ngược lại thì đều phải nhắn tin :))) 

Thật ra thì với mình khi phân tích mình nhìn đủ các trường hợp để mang ra trao đổi, còn với tư duy xây dựng product mình hay build basic với mục đích chính là sử dụng được, cover được các case nhưng có thể làm manual ở giai đoạn đầu, và sau đó sẽ tự động hoá dần, điều này nằm sâu trong tư duy của mình từ khi chuyển qua làm product, thậm chí khi mình tự xây trung tâm tiếng Anh enrichenglish.net cũng đang áp dụng như vậy, chạy được, ra doanh thu rồi khi có thời gian, nguồn lực sẽ nâng cấp dần dần, cũng như biết chỗ nào sai và sửa.

Bạn xem luồng manual bên mình ở dưới nhé.

 

Subscription first time

Ở luồng này thì mình viết bằng text với idea cơ bản nhé:

  • Xét xem đang là sub lần đầu => Server xử lý và tính giá tiền, thời hạn + thông tin các kiểu
  • Trả cho UI để hiển thị => user confirm => tạo bill và gửi yêu cầu qua Coinbase để tạo bill bên Coinbase
  • Trả thông tin lại cho user (UI và email) => user thanh toán
  • => Đợi user thanh toán và Webhood của Coinbase trả kết quả => update gói & thời hạn mới của gói cho user ở phía Sub Mgmt Server + gửi mail successful
  • Đối với không thanh toán => huỷ bill sau khi hết hạn.

Trước khi sub => Thì cũng có các luồng liên quan đến đăng nhập, tạo gói free, xử lý các logic để phân biệt đang gói nào, và đang thực hiện luồng sub lần đầu hay upgrade/downgrade,….

Payment monthly

  • Có 1 con Cronjob sẽ quét DB subscription daily => phát hiện anh nào tới hạn thanh toán (có thể set là 5 ngày trước khi hết hạn)
  • Tạo thông tin thanh toán và gửi qua Coinbase Commerce tạo bill
  • => gửi thông tin bill qua email cho user
  • => Đợi user thanh toán và Webhood của Coinbase trả kết quả => update gói & thời hạn mới của gói cho user ở phía Sub Mgmt Server + gửi mail successful
  • Đối với không thanh toán => thì quét nhắc lại trước khi hết hạn 24h
  • Trường hợp hết hạn mà không thanh toán => update gói về free (cancel package) + gửi email cancellation

Sử dụng API => Trừ tiền

Luồng này thì có nhiều phương án, các bạn có thể tham khảo thêm từ các subscription API khác nhé, mình chỉ liệt kê 1 số luồng và không nói quá sau, bạn nào làm tới tính năng này thì research thêm sau nhé.

  • Dựa theo gói => giới hạn tính năng, lượt request theo giây, giờ, ngày, tháng,… và khi hết thì không được sài nữa (Giống như đăng ký 4Gb của các nhà mạng 😀 tốc độ nhanh chậm, ngày nhiêu Gb :v hết thì không được sài nữa)
  • Cũng là trường trên nhưng mà hết thì được sài với tốc độ chậm 😀
  • Cũng là trường hợp trên nhưng khi hết thì tính giá riêng (thường mắc hơn rất nhiều so với mua gói, và trừ tiền dần trong tài khoản) => này khó áp dụng khi không có cà thẻ hoặc tiền có sẵn trong tài khoản => có thể ignore.
  • Cũng là trường hợp đầu tiên, nhưng khi hết thì được mua thêm những gói mini khác (ví dụ như mua thêm 1Gb sử dụng trong 24h với tốc độ của gói đã mua trước đó)
  • Hoặc cho sài tẹt ga, nhưng cũng có giới hạn tốc độ theo giây, theo giờ (kiểu như mua gói mạng dây Viettel trả tiền theo tháng hoặc 12 tháng tặng 1 tháng, có tốc độ đó thì mạng chạy chậm hơn, nhưng được sài tẹt ga)
  • Hoặc quy ra thành Credit, cứ mỗi lượt sẽ trừ tiền bớt, sài nhiều thì hết sớm, sài ít thì lâu hết, có thể mua thêm gói mini nếu hết 😀
  • Hoặc là mua thêm cộng dồn (kiểu trả nhiêu sài nhiều rồi trừ dần – như tiền nạp vào thuê bao di động)

Và tuỳ theo gói sẽ có các luồng trừ tiền/limit khác nhau.

Bên mình sau khi nghiên cứu thì thấy hướng credit sẽ dễ develop hơn, ít tốn nguồn lực => chọn và sau này tuỳ nhu cầu của người dùng cũng như áp dụng số liệu product research để thay đổi sau.

Bên mình cũng thêm luồng khi sử dụng gần hết data => sẽ gửi email báo (một dạng warning) => thì thêm con cronjob quét daily.

Về giao diện

Về mặt giao diện thì có thể phân ra các nhóm màn hình sau:

  1. Màn hình thông tin bán các gói API, đăng ký mua (kiểu như mấy trang landing page quảng cáo á) => do có thanh toán => tích hợp UI thanh toán vào (ví dụ đăng ký 4G, các bạn vào app xem list gói + nhấn đăng ký + confirm thanh toán, hoặc nhắn tin qua tổng đài đăng ký ấy).
  2. Luồng quản lý gói & dữ liệu đã sử dụng, ở đây sẽ hiển thông tin gói chi tiết, số lượng credit, lưu lượng, limit đã sử dụng, còn lại bao nhiêu, và có nút mua thêm các gói mini, cũng như nơi tạo và quản lý API key. Kèm theo đó là dữ liệu bill history, API usage logs, chart usage các kiểu
API billing history
API billing history
API key stats
API key stats

3. Giao diện phía quản lý của Seitrace (Admin dashboard)

  • Danh sách customers
  • Customer details + thông tin gói, subscription, change plan for user,….
  • Nơi cấu hình các package (Gói, thông tin gói, các limit, giá gói theo tháng, năm, giảm giá,….)
  • Cấu hình giá trị của từng API theo credit, … rồi bên Pro, Free thì như thế nào,…
  • Ngoài ra còn các giao diện tính năng khác, tuỳ theo người phân tích có thể đưa ra cho phù hợp

Kết luận

  • Bài toán subscription được nhiều bên xây dựng rồi, bạn có thể tham khảo các logic mình phân tích, và ánh xạ lên nhiều bên khác nhau để chọn cho phù hợp, hoặc tự build.
  • Với mỗi dự án thì nhu cầu sẽ khác nhau do đó bạn có thể linh hoạt điều chỉnh tính năng
  • Dự án bên mình nguồn lực khá ít, do đó xây dựng theo hướng đơn giản trước, khi doanh thu và nhu cầu tăng => sẽ mở rộng dần
  • Đối với người phân tích dự án thì nhìn rộng và phân tích các trường hợp có thể xảy ra, thậm chí có thể phân tích hết trước dù khi làm chỉ là 1 phần nhỏ, hoặc chọn phân tích kỹ phần sẽ làm và phần chưa làm có thể chỉ phân tích luồng chính và đi details sau khi cần.
  • Luồng này liên quan đến tiền của người dùng do đó phần security khá quan trọng 😀 anh em cũng lưu ý kỹ nha.
  • Phần thanh toán hằng tháng thì nên sài qua bên thứ 3 nếu cho thanh toán qua thẻ, vì liên quan đến nhiều license và quy định bảo mật 😀
  • Anw, bài viết khá dài, cảm ơn bạn đã đọc đến đây nha <3
Bài học rút ra từ việc leo núi - Hoàng Phan Blog

Giới thiệu

Từ lâu mình đã thích việc leo núi và enjoy cái moment lúc ngắm nhìn thiên nhiên, cây cối. Khi còn ở Sài Gòn, giai đoạn sinh viên thì kiểu thích và đi leo mấy núi như núi Bà Đen, Chứa Chang đồ á.

Lúc về Nha Trang thì mình leo núi thường xuyên hơn, trung bình 1 tháng 2-3 lần leo núi, cứ mỗi cuối tuần thì chạy xe trong thành phố rồi leo thôi, rất tiết kiệm thời gian khi chỉ tốn 2-3 tiếng cho 1 lần như vậy, nhiều thì những núi cao hơn sẽ mất 7-8 tiếng. Vừa để rèn luyện sức khoẻ, vừa để ngắm nhìn thiên nhiên và giảm bớt áp lực/stress từ công việc.

Leo núi ở Nha Trang
Leo núi ở Nha Trang

 

Bài học rút ra

Sau những lần leo núi mình thấy có những cái khá giống với việc đặt mục tiêu và đi tới mục tiêu. Để mình kể các bạn từng chi tiết riêng, sau đó sẽ đưa ra những nhận định nằm ở cuối nhé.

Chuyện dễ bỏ cuộc khi leo núi

Những thời điểm đầu mình leo núi, mình thấy khá chật vật và chưa biết cách leo làm sao tiết kiệm sức và tới đỉnh nhanh.

Thực tế là khi mình leo, bắt đầu đi mình leo rất nhanh, vì lúc đó còn sức, còn khoẻ, chân chưa mỏi. Nhưng mới leo được cỡ 1/20 đoạn đường cần leo thì thở hổn hển, tim đập nhanh. Đặc biệt là lần đầu leo cảm giác như muốn bỏ cuộc dù mới đi được cỡ 1/5 đoạn đường sau nhiều lần nghỉ mệt. Những lần đầu leo là cứ khúc đầu tăng tốc, leo nhanh được 1 đoạn ngắn, xong nghỉ mệt đâu đó 5-10 phút, hết mệt lại leo nhanh, rồi lại nghỉ mệt 5-10 phút, càng về sau càng nghỉ mệt nhiều hơn. Thế là tổng thời gian leo cứ thế bị tăng lên rất nhiều, mà tại những thời điểm dừng lại để nghỉ mệt lại càng có suy nghĩ bỏ cuộc, càng về sau cái suy nghĩ bỏ cuộc nó càng tăng lên.

Từ bỏ - Hoang phan Blog
Từ bỏ – Hoang phan Blog

Mình liên tưởng tới lúc xưa khi còn là sinh viên và những năm đầu làm việc, ngoài việc học và công việc trên công ty mình hay có các ý tưởng thêm và cố gắng tự xây dựng/build sản phẩm riêng của mình. Giai đoạn đầu của các dự án mình lao vào làm hì hục, cày đêm cày khuya liên tục, lúc đó kiểu rất hào hứng nên dành rất nhiều thời gian cho nó, quên nghỉ ngơi luôn ⇒ hay bị burn out ⇒ dẫn tới chán nản và bỏ cuộc ⇒ cuối cùng cũng không đi tới đâu cả và bỏ đi rất nhiều công sức đã làm trước đó rất sớm. Giống y chang việc leo núi, nếu không leo cùng bạn, không có người đốc thúc để cố gắng sau nhiều lần dừng lại nghỉ mệt thì mình đã bỏ cuộc ngay những bước đầu tiên. Còn việc build dự án riêng lại không có ai đốc thúc nên mình đã bỏ cuộc rất nhiều lần.

Leo núi từng bước một, ít khoảng nghỉ

Nhớ giai đoạn đầu vừa về Nha Trang, leo núi gặp một ông người Đức 65 tuổi, ổng hay leo canh khoảng 9g sáng. :v mình và bạn mình leo lên trước ổng khoảng đâu 15 phút, nhưng ổng leo đi sau ⇒ rồi đi ngang và nói chuyện với tụi mình ⇒ cuối cùng là mình đi được nữa đường, ông chú đó đã leo lên tới đỉnh, lúc đi theo được tới mốc 3/4 đường thì lại gặp ông chú đi xuống và nói chuyện với tụi mình, cuối cùng khi lên tới đỉnh :v ông chú đã xuống gần tới chân núi.

Mới đầu mình cứ nghĩ chắc là do ông chú leo thường xuyên nên quen với việc leo núi, thành ra ổng leo nhanh. Nhưng sau 1 thời gian leo mình lại thấy leo thường xuyên chỉ là 1 yếu tố, nó còn nhiều yếu tố khác nữa mà sau nhiều lần leo núi mình nghiệm ra được. Trong đó yếu tố mình thấy giúp mình lên đỉnh núi vừa ít mệt vừa tiết kiệm thời gian đó chính là đi từng bước một thật chậm rãi.

Tức là trong suốt quá trình leo, đặc biệt là khúc đầu leo, mình sẽ leo thật chậm rãi từng bước một thôi – giống như việc giữ sức vậy đó. Nhờ vào việc leo từng bước một ngắn, đều, không bước vội thì nhịp tim của mình nó chỉ tăng lên 1 tíu chứ không tăng lên vượt ngưỡng ⇒ từ đó toàn bộ cơ thể (đặc biệt là tim) rất ít mệt ⇒ dẫn tới việc không cần nghỉ nhiều ⇒ thậm chí là không cần nghỉ mà leo 1 mạch lên luôn 😀 (giống ông chú người Đức 65 tuổi mình nói ở trên)

Ở trên mình có nói đó, 1 lần nghỉ ngơi mất đâu 5-10 phút, giả sử 1 lần leo nên ngọn núi cao có 330m à, mình phải nghỉ ngơi tận 10 lần, tổng thời gian nghỉ ngơi trung bình mất tiu 50 phút 😀 =)).

Mà thời gian nghỉ 50 phút này là còn dài hơn tổng thời gian mình leo lên tới đỉnh sau khi đã rút ra được bài học này 😀

Từng bước nhỏ, đạt được mục tiêu
Từng bước nhỏ, đạt được mục tiêu

Rồi mình lại liên tưởng tới lúc làm việc, học tập và dự án cá nhân. Cứ có chiến thuật và đi từng bước một, làm liên tục và đều – lâu lâu ngừng lại nghỉ ngơi nhẹ thôi rồi tiếp tục. Không nên để rơi vào tình trạng burn out thì vẫn còn sức để chiến tiếp và theo dự án được dài hơi hơn, không chắc sẽ thành công nhưng giúp mình đi được dài hơi với một ý định gì đó. Mình đã áp dụng và thật sự thấy có hiệu quả cho một số dự định cá nhân, đừng quá sức và bỏ cuộc là được.

Kinh nghiệm và sức bền là điều cần khi leo núi

Núi nhỏ – thấp thì không nói, nhưng với những ngọn núi cao, dài, địa hình khó khăn thì kinh nghiệm và sức bền là điều cần lưu ý rất nhiều.

Ví dụ như ở trên mình ngẫm ra được việc bước từng bước nhỏ và đều là sau 1 thời gian leo ở Nha Trang mình mới tự nhận ra ⇒ đó là nhờ nhiều lần leo và quan sát nên mới có kinh nghiệm. (Mặc dù trước đó có leo ở núi Bà Đen, Chứa Chang nhưng lúc thời điểm đó mình rất gầy và kiểu khoẻ nữa =)) thành ra leo thấy easy quá mà k để ý luôn, sau về Nha Trang tăng so với xưa 15 Kg nên khác lắm 😀 ).

Còn sức bền thì khỏi nói rồi, leo các ngọn núi dài, hoặc đơn giản như núi Cô Tiên ở Nha Trang có 3 ngọn, để leo hết cả 3 ngọn trong thời gian ngắn thì cũng cần có sức bền. Mà sức bền cũng nhờ những lần leo núi trước đó hoặc rèn luyện các môn thể chất khác để tăng lên.

Vậy trong công việc và học tập cũng y chang luôn, phải làm thì mới có kinh nghiệm, tự ngẫm ra kinh nghiệm cho bản thân, rồi sức bền khi chiến các dự án dài hơi, fix bugs liên miên. Nên khi học hành thì cũng cần rèn luyện, ví dụ việc học tiếng Anh – khúc đầu học ít phút thôi cho quen dần, đỡ phải nản cũng như rút ra các bài học ⇒ rồi sau đó sẽ có kinh nghiệm và sức bền thì tăng độ khó của bài học, cũng như tăng thêm thời gian học. Hoặc là với đi làm, giờ muốn làm dự án khó và dài hơi thì trong khi đang làm các công ty bây giờ nè, rãnh thì xin thêm dự án đi, hoặc tốt hơn thì nên tự nghĩ ra ý tưởng rồi tự build, như ông anh “T” trong bài viết mình có đề cập trước đó, ảnh tìm thêm job ngoài để làm vừa để học hỏi thêm kinh nghiệm nhanh nhất, vừa là để kiếm thêm thu nhập, thêm nữa ảnh còn build thêm các thiết kế cá nhân để đưa vào portfolio. Rồi trước khi ảnh làm các dự án lớn, ảnh cũng học rồi rèn luyện từ các dự án nhỏ đi lên để lấy kinh nghiệm và sức bền từ đó có thể chiến được các dự án dài hơi hơn 😀

Uống nước ít hơn (nhưng đủ) trong quá trình leo núi

Khúc đầu mình leo núi thì hay mang nhiều nước lắm, vì sợ thiếu nước, chưa kể vì leo núi hay mệt nhanh khi khúc đầu cứ có sức nhiêu là leo nhiêu ⇒ mệt nhiều ⇒ dừng nhiều ⇒ uống nước nhiều.

Núi cô Tiên thời gian đầu mình leo, lên được một ngọn núi đầu tiên sẽ bay 1,5l nước. Nên lúc nào mình cũng mang cỡ tầm 2-2,5l cho 1 lần leo núi là 1 đỉnh.

Nhưng những lần uống nước đó hay có tác dụng phụ, kiểu như xốc hông nè, mất nước điện giải nè, mắc tè nè.

Một mặt khác nữa là mang nhiều nước thì nặng hơn, làm mình cũng kiểu nhanh mệt hơn 1 tíu.

Đặc biệt mấy lần đầu leo, nghỉ mệt nhiều thì lại uống càng nhiều nước =)).

So với khi làm việc mình cũng thấy giống y chang, đang làm việc chán nản/mệt mỏi cần nghỉ ngơi thường xuyên thì lôi điện thoại lướt lướt facebook, insta, twitter (x) các kiểu, càng burn out mà không có kinh nghiệm điều chỉnh là càng lao đầu vào sài lướt mạng xã hội các kiểu nhiều hơn ⇒ Nếu ai hiểu về dopamine thì sẽ biết là các việc như vậy làm tăng dopamine lên rất cao, sau đó cơ thể phải tự giảm xuống thấp hơn mức trung bình để cân bằng, và từ đó càng làm cho ta nản việc tiếp tục làm việc. Mà việc cân bằng này cũng cần có kinh nghiệm và sự quyết tâm nha.

Dopamine bị crash khi bị sử dụng sai cách
Dopamine bị crash khi bị sử dụng sai cách

Do đó nếu chỉ giải trí ở mức vừa đủ, không quá lạm dụng, hoặc dùng các phương án như tập thể dục, ngắm cảnh, healing đồ các kiểu thì dopamine tăng ở mức an toàn giúp ta làm việc hiệu quả hơn.

Và việc leo núi, uống nước vừa phải hợp lý cũng sẽ giúp ta giảm bớt những tác dụng phụ đi. Mà mình nghĩ cũng từ nhiều yếu tố, ví dụ có kinh nghiệm, biết cách leo núi từng bước nhỏ đều đặn cũng giúp cho việc uống nước ở mức vừa đủ, đi đều, ít mệt ⇒ ít khát và ít cần bổ sung nước hơn. Mà nhớ ông chú 65 tuổi ở trên không? Ổng leo không mang nước luôn =)) ổng cầm có 1 cái cây gậy, quần đùi, áo 3 lỗ leo núi thôi, chứ không mang theo gì cả.

P/s: Mình nghĩ chắc là sẽ có người phản biện là sao không uống nước tăng điện giải cho có điện giải trở lại – … ờ thì mình lấy ví dụ để suy ra cách áp dụng cho công việc thôi… và việc dùng nước tăng điện giải so qua với công việc thì kiểu dùng các cách như tập thể dục, ngủ đủ giấc để cân bằng dopamine tốt nhất ấy là giống nhau.

Chọn thời điểm leo núi.

Thật ngu ngốc khi 2-3 tháng đầu leo núi, mình luôn chọn leo từ 9g sáng và xuống núi đâu đó lúc giữa trưa =)).

Giữa trời tiết mùa hè nắng nóng mà leo giờ đó đúng là kiểu đi phá sức á chứ, thời gian đầu vì leo khung giờ đó mà mình thấy kiểu mệt, da cháy nắng luôn, mà bị mất sức + cần bổ sung nước rất nhiều, dẫn đến nhiều thứ hơn.

Sau này khi nhiều người leo xuống núi cũng là lúc mình leo lên người ta hay bảo là nên leo sáng sớm hoặc chiều tối, mình đổi qua khung khác để leo thì kiểu chả thấy mệt gì cả (do lúc đó đã kèm theo việc áp dụng chiến thuật đi từng bước ngắn và đều)

Thì việc này cũng giống như đi làm, hay xây dựng dự án cá nhân, luôn cần chọn đúng thời điểm và khung giờ hợp lý. Ví dụ như có những người làm việc hiệu quả vào ban đêm ⇒ thì ban ngày làm các việc không cần quá tập trung, ban đêm thì các việc khó, cần suy nghĩ nhiều, tập trung nhiều. Mà đôi lúc cứ nghĩ là mình hợp khung giờ đêm rồi cứ thức 2-3 giờ đêm làm để hại sức khoẻ cũng không đúng nhé (y chang việc leo núi 9g sáng – 12g trưa của mình). Sao không thử ngủ sớm rồi dậy sớm thử khung giờ sáng sớm xem sao 😀 (như mình chọn đổi khung giờ sang leo từ 3g chiều)

 

Còn khi xây dự án, mình đã và đang làm nhiều dự án thì mới nhận ra việc thực hiện xây dựng/ ra mắt sản phẩm đúng thời điểm rất quan trọng, ví dụ các dự án trong thị trường Blockchain, năm cuối 2021-cuối 2023 là thời điểm rất ít dự án ra mắt, vì giá thị trường, đặc biệt BTC đang có xu hướng giảm, nên đa số các dự án ra mắt thời điểm này ngủm mất tiu, nhưng gần đây thì trường lại sôi nổi trở lại, nhiều nguồn tiền đi vào ⇒ các dự án xây dựng gần đây lại có cơ hội thành công cao hơn. Hay công ty mình cũng vậy, khi làm các dự án, thì mua giảm giá bên mình chỉ nghiên cứu, thử nghiệm và khi thị trường quay trở lại là thời điểm tốt để xây dựng các dự án.

Cần có các bước chuẩn bị trước khi leo núi.

Trong quá trình leo núi, cũng cần có sự chuẩn bị, dù là nhỏ hoặc đơn giản nhưng cũng cần làm đúng và phù hợp.

Ví dụ trước khi leo núi thì không nên ăn quá no, dễ bị xốc hông, nên do đó nên ăn trước ít nhất 30 phút và ăn vừa phải để leo.

Hay là việc mang theo nước, cũng nên mang vừa phải, không quá nhiều, không quá ít ⇒ mà này cũng cần leo và thử nghiệm nhiều lần trước để rút ra kinh nghiệm á nha.

Vừa đủ là tốt nhất
Vừa đủ là tốt nhất

Rồi khi leo cũng cần khởi động trước nữa, chứ không phải bụp cái là leo ngay, dễ bị trật chân khi mà không khởi động.

Rồi để leo được núi cao và dài, địa hình khó thì cần phải rèn luyện trước đó, tập chạy thể dục, rè luyện thể chất, leo núi nhỏ trước, thử nghiệm nhiều lần và tăng dần độ khó, độ cao lên. Chứ lần đầu leo mà đi leo mấy núi mất 7-8 tiếng leo thì dễ toang lắm.

Và trong công việc cũng vậy nốt, cần có sự chuẩn bị.

  • Lúc chưa có kinh nghiệm đi làm ⇒ thì làm dự án mẫu, học kỹ kiến thức, tự thực hành theo tưởng tượng hoặc tìm mentor hỗ trợ.
  • Các kỹ năng cần thiết như chỉnh sửa ảnh, video, kiến thức cơ bản công nghệ thông tin, ngoại ngữ cũng cần phải biết, không quá giỏi cũng được nhưng cần biết để khi cần mà sài tới liền.
  • Việc học có lúc nghĩ nó không cần tới, nhưng lúc cần là có sài liền, chứ đợi lúc cần mới đi học thì tốn thêm mớ thời gian, hoặc đôi lúc nghĩ mà tiếc bị lỡ mất cơ hội. Ví dụ như mình đồng ý nghỉ việc và bỏ ra 100 triệu đi qua Philippines học tiếng Anh, để khi có cơ hội là mình nắm bắt ngay, nhiều lần mình nghĩ nếu không có tiếng Anh thì mình đã lỡ đi cơ hội việc làm như bây giờ, không có những trải nghiệm tốt hơn. Hoặc việc lúc cấp 2, cấp 3 mò về Photoshop cũng là lợi thế khi mà khi đi làm sài những công cụ vẽ như Figma, Balsamiq, XD,… mình chả cần học gì mà cứ vào sài thôi. Hay là kỹ năng nói chuyện trước đám đông, dẫn dắt cuộc họp ⇒ mình đã phải mất hơn 3 năm để rèn luyện, tham gia các hoạt động Đoàn Hội, dẫn dắt các bạn đi tổ chức sự kiện ở nhiều nơi, gặp các cấp lãnh đạo ở các huyện, xã. Kỹ năng bạn học nó sẽ ở trong bạn, có thể thời điểm hiện tại nó chưa bùng nổ, nhưng khi có cơ hội nó bộc phát ra thì việc công việc thuận lợi hay lương bổng tăng gấp nhiều lần cũng có ngày diễn ra thôi :D.
  • Tự rèn luyện thêm trong quá trình đi làm cũng là một bước chuẩn bị cho tương lai, thời gian 8 tiếng 1 ngày đi làm, bạn thường sẽ có ít nhất 1-2 tiếng buổi tối, hãy tận dụng nó đi ⇒ những người chiến thắng/thành công sẽ là những người biết tận dụng khoảng khung giờ đó :D.

Kết luận việc leo núi

😀 Mình lấy cớ việc leo núi để liên tưởng và viết bài, đôi lúc có mấy cái nhìn có vẻ hơi vô lý 1 tíu :D, dưới đây là những điều mình rút ra được:

  • Dễ bỏ cuộc nếu khúc đầu của bất kỳ dự án/ kế hoạch nào cũng làm không có kế hoạch, lao vào chiến, không biết nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bước từng bước 1, có kế hoạch rõ ràng, duy trì mỗi ngày 1 ít, nhưng mà thường xuyên và có khoảng nghỉ hợp lý sẽ giúp bạn dài hạn từng bước đi tới vạch đích.
  • Kinh nghiệm và sức bền là cần thiết, do đó hãy cố gắng rèn luyện thường xuyên để nâng cao kinh nghiệm làm việc/học tập và sức bền từ những dự án nhỏ ⇒ sau đó sẽ chiến được dự án khó, phức tạp và dài hạn.
  • Cân bằng cuộc sống và làm việc, không nên để bị burn out, nản trí và sau đó lướt những điều vô bổ trên internet thường xuyên ⇒ tăng dopamine quá độ ⇒ không có hứng thú làm việc nữa.
  • Thời điểm học, rèn luyện và làm là quan trọng, chọn khung giờ bạn làm việc hiệu quả nhất, né tránh thức quá khuya gây hại sức khoẻ, giảm trí nhớ. Khi làm dự án cũng chọn thời điểm thích hợp để làm và ra mắt sản phẩm.
  • Cần chuẩn bị kỹ năng và kiến thức từ sớm, bất kỳ thời gian rãnh nào cũng quý giá cả, tận dụng phù hợp để nâng cao kỹ năng.

Qua bài viết, hi vọng được nhiều bạn đoán nhận, nếu có góp ý hay bình luận, hãy để lại lời nhắn cho mình nhé.

Học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1 cùng giáo viên người Philippines

Giới thiệu

Với kinh nghiệm đi học tiếng Anh 3 tháng tại thành phố Bacolod, Philippines. Mình quen rất nhiều giáo viên, kèm theo đó là có nhiều bạn, con của thầy cô giáo mình quen có nhu cầu học tiếng Anh nên mình đã kết hợp với các giáo viên mình quen mở dạy 1 kèm 1 trực tuyến. Tức là giáo viên sẽ là những người đang dạy tại các trung tâm tiếng Anh bên Philippines và dạy kèm cho học viên là người Việt Nam.
 
Trước đó năm 2019 mình đã mở trung tâm PhiEnglish, nhưng sau đó để lại cho bạn mình tiếp tục vận hành vào giữa năm 2021 để tập trung vào lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Nhưng gần đây lại có rất nhiều bạn hỏi về việc học tiếng Anh trực tuyến, và vợ mình với dự định trở thành giáo viên dạy tiếng Anh nên kết hợp đó mình mở lại trung tâm mới với tên EnrichEnglish vợi sự hỗ trợ từ vợ.
 
Với những kinh nghiệm trước đó đã xây dựng PhiEnglish từ con số 0, sự giúp đỡ từ những giáo viên có trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy 1 kèm 1 tại Philippines cho học viên đến từ nhiều nước, 2 trainers người Philippines nhiều năm kinh nghiệm từ trung tâm 51talk (1 trung tâm tiếng Anh trực tuyến lớn tại Trung Quốc), sự trợ giúp từ vợ mình (đạt TOEIC 960/990) với kinh nghiệm học tiếng Anh cũng như giảng dạy tiếng Anh giao tiếp tại Việt Nam (cả online và offline). Nên mình rất tự tin về việc cùng với họ xây dựng những khoá học chất lượng trong mảng giao tiếp 4 kỹ năng (ESL) tiếng Anh.

Học tiếng Anh tại Enrich English thì học ra sao?


– Hiện tại học tiếng Anh tại Enrich English, bạn sẽ học 1 kèm 1 cùng với giáo viên là người Philippines đang sống tại Philippines.
– Thời gian đầu sẽ học qua Skype, và dự kiến nếu những bạn học vào sau khoảng thời gian đầu tháng 6 sẽ bắt đầu sử dụng hệ thống riêng để học (call và tracking trong hệ thống mà không cần dùng Skype)
– Giáo trình giáo viên sẽ đề xuất cho bạn để phù hợp với trình độ của bạn (dựa theo kinh nghiệm giáo viên và hướng dẫn từ bộ giáo trình của Enrich English) hoặc bạn có thể đề xuất giáo trình nếu bạn đã có kinh nghiệm.
– Một buổi học kéo dài 50 phút, với nội dung học là 4 kỹ năng giao tiếp => Bạn có thể chọn bỏ bớt những kỹ năng bạn không muốn học.
– Có bài tập luyện nói và từ vựng sau các buổi học cho bạn.
– Lịch học của bạn sẽ là do bạn chọn vào thời điểm đăng ký học, dựa vào lịch rãnh của bạn và giáo viên để có một lịch học phù hợp, Ví dụ bạn và giáo viên cùng rãnh và quyết định chọn học Sáng thứ 2: 7:00-8:00 AM và Chiều thứ 5: 8:00-9:00 PM, thì lịch học của bạn sẽ duy trì như vậy đến khi hết khoá học.
– Một tuần bạn có thể học từ 2-3 buổi là phù hợp.
– Bạn được chọn giáo viênhọc thử miễn phí trước khi quyết định học, dự kiến thời điểm đầu sẽ có 5 giáo viên, bạn chọn 1 để học.
Khi bận nếu bạn báo trước 6 tiếng thì sẽ được dời lịch học sang hôm khác mà không mất phí hay không mất buổi học (nhưng tối đa được 25% tổng số giờ học được dời)
– Bạn có thể đăng ký khoá 16 giờ hoặc 32 giờ (tặng 2h).
– Khi phát triển hệ thống học online thành công, sẽ có thêm tính năng học free talking với bất kỳ giáo viên nào trên hệ thống.
 

KHUYẾN MÃI & HỌC PHÍ.

 
Với việc mở lại trung tâm tiếng Anh, và nhân dịp tết nên sẽ giảm 10,000đ/1 giờ học cho những bạn đăng ký đầu tiên trước thời điểm mở lại.
Học phí: 159,000đ/giờ (được tính là 50p học) => Giảm còn 140,000đ (đăng ký trước 26/02/2024)
=> Khoá 16 giờ: 2,240,000đ (học 16 buổi)
=> Khoá 32 giờ: 4,480,000đ (học 34 buổi)
 
Học tiếng Anh online

Tư vấn học tiếng Anh (159K/h)

1 kèm 1 trực tuyến cùng giáo viên Philippines

Đăng ký ngay

Cập nhật mới nhất: Đã phỏng vấn được 3 giáo viên rồi 😀 (từ 3 năm kinh nghiệm trở lên)
Bạn lo lắng sợ giáo viên Phil dạy mà bạn không hiểu, hoặc kiểu chưa biết nói gì, không có gốc… giáo viên Philippines họ có kinh nghiệm dạy nhiều, và mình đã thử nghiệm trước đó vào 2019 khi có nhiều bạn kiểu chỉ nói được vài câu How are you? Where are you from…? cũng học được nha.
Chưa kể họ dạy cả trẻ em từ 4-5 tuổi luôn ấy. Vẫn dạy okla.
 

Quy trình đăng ký học

Đăng ký tại link này: https://forms.gle/g2LVgwWMs238uy4b9
1. Đăng ký học tiếng Anh
2. Nghe tư vấn
3. Lựa giáo viên phù hợp (bạn xem video giới thiệu của giáo viên) và sắp xếp lịch dự kiến học
4. Làm bài kiểm tra đầu vào (để biết trình độ của bạn hiện tại)
5. Học thử cùng giáo viên (miễn phí) => để coi giáo viên dạy được không.
6. Quyết định học => chốt giáo viên, lịch học => đóng học phí và học
 

Review 1 năm sống tại Nha Trang Có phải là thành phố đáng sống?

Oài, cuối cùng đã đợi được tới ngày để viết bài này, một phần vì mình cũng sống và khá yêu thích Nha Trang.

Mình đã ở Nha Trang được tròn 1 năm từ ngày 10/01/2023 – 10/01/2024

 

Giới thiệu

Giới thiệu sơ về mình trước ha, mình sinh ra tại vùng đất Dung Quất, Quảng Ngãi – một nơi cũng thuộc khu vực miền Trung giống Thành Phố Nha Trang, sống ở đây đến khi lên đại học thì vào TP. Hồ Chí Minh học tập và làm việc tại đây hơn 9 năm.

Năm 2021 mình đã bắt đầu có dự định chọn sống ở một khu vực mà tiện nghi ổn, cũng là thành phố, nhưng trong lành, ít ồn ào hơn Sài Gòn hay Hà Nội nên đã có 2 lựa chọn là Đà Nẵng và Nha Trang và một vài kế hoạch nhỏ để có thể dễ dàng chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về Nha Trang nhưng thu nhập và công việc không thay đổi quá nhiều.

 

Năm 2019-2021 là giai đoạn đại dịch Covid, nên có nhiều xu hướng chọn lên rừng, xuống biển, về quê trồng rau nuôi cá – nhưng mình thấy nếu chọn những địa điểm như Bảo Lộc, ĐakLak, Đà Lạt, Măng Đen, hay kiểu về quê (như mình sẽ là vùng nông thôn Dung Quất, Quảng Ngãi) thì điều kiện giáo dục, dịch vụ y tế, công việc, nhiều thành phố hơi buồn và đi lại đôi lúc sẽ không thể ngon được.

 

Ban đầu thì mình thích Đà Nẵng hơn, vì Đà Nẵng chỉ cách nhà mình cỡ 120Km, dễ về quê thăm ba mẹ, nhưng cũng đọc nhiều bài nói về sự so sánh giữa Nha Trang và Đà Nẵng, mình thấy Nha Trang có nhiều điểm khiến mình yêu thích hơn nên đã cùng @Khoa Nguyễn ghé Nha Trang chơi cho biết để coi nơi này như thế nào vào đâu đó khoảng tháng 02 năm 2022.

Hoàng Phan
Hoàng Phan

Và ấn tượng đầu tiên của mình về Nha Trang là không khí mát mẻ – mát hơn ở Sài Gòn nhiều, nước biển trong xanh, không khí thì kiểu trong sạch chứ không khói bụi như ở Sài Gòn và Hà Nội, môi trường cũng khá sạch vì đây là thành phố du lịch, mà đợt đó đi vòng quanh thành phố – đồ ăn rẻ bèo =)) khi mà ly chè chỉ có 8K, ăn sáng có 15-20K có được nguyên 1 tô bánh canh tôm tít với nhiều toping, các món ăn khá hợp vị.

Nên nó thúc đẩy mình nghĩ tới việc chọn Nha Trang hơn Đà Nẵng và về nghiên cứu để tìm lý do Nha Trang ngon hơn Đà Nẵng. Thì theo bài review của mình hôm nay mình sẽ đánh giá một vài điểm của Nha Trang, và so sánh với các địa điểm khác nhé.

Học tiếng Anh online

Tư vấn học tiếng Anh (159K/h)

1 kèm 1 trực tuyến cùng giáo viên Philippines

Đăng ký ngay

 

Vị trí địa lý

Nha Trang là một khu vực Vịnh nằm ở khu vực Trung miền Trung, gần Đà Lạt, gần Phú Yên.
Mình cảm giác vị trí nó hơi bị xịn khi mà núi bao xung quanh tạo nên cảnh quan cực kì hùng vĩ và tươi đẹp, phía trước thì giáp biển với các bãi biển dài và cát trắng – tạo nên một trong những bài biển đẹp nhất Việt Nam và Thế Giới, ngoài biển thì có các núi, đảo chắn bớt gió giúp cho khí hậu ôn hoà, ít sóng biển.

  • Chỉ ghé Đà Lạt với 130Km (khoảng 3 tiếng lái xe), một trong những địa điểm mà mình và vợ thường xuyên ghé, người ta hay nói vui là sáng ngắm bình minh ở Nha Trang, trưa ăn cơm, uống cà phê Đà lạt, tối thì lại hóng gió biển Nha Trang.
  • Leo núi: Xung quanh Nha Trang toàn núi, các hoạt động trekking cũng vòng quanh đó cách đâu 50-150Km là có khu vực trekking dài ngày. Còn trong thành phố cũng có 3-4 ngọn núi để mình thay đổi leo núi mỗi tuần, lúc thì núi Cô Tiên, lúc thì Hoàng Ngưu Sơn, lúc thì Núi sạn.
  • Bơi lội: Vì nó là thành phố biển mà.
  • Về Phú Yên gần: Quê vợ mình ở Phú Yên chỉ cách Nha Trang 120Km, do đó mình cũng hay ghé về bằng xe buýt hoặc xe đò chỉ với 2 tiếng 15p là tới nhà vợ rồi còn về nhà mình thì xa hơn – 410km. Nếu mình chọn ở Đà Nẵng thì ngược lại, sẽ về nhà ba mẹ mình chỉ với 2 tiếng 15p còn về nhà vợ xa hơn. (Ưu tiên vợ tí hen :D)
  • Về nhà mình gần hơn khi đi xe chỉ cần 7 tiếng là tới, xưa từ SG về nhà mất 16 tiếng – nên kiểu di chuyển giờ tiện hơn nhiều => Ba mẹ vô thăm mình thường xuyên hơn, chứ xưa ở SG ba mẹ 1-2 năm mới ghé thăm một lần. 

Nên về vị trí địa lý Nha Trang tốt hơn chỗ là đi Đà Lạt  nơi mà mình hay ghé qua mỗi khi muốn đi xả xì chét. Còn các hoạt động thể thao hay đi về quê thì tương tự.

Khí hậu và môi trường xung quanh

Tuyệt vời nhất vẫn là khí hậu ở đây

  • Khí hậu thì lúc nào cũng ôn hoà, thiệt sự mình theo dõi cả năm để chỉ review cái này. Mình đang làm cho công ty mà mọi người ở khắp nơi ở Việt Nam, từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Hồ Chí Minh, nên mình cập nhật thông tin thời tiết suốt 1 năm qua. Các đợt mưa lụt vào tháng 8-10 ở miền Trung (Đà Nẵng, Huế, Hội An), hay vài cơn bão năm 2023 vào miền Trung dẫn tới lũ quét thì ở Nha Trang thời tiết vẫn thường nắng đẹp, có mưa nhẹ vào tối vài tiếng nhưng không có cơn bão nào vào Nha Trang suốt 1 năm qua, khác xa so với Đà Nẵng khi khu vực Đà Nẵng là nơi hút bão. Hoặc có đợt mưa lớn trong Sài Gòn vào tháng 7/2023 – ngập đường, thì ở Nha Trang cũng nắng đẹp. Có đợt mưa cực nhiều, thì Nha Trang mưa suốt khoảng 1 tuần rơi vào tháng 11/2023 là hết, khu vực trung tâm thì không bị ngập, có khu vực nông thôn vùng hạ lưu của sông Cái bị ngập lút bánh xe, nên mình chọn sống né khu vực này là được, còn đợt rét ngoài khu vực phía Bắc, trong Nha Trang vẫn nắng đẹp luôn. => Gần như không có thiên tai nguy hiểm cho cả năm 2023 vừa rồi, và cả những năm trước mình cũng check các bài báo cũ, các video trên mạng về Nha Trang thì không thấy.
  • Nhiệt độ trung bình khoảng 25-28*C, mấy mùa nóng lắm là rơi vào tháng 7 có vài ngày và 1 đoạn tháng 9-10 (năm 2023), mình thấy nóng đâu tầm cỡ 1 tháng – 1,5 tháng là hết rồi. Lúc đó nhiệt độ lên cao đâu cỡ 33-36*C thôi, khi đó ở nhà mình Quảng Ngãi và Đà Nẵng nóng lên tới 39*C, còn Sài Gòn cũng đã tầm 37-38*C.
    Bạn xem bản đồ nhiệt độ Nha Trang ở đây nhé: https://www.accuweather.com/vi/vn/nha-trang/354222/june-weather/354222?year=2023

Về không khí và môi trường:

  • Khá trong lành khi mà đây là một thành phố du lịch, với lại vì chi phí vệ sinh ở đây cao hơn các khu vực khác (kể cả TP.HCM) nên mà có khá nhiều nhân viên dọn dẹp vệ sinh làm việc thường xuyên để giữ vệ sinh công cộng sạch đẹp.
  • Ít xe cộ nên khói bụi cũng ít hẳn đi.
  • Gió mát, cứ nóng nóng là mình đạp xe ra gần biển hóng gió là thấy mát ngay.

Nhờ điểm về khí hậu và môi trường quan trọng này mà mình đã chọn Nha Trang là nơi để định cư trong tương lai.

Chi phí sinh hoạt, ăn ở

Về chi phí thuê nhà thì dĩ nhiên ở đây rẻ hơn rất nhiều

  • Xưa mình ở Quận 9, HCM thuê chung cư 1 tháng chi trả cũng 8-9 triệu cho căn 76m2 (Giá đã rẻ do thuê đợt dịch), còn thuê phòng ở quận Bình Thạnh cỡ đâu 18-20m2 tầm cũng 4,5 triệu rồi.
  • Ở Nha Trang nếu thuê khu vực Hòn Chồng (sát biển) – Mường Thanh Viễn Triều (Hotel/Condotel 4*) cho căn 70m2 giá khoảng 5,5 triệu cho mùa dịch (đầu 2023), và sau này lên giá khoảng 6,5 triệu cho thời điểm giữa năm đến nay. Với phòng trọ thì khu vực gần đó cũng khoảng 2 triệu/tháng với diện tích 18-20m2. Đây cũng là khu vực tương đối ngon vì đối diện mặt biển cho căn hộ, và cách khoảng 500m cho phòng trọ. Hoặc như mình do sợ gió biển rít người (do muối mặn) nên thuê xa hơn, ở khu vực Vĩnh Điềm Trung – chung cư 76m2 thuê giá 4,8 triệu/tháng, tính điện nước internet, dịch vụ, dọn dẹp vệ sinh, rác thì thêm 1 triệu 2 nữa. Tính ra chỉ bằng 1/2 so với khi ở Sài Gòn (Q9).

Chi phí ăn uống, này thì tuỳ bạn nấu ăn hay ăn ngoài

  • Đối với ăn ngoài thì có mắc có rẻ, nhưng chung quy lại vẫn là rẻ hơn Sài Gòn, còn đi mấy nhà hàng hay chuỗi nhà hàng thì giá như ở Sài Gòn thôi.
    • 1 dĩa cơm tấm có giá 40K (như kiểu quán Phúc Lộc Thọ nhưng ngon hơn)
    • 1 phần bún đậu mắm tôm tầm 50K
    • 1 phần bánh canh tầm 30K
    • Cơm bình dân 15K-30K
    • Cơm quán phong cách nhà nấu tầm 40-60K
    • Cơm chay thì giá như ở SG, tầm 60-100K
    • Ăn sáng thì tuỳ quán chọn, ven đường thì tầm 10-25K, còn quán xịn tầm 40-50K
    • Bún bò tầm 15K cũng có, 50K – 60K cũng có
    • Tóm lại là gần khu du lịch ăn thì mắc, còn ở khu trong hẻm, xa khu du lịch tíu thì giá cũng rẻ thôi. Mấy nay mình ăn cơm dưới chung cư mình giá chỉ 20K/phần thôi – vẫn ngon bình thường. Còn nào siêng đi ăn xịn hơn thì chạy vào khu trung tâm ăn tầm 45K/phần cơm.
    • Mấy quán cf như cf house, high land hay trà sữa Gong Cha, Ding Tea, Katinat cũng có ở Nha Trang, giá chắc giống như ở SG. 
  • Tự nấu:
    • Giá đi chợ có vẻ rẻ hơn so với xưa mình hay mua ở Sài Gòn ở mấy chợ local ở quận 9, hoặc chợ Bà Chiểu – Bình Thạnh
    • Đồ ăn hải sản tươi hơn và rẻ hơn. Ví dụ giá tôm thì mình thấy khá ổn, so với nhà mình ngoài quê là dân biển thì giá gần như bằng giá gốc => Khi mua ở chợ khu vực Nha Trang thì giá chỉ mắc hơn 10K/kg (Tôm tầm 130K/kg). Rồi mua nghêu giá tầm 20K/kg
      Nhưng mà nên biết chỗ mua, chứ không biết là bị chém như thường, mình đợt có mua ở khu vực hòn chồng, giá nghêu bán tận 60K/kg thế là mình bỏ chạy luôn =)) không hỏi thêm gì cả.
    • Rau cảm giác tươi và ngon hơn, đặc biệt là mình thấy nhiều nhà trồng rau mang ra bán, với khu vực Khánh Vĩnh (vùng núi) họ mang đồ nhà trồng xuống bán nên giá khá là mềm mà được hàng ngon.
    • Trái cây thì mình thấy giá như ở SG, cũng không rẻ hơn bao nhiêu.

Các hoạt động, văn hoá

Hoạt động thể thao

Một điều thú vị là vì nhờ về Nha Trang mà mình tập thể dục thường xuyên hơn, gần như 1 tuần tập 2-3 bữa, mấy bữa siêng là tập nguyên tuần 6 bữa (nghỉ 1 bữa) luôn.

  • Mấy đợt trời không mưa là tuần nào cũng leo núi cô Tiên
  • Siêng thì sẽ leo núi Hoàng Ngưu Sơn (nóc nhà Nha Trang)
  • Bơi thì trời nắng ấm 1 tuần 3 buổi
  • Siêng thì đạp xe đạp ngắm thành phố chiều tối
  • Lâu lâu tập Gym được vài bữa.
  • Ra dạo bờ biển buổi tối (1 tháng đc một vài lần)
Đỉnh núi Hoàng Ngưu Sơn Nha Trang
Đỉnh núi Hoàng Ngưu Sơn Nha Trang

 

 

Mình khá ấn tượng khi mà cứ đi dạo ở Nha Trang, dù thời điểm nào, trưa nắng thì vẫn có người tập thể dục, đặc biệt là hoạt động đạp xe đạp. Còn bơi lội mình thấy người dân địa phương bơi vào sáng sớm khoảng 5g, ngồi cf là kiểu gì cũng nghe bàn rủ sáng mai tắm biển. Còn leo núi thì cũng đông, chiều thứ 7 mà leo là chắc chắn bạn đếm sơ sơ cũng 150-250 người đang leo núi trên núi Cô Tiên.

Vì lý do đó mà nó thúc đẩy mình tập thể dục rất nhiều, ngại gì khi xung quanh ai cũng tập cũng siêng chăm sức khoẻ thì mình không bị ảnh hưởng theo và cải thiện sức khoẻ của mình.

Hoạt động văn hoá

Với lại mấy hoạt động văn hoá ở đây cũng hay, khi mà mọi người hay kiểu đi picnic, nướng BBQ, có mấy gia đình chạy xe bán tải chở bàn, đèn điện ra rồi ngồi nướng ăn ở bãi biển.

Còn các bạn sinh viên thì kiểu hay nấu sẵn, trải bạc ngồi trên cát xong ăn rồi nói chuyện.

 

Có mấy hội nhóm thì rủ nhau học tiếng Anh – ở Nha Trang có phong trào người Nha Trang nói tiếng Anh khá là hay ho.

Còn mấy hoạt động thu hút khách tới thì nhiều, cứ trung bình 2 tháng sẽ có 3 hoạt động như mấy show nhạc mời mấy ca sĩ về hát, rồi mấy sự kiện Heiniken, Bia Sài Gòn, rồi hoạt động do thành phố tổ chức biểu diễn hoạt động văn hoá, Hội chợ thì cũng khoảng 2 tháng 1 hoạt động hội chợ. Lâu lâu còn có mấy sự kiện bắn pháo hoa, thả diều khổng lồ, bay dù lượn.

Mấy hoạt động văn hoá này thì mình nghĩ các thành phố du lịch sẽ có thường xuyên, thì Đà Nẵng cũng sẽ có => 2 bên như nhau.

Cơ sở vật chất và tiện ích xung quanh

  • So với HCM/Hà Nội hoặc so với cả Đà Nẵng thì chắc chắn cơ sở vật chất ở Nha Trang không thể bằng được, nhưng xét chung chung thì thấy Nha Trang vẫn ok đáp ứng đủ.
  • Tính về việc mua sắm thôi thì ở Nha Trang ít sự lựa chọn hơn hẳn, nhưng không sao khi mà nay thương mại điện tử phát triển nên đa số mình toàn đặt online, còn mấy cái bạn hay gặp như mua tả bỉm, con cưng, thế giới di động, điện máy xanh, điện máy chợ lớn, các mall thì ở đây vẫn có, chỉ là mình ít sự lựa chọn để có giá rẻ hơn hoặc có nhiều branding đặc biệt thì ở Nha Trang vẫn chưa có, ví dụ như mua giày Nike chính hãng thì mình thấy ở Nha Trang chưa có nhiều lựa chọn, hay mua điện thoại thì mình hay mua kiểu cellphoneS thì ở đây chưa có, nên sẽ chọn qua bên khác để mua. Hoặc đợt rồi bạn mình tính mua màn hình xịn kiểu 4K đồ, ra xem thì ít hàng hơn so với khi ở SG đi lựa thoải mái, còn so sánh để có giá tốt nhất nữa.
  • Giáo dục: Mình so sánh với Hà Nội, Sài Gòn thì chắc chắn không bằng rồi, còn so với Đà Nẵng thì sẽ thua 1 ít (kiều về số lượng, rồi đầu tư các trường quốc tế), nhưng sắp tới đây Vin school có xây dựng trường ở Nha Trang nên chắc cũng sẽ ngon nghẻ, còn nếu tính học bình thường ở trường của nhà nước thì mình k biết so sánh sao. Có thể là so sánh về số lượng trường dạy ngoại ngữ, tin học, các hoạt động múa hát, võ, thì ở Nha Trang cũng có như vậy nhưng chắc có ít trường/trung tâm hơn.
  • Y tế: Cũng tương tự như giáo dục, có 1 chút lép vế hơn so với Đà Nẵng, nhưng nếu chỉ các bệnh thông thường thì ở Nha Trang cũng có các bệnh viện như Tâm Trí, VinMec nên cũng khá ok rồi, còn nếu trường hợp bệnh nặng thì vẫn hay chuyển đến Sài Gòn hay Hà Nội nên mình thấy khá tương đồng. Ở Đà Nẵng được cái xịn là có bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng vượt trội hơn hẳn so với ở Nha Trang tại thời điểm hiện tại (theo đánh giá cá nhân), nhưng về lâu về dài chắc sẽ tương đồng khi mà Nha Trang được thúc đẩy phát triển thêm mấy mục này.
  • Bất động sản, nhà đất: So với Sài Gòn thì …  1 trời 1 vực, Giá ở Nha Trang còn ổn để có thể mua, xây nhà và định cư.
    • Ví dụ giá đất đô thị ở khu vực khu Đô Thị Mỹ Gia (Bạn xem video mình đính kèm), cách trung tâm đúng 1 con sông nhỏ hiện tại có giá rẻ nhất 2,3 tỷ/100m2, so với khu vực Đà Nẵng thì tương tự như khu Hoà Quý, Hoà Xuân có giá rẻ thì khoảng 2,6 tỷ/100m2 (nhưng ở Nha Trang chưa mở rộng => Mỹ Gia gần trung tâm hơn) => Giá đất ở Nha Trang rẻ hơn khoảng 20% so với Đà Nẵng. Nhưng về gần trung tâm thì Mỹ Gia gần hơn.
    • Đất nông thôn xây nhà ở được cách trung tâm 7-10km thì giá khoảng 11-18tr/m2 cho đường ô tô đi lọt, còn với đường bự to hơn kiểu 2 ô tô né nhau, hoặc đường liên xã, hoặc xây thành khu dân cư thì có giá 15-18tr/m2.
    • Còn chung cư ở Nha Trang giá cỡ đâu 1 tỷ là mua được chung cư cũ đã xây cỡ 8 năm, còn chung cư mới giá khoảng 1,7 tỷ có 75m2, Mường Thanh Viễn Triều sát biển giá 1,2-1,6 tỷ tuỳ căn, căn cao cấp tầm 2,2 – 3 tỷ. Còn có mấy nhà ở Xã hội nhưng cũng khá ngon và mới thì giá khoảng 1,0 tỷ cho 70m2 và 730 triệu cho 55m2.
  • Các dự án phát triển trong tương lai: Khánh Hoà đang tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, nên thúc đẩy nhiều dự án ở Nha Trang như xây dựng trường học, các khu Kinh Tế, Đô thị lớn, Bệnh viện lớn/Bệnh viện Quốc tế, nên về lâu về dài sẽ có đầy đủ tiện ích xịn và nhiều lựa chọn hơn.

Giao thông đi lại

Theo mình thì thấy đi lại ở Nha Trang khá thuận tiện khi giờ các cao tốc cũng đã xây dựng rồi, sân bay quốc tế cũng có. NHƯNG

  • Sân Bay không nằm ở Nha Trang, mà nằm ở Cam Ranh, nên có vẻ hơi xa khi phải di chuyển tầm 38Km để tới, so với ở TPHCM thì xa hơn tí nhưng tính tổng thời gian di chuyển thì chắc cũng ngang nhau tầm khoảng 1 tiếng để tới Sân Bay, So với sân bay Nội bài thì cũng vậy khoảng hơn 1 tiếng 1 tíu. Còn so với Đà Nẵng thì Đà Nẵng có sân bay ở trong nội thành luôn, nên đi khá gần.
  • Khi bay đi quốc tế, nhiều chuyến không có bay thẳng mà phải vào HCM hoặc ra Hà Nội hoặc ra Đà Nẵng để bay đi tiếp.
  • Bay về quê mình Quảng Ngãi không có chuyến, vì khoảng cách gần và ít có nhu cầu nên hãng bay không có chuyến nào cả.

Nhưng về đường cái thì ở Nha Trang đường khá rộng rãi, và do ít xe nên kiểu gần như không kẹt xe mấy, chỉ có khúc chờ tàu lửa đi ngang thì chờ đâu vài phút.

Các địa điểm ở Nha Trang khá gần nhau và Nha Trang cũng bé tí, chạy từ đầu này qua đầu kia chỉ mất đâu 20p nên cái gì cũng thấy gần.

Các vỉa hè sát biển khá là rộng, nên thà hồ chạy bộ, đạp xe, đi bộ hóng gió. 😀

An ninh

Mình thì năm qua không thấy có gì bất bình ở Nha Trang cả, cũng chưa gặp vụ trộm cướp nào, để xe ở bãi biển mình thấy mọi người hay để đại trên vỉa hè chứ không có giữ xe ở bãi, còn mình thì sợ nên cứ đưa vào bãi giữ xe tốn 5K thôi mà đỡ lo.

Mình đi làm giấy tờ ở Nha Trang cũng khoẻ lắm, kiểu mấy anh công An hỗ trợ nhiệt tình, không có khó khăn như xưa đi làm ở SG phải gặp nhiều thứ chạy lên chạy xuống.

Có nghe mấy vụ mất xe đạp ở chung cư, nhưng do chung cư không có trách nhiệm giữ xe đạp nên này thì chịu.

Công việc – làm ăn

Ở Nha Trang mình thấy hoạt động kinh tế chính là kinh doanh liên quan đến du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ massage/spa. Nên nếu ai về đây phải nghiên cứu thật kỹ, này là lý do quan trọng nhất mà nhiều bạn mình rủ về Nha Trang thì thích lắm nhưng chưa về được do sợ không có việc.

So với Sài Gòn, Hà Nội thì chắc chắn là …. à ừ… thua xa.

Còn với Đà Nẵng, rõ ràng Đà Nẵng phát triển kinh tế và công việc tốt hơn rất nhiều so với Nha Trang, giờ lên mạng tìm job IT ở Nha Trang là gần như không có.

Nên nếu có ý định về thì bạn có thể chọn các phương án như làm việc remote cho một công ty nước ngoài nào đó chẳng hạn, hay tự mở công ty tự tìm việc cho bạn, hoặc làm freelancer.

 

Như mình thì mình làm remote và định hướng mọi thứ ở trên mây như dạy BA trực tuyến, trung tâm tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 để kiếm thêm thu nhập.

 

Suy nghĩ của ba mẹ về nơi này

  • Ba mẹ mình rất thích, gần hơn 1/2 đường vào Sài Gòn nên ba mẹ mình ghé thăm mình thường xuyên hơn
  • Ba Mẹ mình có ở lại vài ngày thấy không khí ôn hoà hơn ở quê nên cũng ưa, đợt nắng nóng ghé Nha Trang là mát dịu hẳn so với ở nhà mình.
  • Ít bão lụt nên ba mẹ mình đỡ lo mấy vụ như phải leo lên mái nhà che chắn mỗi khi mùa bão tới như ở quê.

 

Kết luận

Nha Trang là một nơi mình đánh giá là đáng sống nếu và chỉ nếu khi các bạn có công việc thật ok ở đây, hoặc tự tìm ra cách kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình bằng cách kinh doanh hay là công việc freelancer, tự mở công ty. Vị trí địa lý được thiên nhiên ban tặng rất tuyệt, cũng như về thời tiết khí hậu.

Là thành phố biển xinh đẹp nên rất tốt cho việc định cư lâu dài, sinh sống và làm việc ở đây.

Có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp khi mà Nha Trang còn mới – chưa có nhiều dịch vụ, sản phẩm như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, bạn có thể xây dựng những business riêng của bạn ở đây.

Mình rất thích Nha Trang và chắc sẽ định cư lâu dài ở đây…