Loading...

Ứng dụng AI trong công việc IT Business Analyst (phần 1)

Ứng dụng của IT trong IT Business Analyst - Hoàng Phan Blog

Hi các bạn đọc giả, lại là Hoàng đây.

Trong thời gian vừa qua, với việc AI được biết đến rộng rãi, đặc biệt là khi OpenAI đã cho ra mắt ChatGPT vào cuối năm 2022 (30/11/2022). Làm cho nhiều người quan tâm cũng như trải nghiệm sử dụng AI, nhưng mình cũng không chắc là nhiều bạn đã thực sử hiểu nhiều về AI và đã áp dụng nó vào công việc được chưa.

Với bài viết này, hôm nay mình xin phép chia sẻ những suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân, cũng như qua việc sử dụng AI vào thực tế công việc.

Cần hiểu về AI

Hiện tại, đối với mình thì AI là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho mình, với việc sử dụng qua những công cụ như ChatGPT, Claude, Midjourney,… những công cụ hay được nhắc tới. Mình chưa nhắc tới một số công cụ AI trong robot, hay AI trong tự động lái nha, chuỗi tự động hoá, …

Thì những công cụ này sẽ nhận vào 1 input đầu vào (AI Prompting) và gửi cho AI, AI sẽ sử dụng các mô hình học máy để phân tích và hiểu dữ liệu, từ đó đưa ra và tạo những câu trả lời hoặc hành động dựa trên dữ liệu đã xử lý để trả ra cho User. Trong quá trình trao đổi trong một cuộc trò chuyện (1 đoạn chat) thì AI cũng sẻ học tập, cải thiện để phân tích ra những dữ liệu và điều chỉnh cho đáp án phù hợp.

Cách AI hoạt động cơ bản
Cách AI hoạt động cơ bản

Vậy cần hiểu “AI Prompting” là gì?

AI Prompting mô tả hình thức mà con người có thể giao tiếp với AI bằng ngôn ngữ tự  nhiên, để cho AI có thể hiểu và trả kết quả đúng như ta mong muốn.

Và khi ta biết cách tạo AI Prompting để AI hiểu ý muốn của chúng ta và thực hiện theo ý của ta => Ta có thể gọi nó là “Làm chủ và sử dụng AI”

Do đó khi các bạn tìm hiểu và sử dụng 1 công cụ AI nào đó, thì hãy bỏ chút thời gian nghiên cứu về cú pháp trao đổi với AI, mỗi AI lại có một cái prompting cho hiệu quả khác nhau. Việc sử dụng AI có hiệu quả hay không là nhờ cách bạn nghĩ ra Prompting phù hợp nhất.

Hiện nay trên youtube/google chia sẻ rất rất nhiều tips để làm được những điều này. Và các bạn có thể học hỏi, sử dụng AI nhiều từ đó có những kinh nghiệm riêng, viết Prompt A mà chưa đúng thì điều chỉnh, thêm bớt để cho phù hợp hơn, nếu chưa được thì lại tiếp tục gửi Prompting mới => dần dần sẽ tạo thành kinh nghiệm.

Prompting AI - Hoàng Phan Blog
Prompting AI – Hoàng Phan Blog

AI có thể thay thế hoàn toàn một BA không?

Theo mình là không?

Bản chất thì BA là làm những công việc như Gathering requirement, elicitation, … thì giờ khi làm việc BA vẫn sẽ làm những bước đó, AI không thể thay thế, nó chỉ là góp sức thêm, vẫn cần người suy nghĩ và viết Prompting

Nhận định sai về AI

AI không thể giải quyết ngay 1 bài toán lớn, mà ta phải mơn mớn cung cấp dữ liệu, phân rã từng task nhỏ và giao cho AI ⇒ Do đó cũng cần người phân tích/ bóc tách cho dữ liệu đầu vào cung cấp cho AI những dữ liệu phù hợp và đầy đủ. Sau đó là tổng hợp/ đánh giá dữ liệu đầu ra từ AI, vì AI cho rất nhiều insight, và không phải cái nào cũng đúng ⇒ Người sử dụng AI cũng cần có kinh nghiệm về Tech, về BA trước đó để nhận định đúng sai.

Cho ví dụ ở đây về bài toán phân tích luồng subscription trong thanh toán dự án Seitrace của mình:

  • Mình đã hiểu subscription nó hoạt động ra sao
  • Nhờ AI tư vấn những bên cung cấp dịch vụ
  • Mình phải vào đọc tài liệu/ đọc code/API của những dự án đó + nhờ AI support giải thích nhanh
  • Sau khi hiểu ⇒ Nhờ AI đánh giá các bên phù hợp nhất với nhu cầu ⇒ mình check và kiểm chứng lại
  • Tổng hợp luồng tổng quan để đi qua 1 bên cung cấp thứ 3 phù hợp với bên mình nhất ⇒ Và mô tả cách hoạt động cho AI ⇒ AI vẽ luồng Sequence phù hợp.
Đọc thêm  Vẽ diagram sử dụng AI giúp Business Analyst tiết kiệm thời gian

Tức là AI ở đây được sài kiểu như giúp mình làm chi tiết hơn cho một số công việc. Từ một tasks lớn cần 3 ngày giải quyết xong, thì có thể nhờ AI mà ta giảm bớt 1 số công việc chi tiết nhưng lại tốn nhiều thời gian => Từ đó giảm còn 1 ngày để hoàn thành xong task.

Nhưng sẽ làm giảm lượng nhân sự trong một đội ngũ (Tức là dùng AI giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuê nhân công)

Ví dụ thực tế là ở công ty mình, lượng việc khá nhiều và nếu trước kia chưa sử dụng AI mình nghĩ phải cần tuyển thêm 1-2 bạn BA để phụ tasks (Bản thân mình là 1 manager nên khá hiểu câu chuyện estimate task). Nhưng với việc mình biết sử dụng AI, làm cho hiệu quả công việc mình tăng lên rất nhiều => từ đó với ngày xưa 3 ngày xong 1 tasks lớn, thì giờ mình vẫn với 3 ngày đó có thể làm thêm 1-2 tasks với độ khó tương tự => Không cần tuyển thêm vẫn cover được.

Giả dụ một công ty với đội ngũ 20 nhân sự BA, và giờ Công ty biết cách đưa AI vào sử dụng, mình chỉ ví dụ là các bạn biết sử dụng ở mức tương đối (trung bình), và giúp các bạn giảm được 20% thời gian thực hiện task => Thì từ 20 nhân sự công ty có thể chỉ tuyển 16 nhân sự… (này là mình ví dụ =)) vì không chắc các công ty có đưa AI vào làm việc hoặc có vi phạm privacy gì không nữa)

Thách thức và lợi thế của người sử dụng AI

=)) Đôi lúc mình cũng cảm giác não mình bớt suy nghĩ logic đi 1 tí, cứ đụng là AI =)) cũng sợ lâu quá bị lụt nghề, hoặc thậm chí giảm đi tính tư duy… giống như xưa sài máy tính cầm tay á => làm giảm khả năng tính nhẩm 😐 đôi lúc kiểu 35 + 18 = XX thì lôi máy tính ra bấm :3 hoặc kiểu gõ lên google để tìm ra đáp án thay vì tính nhẩm (có kết quả nhanh hơn).

Thách thức:

  • Như ở trên có nói, dễ bị phụ thuộc quá nhiều vào nó
  • AI đôi lúc đưa ra insight ẩn => làm ta bị đánh lạc hướng/ đi sai hướng
  • Bảo mật dữ liệu, đôi lúc dùng => dữ liệu bị chia sẻ ra ngoài
  • Chi phí… nếu công ty tự build thì chi phí khá cao, còn đối với User sài bình thường thì như sài ChatGPT mỗi tháng 20$ cũng khá cao nếu bạn không biết tận dụng AI vào việc giúp bạn giảm hiệu suất, cũng như đôi lúc ngại việc trả tiền cho AI
  • Tốn công training, AI mà… cần 1 lượng dữ liệu khá lớn, với các công ty lớn thì dĩ nhiên cần training khá nhiều, còn sài cá nhân cũng phải biết cách nạp dữ liệu cho nó để nó có 1 context, dữ liệu từ đó phân tích và đưa ra đáp án đúng cho bạn.
  • Độ chính xác,… thiệt lòng mà nói thì AI… hiện tại độ chính xác cũng kiểu 80-20 (cảm nhận cá nhân),… mình qua thời gian thấy AI cung cấp dữ liệu khá ổn, đúng được cỡ 80%, còn 20%… hay sai lắm. Vậy lỡ bạn sài và không nhận ra 20% cái sai kia thì … toang. 😐
AI trả lời sai - Hoang Phan blog
AI trả lời sai – Hoang Phan blog

Lợi thế:

  • Tăng hiệu quả công việc: như chia sẻ ở trên rồi
  • Tạo tài liệu, … đây là 1 phần của tăng hiệu quả công việc, giúp ta có thể tạo tài liệu nhanh hoặc với một idea với một số ý nội dung => AI có thể giúp để Gen ra chi tiết hơn
  • Hỗ trợ tăng insight, đôi lúc bị bí ý tưởng, hoặc nghĩ không ra, cho AI 1 input và cố gắng trò chuyện với AI kiểu như AI là một chuyên gia từ đó có thêm nhiều insight + keyword để tìm hiểu thêm
  • Giúp dịch thuật: Giúp tóm tắt thông tin, Q/A, đôi lúc là dịch từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ “tiếng Việt” cho bạn đọc hiểu.
  • Tìm thông tin/câu trả lời nhanh hơn… với cách trước đây ta sử dụng google để tìm đáp án, như hôm rồi mình tìm số liệu về doanh thu của 1 số competitors, search google tốn rất nhiều thời gian, nhưng sài AI => Nó cho mình kết quả có vẻ nhanh hơn,.. với này cũng tuỳ topic, thông tin mình đang tìm nhé.
  • Hỗ trợ ra quyết định =)) Cung cấp thêm thông tin và gợi ý để hỗ trợ ra quyết định lẹ hơn.

=> Bạn biết sài => là đã có thêm ít nhất 1 lợi thế rồi đó.

 

Bài cũng hơi hơi dài rồi, nên mình tách ra phần 2… sẽ trình bày “BA sử dụng AI trong những công việc nào? dùng AI nào?” và những lưu ý khi sử dụng AI nhé.

Hoang Phan

Author: hoangphan

Hoàng xuất phát là dân kỹ thuật phần mềm, tham gia mảng phát triển phần mềm từ 2017 đến nay. Mình muốn mang những trải nghiệm cá nhân chia sẻ đến anh em, từ đó anh em thấy gì hay thì có thể tham khảo sử dụng, mà dỡ thì anh em góp ý giúp nhé.  

Leave a Reply

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*