Loading...
Hoang Phan

Author: hoangphan

Hoàng xuất phát là dân kỹ thuật phần mềm, tham gia mảng phát triển phần mềm từ 2017 đến nay. Mình muốn mang những trải nghiệm cá nhân chia sẻ đến anh em, từ đó anh em thấy gì hay thì có thể tham khảo sử dụng, mà dỡ thì anh em góp ý giúp nhé.  

Review 1 năm sống tại Nha Trang Có phải là thành phố đáng sống?

Oài, cuối cùng đã đợi được tới ngày để viết bài này, một phần vì mình cũng sống và khá yêu thích Nha Trang.

Mình đã ở Nha Trang được tròn 1 năm từ ngày 10/01/2023 – 10/01/2024

 

Giới thiệu

Giới thiệu sơ về mình trước ha, mình sinh ra tại vùng đất Dung Quất, Quảng Ngãi – một nơi cũng thuộc khu vực miền Trung giống Thành Phố Nha Trang, sống ở đây đến khi lên đại học thì vào TP. Hồ Chí Minh học tập và làm việc tại đây hơn 9 năm.

Năm 2021 mình đã bắt đầu có dự định chọn sống ở một khu vực mà tiện nghi ổn, cũng là thành phố, nhưng trong lành, ít ồn ào hơn Sài Gòn hay Hà Nội nên đã có 2 lựa chọn là Đà Nẵng và Nha Trang và một vài kế hoạch nhỏ để có thể dễ dàng chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về Nha Trang nhưng thu nhập và công việc không thay đổi quá nhiều.

 

Năm 2019-2021 là giai đoạn đại dịch Covid, nên có nhiều xu hướng chọn lên rừng, xuống biển, về quê trồng rau nuôi cá – nhưng mình thấy nếu chọn những địa điểm như Bảo Lộc, ĐakLak, Đà Lạt, Măng Đen, hay kiểu về quê (như mình sẽ là vùng nông thôn Dung Quất, Quảng Ngãi) thì điều kiện giáo dục, dịch vụ y tế, công việc, nhiều thành phố hơi buồn và đi lại đôi lúc sẽ không thể ngon được.

 

Ban đầu thì mình thích Đà Nẵng hơn, vì Đà Nẵng chỉ cách nhà mình cỡ 120Km, dễ về quê thăm ba mẹ, nhưng cũng đọc nhiều bài nói về sự so sánh giữa Nha Trang và Đà Nẵng, mình thấy Nha Trang có nhiều điểm khiến mình yêu thích hơn nên đã cùng @Khoa Nguyễn ghé Nha Trang chơi cho biết để coi nơi này như thế nào vào đâu đó khoảng tháng 02 năm 2022.

Hoàng Phan
Hoàng Phan

Và ấn tượng đầu tiên của mình về Nha Trang là không khí mát mẻ – mát hơn ở Sài Gòn nhiều, nước biển trong xanh, không khí thì kiểu trong sạch chứ không khói bụi như ở Sài Gòn và Hà Nội, môi trường cũng khá sạch vì đây là thành phố du lịch, mà đợt đó đi vòng quanh thành phố – đồ ăn rẻ bèo =)) khi mà ly chè chỉ có 8K, ăn sáng có 15-20K có được nguyên 1 tô bánh canh tôm tít với nhiều toping, các món ăn khá hợp vị.

Nên nó thúc đẩy mình nghĩ tới việc chọn Nha Trang hơn Đà Nẵng và về nghiên cứu để tìm lý do Nha Trang ngon hơn Đà Nẵng. Thì theo bài review của mình hôm nay mình sẽ đánh giá một vài điểm của Nha Trang, và so sánh với các địa điểm khác nhé.

Học tiếng Anh online

Tư vấn học tiếng Anh (159K/h)

1 kèm 1 trực tuyến cùng giáo viên Philippines

Đăng ký ngay

 

Vị trí địa lý

Nha Trang là một khu vực Vịnh nằm ở khu vực Trung miền Trung, gần Đà Lạt, gần Phú Yên.
Mình cảm giác vị trí nó hơi bị xịn khi mà núi bao xung quanh tạo nên cảnh quan cực kì hùng vĩ và tươi đẹp, phía trước thì giáp biển với các bãi biển dài và cát trắng – tạo nên một trong những bài biển đẹp nhất Việt Nam và Thế Giới, ngoài biển thì có các núi, đảo chắn bớt gió giúp cho khí hậu ôn hoà, ít sóng biển.

  • Chỉ ghé Đà Lạt với 130Km (khoảng 3 tiếng lái xe), một trong những địa điểm mà mình và vợ thường xuyên ghé, người ta hay nói vui là sáng ngắm bình minh ở Nha Trang, trưa ăn cơm, uống cà phê Đà lạt, tối thì lại hóng gió biển Nha Trang.
  • Leo núi: Xung quanh Nha Trang toàn núi, các hoạt động trekking cũng vòng quanh đó cách đâu 50-150Km là có khu vực trekking dài ngày. Còn trong thành phố cũng có 3-4 ngọn núi để mình thay đổi leo núi mỗi tuần, lúc thì núi Cô Tiên, lúc thì Hoàng Ngưu Sơn, lúc thì Núi sạn.
  • Bơi lội: Vì nó là thành phố biển mà.
  • Về Phú Yên gần: Quê vợ mình ở Phú Yên chỉ cách Nha Trang 120Km, do đó mình cũng hay ghé về bằng xe buýt hoặc xe đò chỉ với 2 tiếng 15p là tới nhà vợ rồi còn về nhà mình thì xa hơn – 410km. Nếu mình chọn ở Đà Nẵng thì ngược lại, sẽ về nhà ba mẹ mình chỉ với 2 tiếng 15p còn về nhà vợ xa hơn. (Ưu tiên vợ tí hen :D)
  • Về nhà mình gần hơn khi đi xe chỉ cần 7 tiếng là tới, xưa từ SG về nhà mất 16 tiếng – nên kiểu di chuyển giờ tiện hơn nhiều => Ba mẹ vô thăm mình thường xuyên hơn, chứ xưa ở SG ba mẹ 1-2 năm mới ghé thăm một lần. 

Nên về vị trí địa lý Nha Trang tốt hơn chỗ là đi Đà Lạt  nơi mà mình hay ghé qua mỗi khi muốn đi xả xì chét. Còn các hoạt động thể thao hay đi về quê thì tương tự.

Khí hậu và môi trường xung quanh

Tuyệt vời nhất vẫn là khí hậu ở đây

  • Khí hậu thì lúc nào cũng ôn hoà, thiệt sự mình theo dõi cả năm để chỉ review cái này. Mình đang làm cho công ty mà mọi người ở khắp nơi ở Việt Nam, từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Hồ Chí Minh, nên mình cập nhật thông tin thời tiết suốt 1 năm qua. Các đợt mưa lụt vào tháng 8-10 ở miền Trung (Đà Nẵng, Huế, Hội An), hay vài cơn bão năm 2023 vào miền Trung dẫn tới lũ quét thì ở Nha Trang thời tiết vẫn thường nắng đẹp, có mưa nhẹ vào tối vài tiếng nhưng không có cơn bão nào vào Nha Trang suốt 1 năm qua, khác xa so với Đà Nẵng khi khu vực Đà Nẵng là nơi hút bão. Hoặc có đợt mưa lớn trong Sài Gòn vào tháng 7/2023 – ngập đường, thì ở Nha Trang cũng nắng đẹp. Có đợt mưa cực nhiều, thì Nha Trang mưa suốt khoảng 1 tuần rơi vào tháng 11/2023 là hết, khu vực trung tâm thì không bị ngập, có khu vực nông thôn vùng hạ lưu của sông Cái bị ngập lút bánh xe, nên mình chọn sống né khu vực này là được, còn đợt rét ngoài khu vực phía Bắc, trong Nha Trang vẫn nắng đẹp luôn. => Gần như không có thiên tai nguy hiểm cho cả năm 2023 vừa rồi, và cả những năm trước mình cũng check các bài báo cũ, các video trên mạng về Nha Trang thì không thấy.
  • Nhiệt độ trung bình khoảng 25-28*C, mấy mùa nóng lắm là rơi vào tháng 7 có vài ngày và 1 đoạn tháng 9-10 (năm 2023), mình thấy nóng đâu tầm cỡ 1 tháng – 1,5 tháng là hết rồi. Lúc đó nhiệt độ lên cao đâu cỡ 33-36*C thôi, khi đó ở nhà mình Quảng Ngãi và Đà Nẵng nóng lên tới 39*C, còn Sài Gòn cũng đã tầm 37-38*C.
    Bạn xem bản đồ nhiệt độ Nha Trang ở đây nhé: https://www.accuweather.com/vi/vn/nha-trang/354222/june-weather/354222?year=2023

Về không khí và môi trường:

  • Khá trong lành khi mà đây là một thành phố du lịch, với lại vì chi phí vệ sinh ở đây cao hơn các khu vực khác (kể cả TP.HCM) nên mà có khá nhiều nhân viên dọn dẹp vệ sinh làm việc thường xuyên để giữ vệ sinh công cộng sạch đẹp.
  • Ít xe cộ nên khói bụi cũng ít hẳn đi.
  • Gió mát, cứ nóng nóng là mình đạp xe ra gần biển hóng gió là thấy mát ngay.

Nhờ điểm về khí hậu và môi trường quan trọng này mà mình đã chọn Nha Trang là nơi để định cư trong tương lai.

Chi phí sinh hoạt, ăn ở

Về chi phí thuê nhà thì dĩ nhiên ở đây rẻ hơn rất nhiều

  • Xưa mình ở Quận 9, HCM thuê chung cư 1 tháng chi trả cũng 8-9 triệu cho căn 76m2 (Giá đã rẻ do thuê đợt dịch), còn thuê phòng ở quận Bình Thạnh cỡ đâu 18-20m2 tầm cũng 4,5 triệu rồi.
  • Ở Nha Trang nếu thuê khu vực Hòn Chồng (sát biển) – Mường Thanh Viễn Triều (Hotel/Condotel 4*) cho căn 70m2 giá khoảng 5,5 triệu cho mùa dịch (đầu 2023), và sau này lên giá khoảng 6,5 triệu cho thời điểm giữa năm đến nay. Với phòng trọ thì khu vực gần đó cũng khoảng 2 triệu/tháng với diện tích 18-20m2. Đây cũng là khu vực tương đối ngon vì đối diện mặt biển cho căn hộ, và cách khoảng 500m cho phòng trọ. Hoặc như mình do sợ gió biển rít người (do muối mặn) nên thuê xa hơn, ở khu vực Vĩnh Điềm Trung – chung cư 76m2 thuê giá 4,8 triệu/tháng, tính điện nước internet, dịch vụ, dọn dẹp vệ sinh, rác thì thêm 1 triệu 2 nữa. Tính ra chỉ bằng 1/2 so với khi ở Sài Gòn (Q9).

Chi phí ăn uống, này thì tuỳ bạn nấu ăn hay ăn ngoài

  • Đối với ăn ngoài thì có mắc có rẻ, nhưng chung quy lại vẫn là rẻ hơn Sài Gòn, còn đi mấy nhà hàng hay chuỗi nhà hàng thì giá như ở Sài Gòn thôi.
    • 1 dĩa cơm tấm có giá 40K (như kiểu quán Phúc Lộc Thọ nhưng ngon hơn)
    • 1 phần bún đậu mắm tôm tầm 50K
    • 1 phần bánh canh tầm 30K
    • Cơm bình dân 15K-30K
    • Cơm quán phong cách nhà nấu tầm 40-60K
    • Cơm chay thì giá như ở SG, tầm 60-100K
    • Ăn sáng thì tuỳ quán chọn, ven đường thì tầm 10-25K, còn quán xịn tầm 40-50K
    • Bún bò tầm 15K cũng có, 50K – 60K cũng có
    • Tóm lại là gần khu du lịch ăn thì mắc, còn ở khu trong hẻm, xa khu du lịch tíu thì giá cũng rẻ thôi. Mấy nay mình ăn cơm dưới chung cư mình giá chỉ 20K/phần thôi – vẫn ngon bình thường. Còn nào siêng đi ăn xịn hơn thì chạy vào khu trung tâm ăn tầm 45K/phần cơm.
    • Mấy quán cf như cf house, high land hay trà sữa Gong Cha, Ding Tea, Katinat cũng có ở Nha Trang, giá chắc giống như ở SG. 
  • Tự nấu:
    • Giá đi chợ có vẻ rẻ hơn so với xưa mình hay mua ở Sài Gòn ở mấy chợ local ở quận 9, hoặc chợ Bà Chiểu – Bình Thạnh
    • Đồ ăn hải sản tươi hơn và rẻ hơn. Ví dụ giá tôm thì mình thấy khá ổn, so với nhà mình ngoài quê là dân biển thì giá gần như bằng giá gốc => Khi mua ở chợ khu vực Nha Trang thì giá chỉ mắc hơn 10K/kg (Tôm tầm 130K/kg). Rồi mua nghêu giá tầm 20K/kg
      Nhưng mà nên biết chỗ mua, chứ không biết là bị chém như thường, mình đợt có mua ở khu vực hòn chồng, giá nghêu bán tận 60K/kg thế là mình bỏ chạy luôn =)) không hỏi thêm gì cả.
    • Rau cảm giác tươi và ngon hơn, đặc biệt là mình thấy nhiều nhà trồng rau mang ra bán, với khu vực Khánh Vĩnh (vùng núi) họ mang đồ nhà trồng xuống bán nên giá khá là mềm mà được hàng ngon.
    • Trái cây thì mình thấy giá như ở SG, cũng không rẻ hơn bao nhiêu.

Các hoạt động, văn hoá

Hoạt động thể thao

Một điều thú vị là vì nhờ về Nha Trang mà mình tập thể dục thường xuyên hơn, gần như 1 tuần tập 2-3 bữa, mấy bữa siêng là tập nguyên tuần 6 bữa (nghỉ 1 bữa) luôn.

  • Mấy đợt trời không mưa là tuần nào cũng leo núi cô Tiên
  • Siêng thì sẽ leo núi Hoàng Ngưu Sơn (nóc nhà Nha Trang)
  • Bơi thì trời nắng ấm 1 tuần 3 buổi
  • Siêng thì đạp xe đạp ngắm thành phố chiều tối
  • Lâu lâu tập Gym được vài bữa.
  • Ra dạo bờ biển buổi tối (1 tháng đc một vài lần)
Đỉnh núi Hoàng Ngưu Sơn Nha Trang
Đỉnh núi Hoàng Ngưu Sơn Nha Trang

 

 

Mình khá ấn tượng khi mà cứ đi dạo ở Nha Trang, dù thời điểm nào, trưa nắng thì vẫn có người tập thể dục, đặc biệt là hoạt động đạp xe đạp. Còn bơi lội mình thấy người dân địa phương bơi vào sáng sớm khoảng 5g, ngồi cf là kiểu gì cũng nghe bàn rủ sáng mai tắm biển. Còn leo núi thì cũng đông, chiều thứ 7 mà leo là chắc chắn bạn đếm sơ sơ cũng 150-250 người đang leo núi trên núi Cô Tiên.

Vì lý do đó mà nó thúc đẩy mình tập thể dục rất nhiều, ngại gì khi xung quanh ai cũng tập cũng siêng chăm sức khoẻ thì mình không bị ảnh hưởng theo và cải thiện sức khoẻ của mình.

Hoạt động văn hoá

Với lại mấy hoạt động văn hoá ở đây cũng hay, khi mà mọi người hay kiểu đi picnic, nướng BBQ, có mấy gia đình chạy xe bán tải chở bàn, đèn điện ra rồi ngồi nướng ăn ở bãi biển.

Còn các bạn sinh viên thì kiểu hay nấu sẵn, trải bạc ngồi trên cát xong ăn rồi nói chuyện.

 

Có mấy hội nhóm thì rủ nhau học tiếng Anh – ở Nha Trang có phong trào người Nha Trang nói tiếng Anh khá là hay ho.

Còn mấy hoạt động thu hút khách tới thì nhiều, cứ trung bình 2 tháng sẽ có 3 hoạt động như mấy show nhạc mời mấy ca sĩ về hát, rồi mấy sự kiện Heiniken, Bia Sài Gòn, rồi hoạt động do thành phố tổ chức biểu diễn hoạt động văn hoá, Hội chợ thì cũng khoảng 2 tháng 1 hoạt động hội chợ. Lâu lâu còn có mấy sự kiện bắn pháo hoa, thả diều khổng lồ, bay dù lượn.

Mấy hoạt động văn hoá này thì mình nghĩ các thành phố du lịch sẽ có thường xuyên, thì Đà Nẵng cũng sẽ có => 2 bên như nhau.

Cơ sở vật chất và tiện ích xung quanh

  • So với HCM/Hà Nội hoặc so với cả Đà Nẵng thì chắc chắn cơ sở vật chất ở Nha Trang không thể bằng được, nhưng xét chung chung thì thấy Nha Trang vẫn ok đáp ứng đủ.
  • Tính về việc mua sắm thôi thì ở Nha Trang ít sự lựa chọn hơn hẳn, nhưng không sao khi mà nay thương mại điện tử phát triển nên đa số mình toàn đặt online, còn mấy cái bạn hay gặp như mua tả bỉm, con cưng, thế giới di động, điện máy xanh, điện máy chợ lớn, các mall thì ở đây vẫn có, chỉ là mình ít sự lựa chọn để có giá rẻ hơn hoặc có nhiều branding đặc biệt thì ở Nha Trang vẫn chưa có, ví dụ như mua giày Nike chính hãng thì mình thấy ở Nha Trang chưa có nhiều lựa chọn, hay mua điện thoại thì mình hay mua kiểu cellphoneS thì ở đây chưa có, nên sẽ chọn qua bên khác để mua. Hoặc đợt rồi bạn mình tính mua màn hình xịn kiểu 4K đồ, ra xem thì ít hàng hơn so với khi ở SG đi lựa thoải mái, còn so sánh để có giá tốt nhất nữa.
  • Giáo dục: Mình so sánh với Hà Nội, Sài Gòn thì chắc chắn không bằng rồi, còn so với Đà Nẵng thì sẽ thua 1 ít (kiều về số lượng, rồi đầu tư các trường quốc tế), nhưng sắp tới đây Vin school có xây dựng trường ở Nha Trang nên chắc cũng sẽ ngon nghẻ, còn nếu tính học bình thường ở trường của nhà nước thì mình k biết so sánh sao. Có thể là so sánh về số lượng trường dạy ngoại ngữ, tin học, các hoạt động múa hát, võ, thì ở Nha Trang cũng có như vậy nhưng chắc có ít trường/trung tâm hơn.
  • Y tế: Cũng tương tự như giáo dục, có 1 chút lép vế hơn so với Đà Nẵng, nhưng nếu chỉ các bệnh thông thường thì ở Nha Trang cũng có các bệnh viện như Tâm Trí, VinMec nên cũng khá ok rồi, còn nếu trường hợp bệnh nặng thì vẫn hay chuyển đến Sài Gòn hay Hà Nội nên mình thấy khá tương đồng. Ở Đà Nẵng được cái xịn là có bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng vượt trội hơn hẳn so với ở Nha Trang tại thời điểm hiện tại (theo đánh giá cá nhân), nhưng về lâu về dài chắc sẽ tương đồng khi mà Nha Trang được thúc đẩy phát triển thêm mấy mục này.
  • Bất động sản, nhà đất: So với Sài Gòn thì …  1 trời 1 vực, Giá ở Nha Trang còn ổn để có thể mua, xây nhà và định cư.
    • Ví dụ giá đất đô thị ở khu vực khu Đô Thị Mỹ Gia (Bạn xem video mình đính kèm), cách trung tâm đúng 1 con sông nhỏ hiện tại có giá rẻ nhất 2,3 tỷ/100m2, so với khu vực Đà Nẵng thì tương tự như khu Hoà Quý, Hoà Xuân có giá rẻ thì khoảng 2,6 tỷ/100m2 (nhưng ở Nha Trang chưa mở rộng => Mỹ Gia gần trung tâm hơn) => Giá đất ở Nha Trang rẻ hơn khoảng 20% so với Đà Nẵng. Nhưng về gần trung tâm thì Mỹ Gia gần hơn.
    • Đất nông thôn xây nhà ở được cách trung tâm 7-10km thì giá khoảng 11-18tr/m2 cho đường ô tô đi lọt, còn với đường bự to hơn kiểu 2 ô tô né nhau, hoặc đường liên xã, hoặc xây thành khu dân cư thì có giá 15-18tr/m2.
    • Còn chung cư ở Nha Trang giá cỡ đâu 1 tỷ là mua được chung cư cũ đã xây cỡ 8 năm, còn chung cư mới giá khoảng 1,7 tỷ có 75m2, Mường Thanh Viễn Triều sát biển giá 1,2-1,6 tỷ tuỳ căn, căn cao cấp tầm 2,2 – 3 tỷ. Còn có mấy nhà ở Xã hội nhưng cũng khá ngon và mới thì giá khoảng 1,0 tỷ cho 70m2 và 730 triệu cho 55m2.
  • Các dự án phát triển trong tương lai: Khánh Hoà đang tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, nên thúc đẩy nhiều dự án ở Nha Trang như xây dựng trường học, các khu Kinh Tế, Đô thị lớn, Bệnh viện lớn/Bệnh viện Quốc tế, nên về lâu về dài sẽ có đầy đủ tiện ích xịn và nhiều lựa chọn hơn.

Giao thông đi lại

Theo mình thì thấy đi lại ở Nha Trang khá thuận tiện khi giờ các cao tốc cũng đã xây dựng rồi, sân bay quốc tế cũng có. NHƯNG

  • Sân Bay không nằm ở Nha Trang, mà nằm ở Cam Ranh, nên có vẻ hơi xa khi phải di chuyển tầm 38Km để tới, so với ở TPHCM thì xa hơn tí nhưng tính tổng thời gian di chuyển thì chắc cũng ngang nhau tầm khoảng 1 tiếng để tới Sân Bay, So với sân bay Nội bài thì cũng vậy khoảng hơn 1 tiếng 1 tíu. Còn so với Đà Nẵng thì Đà Nẵng có sân bay ở trong nội thành luôn, nên đi khá gần.
  • Khi bay đi quốc tế, nhiều chuyến không có bay thẳng mà phải vào HCM hoặc ra Hà Nội hoặc ra Đà Nẵng để bay đi tiếp.
  • Bay về quê mình Quảng Ngãi không có chuyến, vì khoảng cách gần và ít có nhu cầu nên hãng bay không có chuyến nào cả.

Nhưng về đường cái thì ở Nha Trang đường khá rộng rãi, và do ít xe nên kiểu gần như không kẹt xe mấy, chỉ có khúc chờ tàu lửa đi ngang thì chờ đâu vài phút.

Các địa điểm ở Nha Trang khá gần nhau và Nha Trang cũng bé tí, chạy từ đầu này qua đầu kia chỉ mất đâu 20p nên cái gì cũng thấy gần.

Các vỉa hè sát biển khá là rộng, nên thà hồ chạy bộ, đạp xe, đi bộ hóng gió. 😀

An ninh

Mình thì năm qua không thấy có gì bất bình ở Nha Trang cả, cũng chưa gặp vụ trộm cướp nào, để xe ở bãi biển mình thấy mọi người hay để đại trên vỉa hè chứ không có giữ xe ở bãi, còn mình thì sợ nên cứ đưa vào bãi giữ xe tốn 5K thôi mà đỡ lo.

Mình đi làm giấy tờ ở Nha Trang cũng khoẻ lắm, kiểu mấy anh công An hỗ trợ nhiệt tình, không có khó khăn như xưa đi làm ở SG phải gặp nhiều thứ chạy lên chạy xuống.

Có nghe mấy vụ mất xe đạp ở chung cư, nhưng do chung cư không có trách nhiệm giữ xe đạp nên này thì chịu.

Công việc – làm ăn

Ở Nha Trang mình thấy hoạt động kinh tế chính là kinh doanh liên quan đến du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ massage/spa. Nên nếu ai về đây phải nghiên cứu thật kỹ, này là lý do quan trọng nhất mà nhiều bạn mình rủ về Nha Trang thì thích lắm nhưng chưa về được do sợ không có việc.

So với Sài Gòn, Hà Nội thì chắc chắn là …. à ừ… thua xa.

Còn với Đà Nẵng, rõ ràng Đà Nẵng phát triển kinh tế và công việc tốt hơn rất nhiều so với Nha Trang, giờ lên mạng tìm job IT ở Nha Trang là gần như không có.

Nên nếu có ý định về thì bạn có thể chọn các phương án như làm việc remote cho một công ty nước ngoài nào đó chẳng hạn, hay tự mở công ty tự tìm việc cho bạn, hoặc làm freelancer.

 

Như mình thì mình làm remote và định hướng mọi thứ ở trên mây như dạy BA trực tuyến, trung tâm tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 để kiếm thêm thu nhập.

 

Suy nghĩ của ba mẹ về nơi này

  • Ba mẹ mình rất thích, gần hơn 1/2 đường vào Sài Gòn nên ba mẹ mình ghé thăm mình thường xuyên hơn
  • Ba Mẹ mình có ở lại vài ngày thấy không khí ôn hoà hơn ở quê nên cũng ưa, đợt nắng nóng ghé Nha Trang là mát dịu hẳn so với ở nhà mình.
  • Ít bão lụt nên ba mẹ mình đỡ lo mấy vụ như phải leo lên mái nhà che chắn mỗi khi mùa bão tới như ở quê.

 

Kết luận

Nha Trang là một nơi mình đánh giá là đáng sống nếu và chỉ nếu khi các bạn có công việc thật ok ở đây, hoặc tự tìm ra cách kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình bằng cách kinh doanh hay là công việc freelancer, tự mở công ty. Vị trí địa lý được thiên nhiên ban tặng rất tuyệt, cũng như về thời tiết khí hậu.

Là thành phố biển xinh đẹp nên rất tốt cho việc định cư lâu dài, sinh sống và làm việc ở đây.

Có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp khi mà Nha Trang còn mới – chưa có nhiều dịch vụ, sản phẩm như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, bạn có thể xây dựng những business riêng của bạn ở đây.

Mình rất thích Nha Trang và chắc sẽ định cư lâu dài ở đây…

Xây dựng landing page trong vòng 1 tiếng với Unicorn Platform và Github Page

Vừa rồi mình có tính xây dựng vài trang landing page cho các dự án cá nhân của mình, do đó được @khoanguyen là CEO Nocode VietNam giới thiệu cho công cụ Unicorn Platform để tạo ra các trang static pages.

Kết hợp với thêm kiến thức trước đó về việc tự host 1 static page lên Github Page và gắn domain vào thì mình có thể xây dựng được 1 trang okela.

Vậy từng bước như thế nào?

 

Từng bước xây dựng Landing Page với Unicorn Platform

Bước 1: Truy cập https://unicornplatform.com/ và đăng ký một tài khoản

Bước 2: Tạo page => Chọn template và kéo thả (thêm, xoá, sửa) các sections + cập nhật nội dung

Bước 3: Kết nối các form (nếu có) với database/nơi dữ liệu xuất ra (Như google sheet, mailchimp,…)

Bước 4: Cập nhật thông tin SEO, Feature image, Title, Description cho trang web

Bạn xem tất cả các bước từ đăng ký đến khi tạo ra website và tự host lên github page qua video sau nhé:

Tải source về và xoá branding

Bước 1: Nhấn setting -> Export HTML => Và download file Assets và name.html về

Để tải về được thì bạn phải đăng ký tài khoản https://unicornplatform.com/pricing/ với giá 9$/tháng

Bước 2: Giải nén file assets và copy file name.html vào trong thư mục vừa giải nén

Bước 3: Đổi tên file name.html thành index.html

Bước 4: mở file index.html trên trình duyệt và xem thử nó đã hiển thị như mình đã thiết kế trên UnicornPlatform hay chưa?

Bước 5: Mở file index.html với trình chỉnh sửa code như Visual Studio Code, Notepad, Hoặc Sublime Text để xoá đi branding UnicornPlatform

Host lên trên Github Page

Bước 1: Bạn tạo tài khoản Github nếu chưa có và tạo 1 repository để làm nơi lưu trữ code của static page

Bước 2: Sử dụng phần mềm Github Desktop clone code từ repository bạn mới tạo về local (máy tính của bạn)

Bước 3: Copy code từ thư mục lúc nãy bạn download vào trong thư mục bạn vừa clone từ Github về.

Bước 4: Bạn commit và push dữ liệu lên ngược lại trên github

Bước 5: Cấu hình Github page (bạn xem kỹ video của mình có hướng dẫn rồi nhé)

Gắn Domain

Bạn thực hiện gắn domain theo như hướng dẫn.
Mình dùng cloudflare để làm DNS cho domain của mình, bạn xem kỹ video để làm theo nhé.

 

Sau khi gắn xong bạn có thể có 1 trang web như mình 😀 https://blockchainba.hoangphan.blog/

Có gì chưa ok thì bạn có thể comment trên bài đăng youtube của mình, mình sẽ làm video hướng dẫn cụ thể hơn cho những bước bạn chưa hiểu nha.

Giới thiệu chung

Mình bắt đầu sử dụng công cụ Figma đã được gần 2 năm, trước đây rất lâu được nhiều bạn giới thiệu nhưng vì những công ty mình làm việc qua đều không sử dụng công cụ này.

Nhưng khi có cơ hội được vào một môi trường startup, nơi mà tất cả mọi thứ chưa được định hình, tự công cụ quản lý, process – quy trình, vận hành, đội ngũ, và cả những công cụ sử dụng để vẽ wireframe/mockup/design/prototype.

Do đó mà tại thời điểm đó mình mạnh dạng đề xuất quy trình vận hành, và tất cả công cụ cho đội ngũ công ty sử dụng (và đặc biệt là team Tech), những công cụ mình đề xuất gồm có:

  • Công cụ quản lý task/process: Sử dụng Jira hoặc Larksuite hoặc Notion
  • Công cụ viết tài liệu: Notion hoặc Confluence
  • Công cụ vẽ thiên về wireframe/mockup/prototype: Figma
  • Công cụ brainstorming: Figma & Miro
  • Công cụ vẽ diagram: Figma Jam và Draw.io
  • Kênh chat trao đổi: Sài mặc định công ty đang sài Telegram
  • Meeting: Google Meet/GG Calendar
  • Một số công cụ riêng cho team Dev như Github/Gitlab, CI/CD, DB: MongoDB, Postgre,… thì do ae chuyên về Dev tự đề xuất cho phù hợp mình follow theo.

Công cụ Figma

Giới thiệu xong rồi thì vào phần nói về Figma thôi.

Thực ra công cụ này được giới làm UX/UI biết tới nhiều hơn dùng để vẽ UI (User Interface) và làm về UX (User Experience), nhưng dĩ nhiên khi làm những công việc BA vẫn có thể sử dụng nó, vì dùng Figma ta có thể vẽ Wireframe, Sketch, Mockup,… rồi dùng để brainstorming, và vẽ cả diagram (thường mình vẽ activity diagram ở đây)

Vì sao mà mình lại đề xuất sử dụng Figma như vậy?

Thực tế là mình đã sử dụng qua rất nhiều công cụ dùng để vẽ wireframe/sketch/mockup, làm prototype và trao đổi với đồng nghiệp như là: Axure RP, Balsamiq Mockup, Adobe XD, Sketch, thậm chí từng làm việc với Photoshop để view wireframe/mockup khi đi làm cho các dự án/công ty. Và dùng thử qua các công cụ kiểu như FluidUI, Mockflow,… nhưng chưa áp dụng vào công việc thực tế.

Nhưng vì có những ưu điểm mà mình thấy nó đã hội tụ đủ mọi yêu cầu về công việc của mình:

  1. Miễn phí/paid: nếu mình áp dụng cho công ty thì sẽ dùng bản trả phí, còn nếu mình làm freelancer mình sài phiên bản miễn phí, tối đa là 3 figma files và 3 figjams. Nếu bạn dùng phiên bản Education (free 2 năm) thì sẽ không giới hạn số file, số pages và có thể cùng với những người khác edit chung 1 files, cuối bài viết mình sẽ hướng dẫn đăng ký.
  2. Vẽ wireframe và mockup: Dĩ nhiên công cụ này để vẽ UI/UX nên việc dùng để vẽ được wireframe và mockup là điều hiển nhiên được 😀
  3. Thiết kế prototype: Mình thường hay present design cho đối tác và anh em trong team, hoặc present trực tiếp với ae đội ngũ C-level, nên việc có tính năng prototype sẽ rất tiện để trực quan hoá một design/wireframe/idea hay luồng trong khi build một ứng dụng.
  4. Vẽ diagram, brainstorming: ở Figma có tính năng Figjam giúp vẽ diagram rất tiện, còn có hỗ trợ các widget như đếm giờ hay note trực tiếp trên canvas => dùng thảo luận brainstorming rất đã.
    Nhưng thực tế là mình sài draw.io cho việc vẽ diagram nhiều hơn :D, draw.io nó được tích hợp trong confluence nữa.
  5. Comment xuyên lục địa, cộng tác đa người dùng: yeah, tính năng này mình cực kì thích khi mà phải làm việc với nhiều stakeholders khác nhau, nên việc có thể cho nhiều người vào xem, phân quyền view only hoặc cho edit, và có thể comment góp ý trực tiếp trên chính xác vị trí đề xuất, tính năng này tuyệt vời hơn trên XD Cloud và Axure, Balsamiq cloud khi mà comment nó đôi lúc bị trật chỗ, chưa kể trên XD nó cho webview tách từng frame nằm trên 1 page rất khó để review, chưa biết nay đã update lại chưa :D. Yeah, cái này mình thích nhất á =)). Đã đã.
  6. Chia sẻ dễ dàng, nhiều người cùng vào xem mà không cần gì cả: Như mục 5 có nhắc, thì chỉ cần chuyển qua view with the link by anyone, thì ai có link đều có thể xem design mà không cần tài khoản, nên khi đó ai hỏi mà họ được quyền xem design => Đưa họ cái link là họ xem được rồi. Xưa mình sài Balsamiq desktop, nên việc share này cực kì mệt, chưa kể phần góp ý cứ screenshot rồi edit trên screenshot rất là mệt.
  7. Các thiết kế cùng nằm trên 1 canvas/project, zoom nhỏ ra để xem tổng quan và zoom to vào để xem chi tiết: Này thì mình nghĩ giờ nhiều công cụ đã hỗ trợ, nhưng bên figma có hỗ trợ mấy tính năng ở mục 5, 6 thành ra thấy tính năng này khá tiện.
  8. Tài nguyên phong phú (free & trả phí), mình có thể lên Figma Community và tải về các thiết kế có sẵn hoặc mẫu wireframe, nên khi mà thiết kế wireframe, mình hay dùng các component mình clone sẵn và gọi ra để sử dụng, nên vẽ rất tiện luôn. Ví dụ mình thường có các component sẵn như Popup thông báo (với nhiều style như 1 button, có nút close, hoặc popup có 2 button, …), Buttons, Tables, …
    Ngoài ra có các widget và plugin nơi mà mình dùng icon miễn phí (đôi lúc là trả phí), và nhiều thứ hay ho khác, bạn nên sài và thử nghiệm 😀
  9. Sử dụng component: Như mình chia sẻ ở trên, thì có component nên khi mình vẽ wireframe rất tiện luôn, đầu tiên là clone component qua 1 project mới, rồi sau đó khi vẽ sẽ gọi ra sử dụng và sửa content, thay vì phải vẽ từ đầu từng elements rất chi là cực. Nên rất là speed up thời gian mình hoàn thành tasks. 
  10. Dễ dàng học và sử dụng: Theo mình thì nếu bạn đã quen sử dụng 1 công cụ design thì việc sử dụng Figma rất chi là dễ, thậm chí là có thể bạn chưa sài nhiều thì tiếp cận nó rất dễ, trong cty mình nhiều bạn chưa sài bao giờ, mình chỉ làm 1 buổi seminar chia sẻ thôi thì về các bạn sài được hết mà gần như không có Q/A gì thêm, vì các bạn đó chỉ sài tính năng basic nên sẽ ít hỏi lắm 😀 còn ông nào làm chuyên design thì không kể tới nhá, mấy cái như variants, effects, auto layout, different states,…
  11. Kết hợp với team design, review design/luồng: Này thì như mục 5, 6 khi mà mình vẽ wireframe xong, cùng trên 1 project đó design sẽ mở page riêng và vẽ design trên đó, dữ liệu thiết kế được tổng hợp tại một nơi, rồi từ đó mình cũng review design trực tiếp bằng comment luôn, nghĩa là team BA/PO và UX/UI Design sài chung 1 project trên figma.
  12. Dùng như một công cụ để mình thiết kế banner/standee/…: Mình hay sài như này để thiết kế banner/standee/ rồi mấy hình cần thiết, mình xem nó như 1 công cụ giống Adobe Illustration (AI), bao gồm cả việc thiết kế logo luôn nha khi mà mình có thể export file vector hay export png, pdf,…
  13. Đôi lúc export ra được html để xem trước trên webview như một website thực sự: Này thì sau khi thiết kế ra xong, mình hay export ra html rồi mớ view trên các screen khác nhau, lý do là khi view trên canvas đôi lúc nó bị sai size và mình không nhận ra được sự khác thường, mình từng bị trường hợp này rồi khi thiết kế nhìn trên canvas nhìn rất ok, nhưng khi dev ra sản phẩm, layout nhìn rất là chán vì các element bị bự ra so với cách mình nhìn trên canvas,… màn hình bự cỡ 27, 32 inch thì không sao, chứ khi trên màn hình cỡ 14 inch là nhìn nó chán lắm. Nên tính năng này cũng là thứ cần thiết (dĩ nhiên là có thể làm kiểu prototype để view cũng đc, nhưng html giúp mình xem nó real hơn 1 tíu).

Còn mấy lý do khác thì giờ mình chưa nghĩ ra,… khi nào thấy có thêm thì mình bổ sung vào bài.

So sánh Figma với các công cụ khác

Thực ra tính không viết phần này, vì đa số các công cụ mình sài chưa hết tính năng đâu, chỉ sài 1 phần các tính năng, nên khi so sánh sẽ bị thiếu sót gì đó,.. nhưng mình cứ chia sẻ theo quan điểm và cách mình sử dụng để mọi người có thể thấy 1 cách nhìn nhận nào đó hé.

Chắc nói mấy cái hơn của Figma đi ha, tại giờ mình mê Figma quá nên …. à…

  1. So với Adobe XD:
    • Dễ comment, review hơn, trên XD lúc comment nó hay bị sai vị trí sao đó
    • Dễ sharing hơn, trên XD nó bị 1 lỗi là nó tự động zoom hơi bị to so với size mình thiết kế, chưa kể zoom in, zoom out không được mượt lắm
    • Mình thấy XD hỗ trợ phần component không được xịn như trên Figma lắm, sài Figma sướng hơn nhiều, chưa kể trên Figma có nhiều thư viện bao đã.
    • Thật ra mình thích cách dùng XD để thiết kế banner/standee, logo nha, xưa là sài XD làm việc đó không á
    • Trước khi sài Figma, thì công cụ chính mình sài là XD, nhưng khi sài Figma nhiều rồi thì lại sài Figma nhiều hơn.
    • XD giờ không có bản free nữa, xưa có giờ thì không còn.
    • XD thì mình chưa thử nghiệm làm việc với member khác kiểu nhiều người edit 1 file, nên k review chỗ này.
  2. So với Axure:
    • Axure xưa mình phải sài crack rất cực luôn, phải trả phí để sài (không biết giờ có bản free chưa), nhưng có bản cho students/teachers dùng free 1 năm.
    • Khúc làm prototype bên Axure hơi bị cực
    • Lúc vẽ wireframe mình cũng thấy cực nốt, cực hơn khi vẽ bên Figma rất nhiều, kiểu vẽ từng elements, rồi đổ dữ liệu vào, với lúc ra element nhìn như thời window hay kiểu UI của element nó cũ cũ sao đó.
    • Được cái nó hỗ trợ kiểu như Git để mà làm việc với team, nhưng mình lại thấy hơi phức tạp để sài.
    • Mình thấy công cụ này mà kiểu công ty bự bự sài sướng, crack để sài nên cũng giảm bớt chi phí sử dụng cũng ok.
    • Axure cũng có các thư viện khá là okela như Figma.
  3. So với Balsamiq:
    • Balsamiq mình sài ver 3, có key free, còn ver 4 thì phải trả tiền.
    • Sài ver desktop nên khi làm việc với members khác sẽ khó, phải export rồi gửi file xong import, quản lý version rất cực
    • Bản cloud thì buộc phải trả phí => cũng phần làm việc với team khá ok chỗ này, cũng ok chỗ quản lý version luôn.
    • Được cái Balsamiq mình thấy còn dễ sài hơn cả Figma, nhưng mà cũng bị giới hạn phần components và elements có sẵn, muốn sài xịn phải tự define ra khá là cực.
    • Balsamiq vẽ wireframe cũng nhanh, nhất là mấy cái liên quan đến table thì balsamiq là nhanh lắm (so với các công cụ khác)
    • Mình cũng có quay khoá hướng dẫn sử dụng Balsamiq, ae thử xem qua nhé.
Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Cách đăng ký miễn phí Figma sài trong 2 năm (Education).

Bước 1: Truy cập Figma Education

Bước 2: Nhấn vào Get verify

Bước 3: Đăng ký tài khoản 

Với việc bạn có tài khoản thì bỏ qua bước đăng ký mà đi trực tiếp vào link apply student program nhé.

Bước 4: Điền thông tin sau khi đăng ký

  • Điền tên, Làm vị trí gì
  • Và cái số 3 phải chọn là “For teaching or taking a class

=> Sau khi tạo xong, check email các kiểu thì mở lại link: https://www.figma.com/education/apply 

Bước 5: Điền thông tin Get free Figma for Education

Nhớ là bạn đang đăng ký với Figma bạn là 1 sinh viên => bạn cần phải xác nhận bạn là sinh viên

Bằng cách điền các thông tin như sau:

  • Are you a student or an educator? chọn Student
  • What type of institution do you attend or work for? => Chọn K12 => Rồi 2 câu dưới chọn Agree, Agree
  • Why are applying for a free Figma Education plan: Bạn nên gõ tiếng Việt, ghi gì cũng được, đại loại là tui cần acc figma để làm bài tập, mình thì hay ghi bằng tiếng Anh “For doing assignment from teachers where I can design User Interface and Wireframe for application”
  • School name: School not listed
  • Full school name: nhập tên tiếng Anh của 1 trường đại học bất kỳ => Như mình học UIT thì mình điền đúng University of Information Technology – VNU HCM.
  • Nhâp địa chỉ Website của trường bạn đã khai báo ở trên: nhập đúng website chính của trường
  • Why is your primary field of study: Chọn bất kỳ theo ngành trường đó dạy, ví dụ mình chọn Information Technology hay kiểu kiểu vậy.
  • Expected graduation date: chọn tháng nào cũng được, năm 2024 trở đi, nên chọn từ năm hiện tại + 2 năm nữa là ok nhất.
  • Có 1 bước là upload lịch học, thì bạn cứ lên web chọn đại 1 lịch học nào đó điền, mình thì vào trực tiếp lịch kế hoạch năm file png của trường mình upload lên.Mình thấy là khi đăng ký tuỳ lúc nó ra form thông tin khác nhau, bạn điền sao cho hợp lý nhất là được nhé, lúc thì chỉ show có vài trường, lúc thì show 1 mớ thông tin. => Tuỳ cơ ứng biến thêm nhé.

Bước 6: Tạo team

Bạn chỉ cần điền tên Team rồi tạo thôi.

Sẽ có bước mời thành viên team => bạn có thể mời hoặc skip nhé, tuỳ mục đích.

Bước 7: Chọn gói dịch vụ và thanh toán (Free)

Lúc này bạn nhấn vào team => Sẽ có popup show ra và chọn Next cho team đó.

Sau đó chọn thanh toán (upgrade)

Vậy là giờ bạn đã có tài khoản Figma Edu được dùng như bản Professional trong 2 năm.

Kết bài

Như vậy là mình đã chia sẻ công cụ Figma, một công cụ tuyệt vời cho anh em Business Analyst, không chỉ là một công cụ để thiết kế mà còn có một công cụ để tư duy, trình bày và thực hiện ý tưởng của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, dù bạn làm trong team nhỏ hay lớn.

Và cũng đã chia sẻ luôn cách đăng ký tài khoản Figma Edu (free 2 năm).

Hi vọng giúp cho anh em nào chưa từng sử dụng tìm được công cụ mới hữu ích khi làm công việc Business Analyst nhé.

Giới thiệu

Mới gần đây thôi,… cỡ đâu 14-15 tháng trước, có một anh giới thiệu công cụ kiểu vẽ để present và phát khảo nhanh ý tưởng mà dân Defi (Decentralized Finance – ý nói những người hay nghiên cứu, chơi và build sản phầm tài chính phi tập trung) hay sử dụng.

excalidraw
excalidraw

Từ ngày mình biết tới nó mình sài hơi bị nhiều, vì kiểu nhìn nó như bản vẻ tay, vô cùng thân thiện.

Một số ưu điểm mà mình nghĩ nó over hợp với BA.

À mà đâu phải hợp mỗi BA, mình thấy hợp với nhiều người á chứ, cứ liên quan đến phát khảo idea, present đồ các kiểu là over hợp hết.
Dưới là một số ưu điểm mà mình thấy

  1. Phác Thảo Ý Tưởng Nhanh Chóng: Excalidraw cho phép bạn nhanh chóng phác thảo ý tưởng, tạo wireframe và sketch với giao diện đơn giản, trực quan. Có sẵn một số mẫu để kéo ra sử dụng từ library, giúp phát khảo ý tưởng rất nhanh.
  2. Present Dễ Dàng: Với Excalidraw, việc chia sẻ và trình bày ý tưởng cho team của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể vẽ, chỉnh sửa và cùng làm việc với đồng nghiệp chỉ qua một link mà không cần phải tạo tài khoản.
  3. Lưu trữ local/lưu cloud linh hoạt: Khi tạo xong wireframe, có thể lưu lại file vào local sau đó có thể mở ra sử dụng sau đó, hoặc thay vì lưu local, mình có thể lưu trên cloud và sẽ có 1 link để mình truy cập và sử dụng sau này, khi mở link thì những gì mình đã vẽ sẽ còn lưu lại.
    Có hỗ trợ export ra hình ảnh png, sgv, copy phần đã chọn để paste (dạng image) vào nơi khác.
  4. Free, không cần tài khoản: Sử dụng hoàn toàn miễn phí, cứ mở link https://excalidraw.com/ lên là sử dụng thôi, và có thế bật lên chế độ cùng chỉnh sửa, nhiều người cùng tham gia edit và phát hoạ ý tưởng trên cùng 1 Canvas.
  5. Thư viện wireframe: Hiện có nhiều thư viện wireframe có thể bạn thêm vào, và kéo thả từ khung thư viện, nào là icons, khung frame web, mobile, wireframe mẫu sẵn, …
  6. Text to diagram (AI): Hiện tại có hỗ trợ text to diagram để lên diagram, flow chart, sequence, class nhanh chóng (bạn xem hình mình để mẫu nhé). => mình có thấy tính năng wireframe to code,… ae có thể sài ChatGPT thử nghiệm thử nhé.
  7. Các công cụ (tools) cơ bản mà một ứng dụng vẽ wireframe cần có như: Thêm hình vuông, hình tròn, ellipse, hình thoi, mũi tên, đường thẳng, đường cong, vẽ pen, thêm text, thêm image, xoá, hỗ trợ group layers, add frame, đổi màu, …
  8. Hỗ trợ tính năng present: Laser pointer, import video, web embed, …

Mình nghĩ là sẽ còn nhiều tính năng hay ho khác bạn có thể xem tại đây: https://plus.excalidraw.com/excalidraw-plus-vs-excalidraw, nếu mà bạn thử nghiệm trực tiếp thì sẽ có cảm nhận thực tế hơn qua cách mình trình bày 😀

 

Ngoài ra hình như có hỗ trợ embed/integrate Excalidraw vào trong ứng dụng (app/webapp) của bạn, tìm hiểu kỹ hơn tại đây https://docs.excalidraw.com/docs/@excalidraw/excalidraw/integration

Nhược điểm mình thấy

Nhưng vẫn có 1 nhượt điểm đó là thực sự so sánh với những công cụ chuyên cho công việc của chính công cụ đó thì Excalidraw sẽ không bằng.

Ví dụ như vẽ diagram để trình bày trong tài liệu, thì sẽ không thể ngon bằng các công cụ Visio, Draw.io, LucidChart
Hay vẽ wireframe, mockup thì không thể ngon bằng sketch, xd, hay figma được.

Nhưng nếu chỉ xét khía cạnh present và thực hiện nhanh khi đang present, thì công cụ này tuyệt vời với những tính năng và ưu điểm mình nói ở trên.

Thực tế đối với mình khi xử dụng, mình vẽ phát hoạ nhanh bằng Excalidraw lúc đang call với mọi người khi trình bày ý tưởng, hoặc thảo luận về luồng, cách thức hoạt động, cấu trúc hệ thống.
Rồi khi document details lại thì sẽ screenshot màn hình của Excalidraw rồi copy bỏ vào Figma nếu liên quan đến wireframe/mockup => Rồi vẽ lại = figma cho đầy đủ, chỉnh chu. Còn nếu là diagram thì sẽ bỏ vào draw.io rồi vẽ lại để có sản phẩm cuối cùng.

Dưới đây là một số hình minh hoạ, bạn có thể xem qua nhé.

Vẽ sketch/wireframe với Excalidraw.com

Image 1 of 5

Kết bài

Mình hi vọng với bài chia sẻ này, bạn có thể thấy công cụ này hữu ích với công việc của bạn, và giúp bạn tối ưu công việc của mình bởi việc sử dụng nó :D.

Câu hỏi đặt ra…

Khi nghe tới Blockchain, nhiều bạn chưa thử tiếp xúc nhiều sẽ nghe nó cao siêu, và sợ rằng giờ mình không biết gì về nó, thì có thể làm việc trong ngành Blockchain với vị trí liên quan đến phân tích nghiệp vụ hay không? Và liệu rằng BA có cần kiến thức đầu tư crypto, hay thậm chí là tham gia đầu tư hay không???

Thế giới blockchain có ảo diệu, khó tiếp cận?
Thế giới blockchain có ảo diệu, khó tiếp cận?

Thống nhất với các bạn đọc thế này, từ BA trong các bài viết của mình thường sẽ nói đến người làm công việc Phân tích nghiệp vụ, và những người này có thể có title là BA (Business Analyst), PO (Product Owner), PM (Product Manager), Research, Product Designer, UX/UI Designer, đôi lúc là Business Owner, Tester,… miễn là họ có làm công việc liên quan đến nghiên cứu về sản phẩm blockchain (IT) và tìm cách phân tích để xây dựng nên được product.

Câu trả lời ngắn gọn

Yeah, để trả lời câu hỏi trên, với kinh nghiệm đã tham gia chinh chiến rất nhiều dự án, từ dự án công ty, dự án làm với vài anh em, rồi đến những dự án cá nhân, rồi tham gia thi mấy cuộc thi về Blockchain và đạt nhiều lần giải nhất, nhì.

  • Làm các dự án blockchain mình thấy không khác gì các dự án thông thường, đôi lúc lại thấy dễ hơn khi làm các dự án blockchain.
  • Còn về phần đầu tư crypto thì không bắt buộc bạn phải biết đầu tư mới làm được các dự án blockchain, nhưng nếu bạn biết cách tìm hiểu và dùng 1 ít lộ phí để trải nghiệm thì giúp bạn tiếp cận được với dự án tốt hơn.

Tại sao như vậy?

Phần thứ nhất, về câu chuyện khó dễ trong việc làm dự án blockchain với dự án khác blockchain.

Mình nhận thấy làm việc tại các dự án blockchain thì khi mà bạn hiểu rõ về dự án, có kiến thức vững chắc về nghiệp vụ/hệ thống thì các dự án blockchain không khác gì các dự án thông thường, đôi lúc dễ hơn các dự án thông thường, như so sánh với hệ thống quản lý doanh nghiệp kiểu ERP, CRM hay Banking, Fintech, thì các dự án blockchain mình tham gia nó có đôi chút dễ hơn 1 tíu, vì những cái core như phần sổ cái là đã có những chain đi trước, mình có thể dùng opensource hoặc fork trực tiếp từ chain (thường là EVM) đang chạy tốt về sài và phát triển tiếp tính năng. Thậm chí là các sản phẩm vây quanh blockchain cũng có sẵn như Bridge, Dex (swap), Loan, Borrow,…

Ngoài ra vì các dự án blockchain họ hay kiểu opensource, document, thông tin được public, mình lại thấy dễ tìm hiểu và học hỏi từ những dự án có sẵn, từ đó có thể copy về hoặc biến tấu để xây dựng các dự án riêng. Còn trong trường hợp xưa mình làm về mobile banking, tìm tài liệu rất khó để học cũng như hiểu sâu về luồng, hoặc các dự án về bảo hiểm, core bank, những dự án như này phải đi làm công ty, có cơ hội tiếp xúc và có tài liệu để đọc chứ ít khi tài liệu hệ thống lại được phanh phui ra cho bất kỳ ai đọc cũng được.

Làm về blockchain không quá khó như bạn nghĩ.
Làm về blockchain không quá khó như bạn nghĩ.

Phần thứ hai, về việc biết đầu tư không bắt buộc phải biết nhưng vì sao nên biết?

Đầu tư crypto có nhiều loại, mấy loại mà nhiều người hay biết tới là mua coin trên sàn CEX như Binance, Mexc, BingX, Coinbase, … nhưng còn nhiều kiểu đầu tư khác như mua ở Dex, mua qua presale ở IDO, ICO, và nhiều kiểu khác nữa.

Vậy nếu người làm nghiệp vụ từng thử mua Sh*t coin trên một IDO nào đó, hoặc Swap token trên 1 Dex nào đó, thì họ được trải nghiệm từng bước một và nắm nhiều kiến thức buộc họ phải biết để đầu tư.

  • Từ tạo ví, biết về private key, lưu trữ seed phrases
  • Chuyển tiền từ CEX về Wallet với chain phù hợp => nắm được sự khác nhau giữa các chain, chuyển token cùng chain/khác chain
  • Hiểu về cách IDO hoạt động, FCFS là gì, Lottery trong IDO, launchpad,…
  • Hiểu về DEX, swap token, LP, Farming,..
  • Và nhiều kiến thức khác.

Mình đã từng thuê outsourcing cho công ty mình từng làm, mình nhận thấy một số bạn chưa bao giờ tham gia 1 dự án Launchpad, thì lại nghĩ ra không đủ trường hợp, build một dự án real mà thiếu đủ thứ, nhất là các tính năng vô cùng quan trọng xử lý các trường hợp đặc biệt lại không có, dẫn đến việc nguy hiểm khi làm business.

Như vậy nếu được trải nghiệm qua thực tế thì insight của người làm BA sẽ tốt hơn rất nhiều dẫn đến việc xây dựng dự án được đầy đủ hơn.

Dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác như phải thử ngẫm ra các trường hợp đặc biệt, đặt bản thân người phân tích vào trường hợp đó và tìm cách giải quyết.

Ví dụ như làm cái launchpad về token, khi có một dự án đăng ký, lên kế hoạch xong mọi thứ, truyền thông và cho chạy, nhưng tới gần ngày cho user vào đặt mua trước, thì dự án lại huỷ kế hoạch, hoặc thay đổi kế hoạch => Phải có những tính năng xử lý trường hợp này để mà refund tiền về cho người dùng tự động, hoặc cho người dùng claim tokens, hoặc nếu người dùng chưa vung tiền ra thì có thông báo, hoặc huỷ dự án đó và cho phép rút tiền về. Mình vẫn nhớ lần trước không có tính năng huỷ, và nếu dự án thay đổi là tiền bị mắc kẹt mãi trên blockchain => dự án mất tiền.

Nhưng cũng có rất nhiều dự án có môi trường testnet/devnet, và bạn tha hồ mà vào vọc, do đó không sợ phải mất tiền, và những dự án này hoàn toàn public, nên câu này cũng là câu ủng hộ cho việc làm dự án blockchain thì không cần phải biết về đầu tư, mình thấy đôi lúc biết đó chút ít thôi, chỉ để thử nghiệm để hiểu hệ thống hoạt động ra sao, và kèm theo đọc tài liệu nữa, thực tế biết nhiều toàn mất tiền vì “NGU” nếu không chuyên về đầu tư 😀 Nên biết nhiều nhiều về phần nghiệp vụ và biết ít ít về đầu tư nếu không chuyên là đủ nha :D.

Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Kết luận.

Trong khi việc am hiểu sâu sắc về đầu tư crypto không phải là yêu cầu bắt buộc cho một Business Analyst trong mảng blockchain, nhưng việc này chắc chắn sẽ mang lại lợi thế lớn. Kiến thức và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp BA đưa ra quyết định chính xác, phát triển dự án mạnh mẽ.

Ngoài ra hãy tự tin tham gia mảng blockchain, vì thực sự nó không khó như bạn nghĩ, nếu dự án bự thì chắc chắn sẽ luôn có những người có kinh nghiệm ở sẵn đó và hướng dẫn bạn, còn nếu dự án nhỏ thì bạn có cơ hội học hỏi, đôi lúc là dự án không quá khó như những dự án bạn từng làm ở các công ty truyền thống. Với lại tài liệu nghiệp vụ, kỹ thuật ở các dự án blockchain là gần như public, do đó mà tha hồ mà học nghiệp vụ.

 

Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Hi các bạn, lâu rồi mình không viết Blog, nay quanh lại với một khoá học về blockchain với hi vọng chia sẻ nhiều kiến thức hơn đến cho các bạn, và mình sẽ lại tiếp tục viết nhiều bài hơn về chủ đề nghiệp vụ ở mảng Blockchain.

Thông tin khoá học như sau:

Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Thời gian học: 2 – 2,5 tháng

Ngày bắt đầu học: 26/02/2024

Chi tiết tại: https://blockchainba.hoangphan.blog/

Nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ, khám phá và chinh phục các dự án Blockchain chỉ sau 2 tháng.

 

Khoá học thiết kế dành riêng cho những bạn đang làm công việc phân tích nghiệp vụ, hoặc muốn làm về công việc phân tích nghiệp vụ như (BA, PO, PM, Product designer,…) muốn có cơ hội làm việc trong mảng Blockchain.

Nhưng vì các bạn đang lo sợ chưa đủ hiểu về nghiệp vụ blockchain hay chưa hình dung thị trường blockchain như thế nào.

Người hướng dẫn

Trong khoá này mình là người trực tiếp hướng dẫn

Người hướng dẫn khoá học Blockchain BA
Người hướng dẫn khoá học Blockchain BA

 

Tại sao nên học khoá học này?

Khoá này mình sẽ phối hợp nhiều phương pháp học (gọi là phương pháp học tập đa chiều), nơi mà mình áp dụng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, học qua video ghi hình sẵn, tài liệu đọc, và các buổi thảo luận trực tuyến, hỗ trợ trực tiếp.

Đặc biệt mình sẽ đưa các dự án thực tế vào để cùng nhau thảo luận và thực hành để giúp các bạn có thể áp dụng vào thực tiễn công việc.

Tại sao nên học khoá học này?
Tại sao nên học khoá học này?

 

Hình thức học
Hình thức học

Cùng với đó thì mình cung cấp lộ trình phù hợp với các bạn mới, dù chưa tiếp xúc với các dự án blockchain vẫn có thể tham gia học (nhưng vẫn yêu cầu học viên phải có kinh nghiệm đi làm trong mảng phần mềm ít nhất 2 năm – không yêu cầu biết code, để có thể bắt kịp bài học)

Anh em advisors xịn xò

Khoá học này với nội dung chất lượng, những khối nội dung này được đánh giá và góp ý bởi những người đi đầu trong ngành.

Khoá học được tư vấn bởi những chuyên gia đầu ngành hỗ trợ mình đánh giá về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy
Khoá học được tư vấn bởi những chuyên gia đầu ngành hỗ trợ mình đánh giá về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy

 

Nội dung bài học

Với lộ trình học tập được mình nghiên cứu và đánh giá kỹ.

Bước 1: Giới thiệu về khoá học, lộ trình học tập, phương pháp học để các bạn tham gia học có thể nắm rõ cách thức học tập cho phù hợp.

Bước 2: Lần đầu thực hành với blockchain, mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hành với các public chain, từ đó sẽ hiểu rõ một blockchain có những hệ sinh thái gì xung quanh, từ đó dẫn đến các khái niệm cần tìm hiểu.

Bước 3: Giải thích các khái niệm, phần này tập trung vào học các khái niệm mới trong blockchain, hiểu nó như thế nào, và các tìm hiểu các khái niệm mới bởi chính bạn.

Bước 4: Giải thích và phân tích các dự án đang có mặt trong thị trường từ đó hiểu được hệ thống và luồng hoạt động của các dự án đó (Kiến trúc Blockchain, Kiến trúc của một Dapp, Dex, Farming, Launchpad, Bridge, SocialFi, …)

Thực hành cùng với 2 hệ thống mẫu là Launchpad và DexNgoài ra các bạn có thể gợi ý một vài hệ thống các bạn muốn mình hỗ trợ giải thíchBước 5: Cùng nghe các talk show mà mình quay sẵn cùng với những người trong ngành để nghe về nhận định thị trường, hiểu về cách họ tiếp cận với các dự án.

Bước 5: Trong xuyên suốt thời gian học, mình sẽ hỗ trợ học viên, cả về nhắn tin trả lời, video call hỗ trợ,…

Các topics cùng khách mời

Mình có mời ít nhất 4 khách mời để tham gia thảo luận

Khách mời tham gia thảo luận về chủ đề blockchain
Khách mời tham gia thảo luận về chủ đề blockchain

 

Kết bài

Hi vọng khoá học này sẽ giúp cho nhiều bạn đang chưa rõ về blockchain, sẽ hiểu rõ hơn về blockchain chỉ sau 2 tháng tham gia khoá học. Và sẽ tự tin tham gia làm việc tại các công ty blockchain, nhằm bổ sung nguồn nhân lực cho lĩnh vực mới này.

Các môi trường phát triển phần mềm

Mấy bữa trước ngồi chia sẻ cho một bạn BA mới vào làm mảng blockchain nắm thêm các môi trường phát triển phần mềm, nên sẵn có dịp viết lại để chia sẻ đến mọi người, có vẻ nó sẽ là kiến thức khá cũ với mọi người, nhưng đôi lúc bạn phân vân không biết được testing environment và staging environment khác nhau như thế nào, hay thỉnh thoảng lại bảo dev là “Deploy lên cho mình test với” thì dev hỏi lại “Deploy lên môi trường nào?”, hoặc thậm chí là bạn không biết khi nào gọi tên môi trường cho đúng và phù hợp, hi vọng dưới góc nhìn của một BA sẽ giúp bạn hiểu các môi trường này và áp dụng, triển khai nó một cách an toàn, hiệu quả.

Các môi trường trong phát triển phần mềm

Những môi trường mà mình nhắc đến trong bài viết hôm nay sẽ gồm có: Localhost (Development), Testing, Staging, Production, Sandbox, và một môi trường có thể hơi hơi lạ với một số người là Pilot, Devnet, Testnet.

Trước hết cho cái hình để bạn dễ hình dung hơn

Phân biệt các môi trường phát triển phần mềm
Phân biệt các môi trường phát triển phần mềm

Môi trường Development/Localhost:

  • Môi trường này là môi trường người Dev dựa theo tài liệu của BA và xây dựng tính năng trên máy của tính (local) của họ, người khác không thể truy cập server ngoài họ.
  • Database kết nối: Là database test, hoặc sandbox (tẹo mình sẽ giải thích sandbox là gì)
  • Người thực hiện test:
    • Người thực hiện test trên môi trường này chính là người Dev luôn, hoặc là một người Dev khác họ pull code về và chạy thử, test lại tính năng.
    • Đôi lúc team test nội bộ sẽ pull code của Dev xây dựng xong về test trên máy local của team test nội bộ luôn, nhưng mình nghĩ này có nhưng ít.
  • Vai trò của BA: Thường là hỗ trợ giải thích tính năng, nghiệp vụ, kiểm thử tính năng mới/hoặc bug fixed.

NOTE: BA cũng được xem như một phần của team test nội bộ

Môi trường Testing:

  • Môi trường này thường là môi trường được đội ngũ team test nội bộ chạy kịch bản kiểm thử đã được thiết kế trước, giúp tìm lỗi và sự cố trong phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi lên những môi trường tiệm cận production, hoặc production.
  • Còn về phần dev thì xem thử mấy tính năng họ code có tích hợp được với code có sẵn hay code của người khác chạy được trơn tru hay không?
  • Database kết nối: Là database test hoặc sandbox
  • Người thực hiện test:
    • Người thực hiện chính là nhóm kiểm thử nội bộ
    • Dev đôi lúc sẽ vào test để kiểm tra lỗi có bị như nhóm kiểm thử nội bộ đã report hay không.
  • Vai trò của BA: Thường là hỗ trợ kiểm thử, review bugs, đứng ra làm việc giữ tester và dev để xác nhận bug là bug thật hay có thể bỏ qua, giải quyết tranh cãi giữa họ, có thể dùng môi trường này để UAT (một số trường hợp).

Môi trường Staging:

  • Cũng là môi trường test nhưng tập trung vào phần tương thích và ổn định của phần mềm trước khi triển khai, môi trường này gần như sát với môi trường production.
  • Database kết nối: Là database test hoặc sandbox, đôi lúc có thể cắm trên database production hoặc là lấy database production clone ra và đổi hay dấu đi những thông tin nhạy cảm như email, số điện thoại, id nhận notification,…
    • Tại vì khúc này môi trường cần gần giống với production để khi go live tránh xảy ra lỗi hoặc sự cố không đáng xảy ra nên cần phải có configuration/phần cứng, service tương tự với production.
    • Có những cái khi mà dev chạy trên local/testing env thì thấy ngon nghẻ, nhưng đẩy lên production cái sinh ra lỗi => Cũng là một lý do để có môi trường staging để tạo cơ hội cho dev tìm lỗi liên quan đến configuration, tính tương thích với phần cứng.
  • Người thực hiện test:
    • Người thực hiện chính là khách hàng hoặc nhóm kiểm thử nội bộ
    • Dev kiểm tra lỗi do KH hoặc tester report.
    • Đôi lúc vẫn có thể cho một số nhóm user đặc biệt test cùng (kiểu như sài thử và đưa ra feedback)
  • Vai trò của BA: UAT, follow nắm thông tin từ khách hàng khi họ test, trao đổi nghiệp vụ nếu cần, review lại bugs, confirm một số bugs có tranh cãi.

Môi trường Production:

  • Là môi trường chạy thật với người dùng và dữ liệu thật
  • Database kết nối: Là database thật.
  • Người thực hiện test:
    • Tester thực hiện test khi release sản phẩm
    • Dev kiểm tra lỗi do người dùng cuối report
    • BA follow hoặc kiểm tra lỗi do người khác report.
    • Người dùng cuối sử dụng
  • Vai trò của BA: Tương tác với người dùng cuối hoặc nhận thông tin từ bên khác liên quan đến lỗi, giải quyết vấn đề phát sinh, hỗ trợ người dùng, hoặc phân tích dữ liệu/ux để tìm ra những giải pháp tốt hơn cho phần mềm.

Môi trường Pilot:

  • Môi trường này mình mới biết từ năm 2019 khi làm các dự án liên quan đến banking.
  • Là môi trường chạy thật với một nhóm người dùng đặc biệt và dữ liệu thật, nhóm này sẽ đưa ra các nhận xét góp ý cho ứng dụng.
  • Thường thì Pilot sẽ nằm sau giai đoạn UAT và trước khi lên production
  • Test trên thời gian thực để tìm ra lỗi.
  • Không phải dự án nào cũng có môi trường này
  • Database kết nối: Là database thật.
  • Người thực hiện test:
    • Nhóm người dùng cuối đặc biệt được lựa chọn sẵn để sử dụng trước sản phẩm.
    • Nhóm kiểm thử team nội bộ và khách hàng.
  • Vai trò của BA: Tương tác với nhóm người dùng đặc biệt để thu thập phản hồi, ý kiến góp ý, từ đó giải quyết các vấn đề phát sinh.
  • Đây cũng là một môi trường xác minh tính sẵn sàng của dự án, nên mọi thứ giống y chang production, chỉ khác là cho một nhóm người sài, những người dùng cuối khác chưa được sài.

Môi trường Sandbox:

  • Sau khi xem xét thì thấy Sandbox không nên xếp vào nhóm của Localhost, testing, staging, pilot, production, mà nó là 1 kiểu thể loại khác.
  • Có thể hiểu nó là môi trường thật dùng thử, thường được sài cho những hệ thống liên quan đến tiền bạc, tài chính, payment
  • Vì là dùng thử nên nó là database thử (test) chứ không phải database thật, hoặc là clone từ thật ra, chỉ cần thay đổi endpoint (api) thì sẽ có thể giúp phần mềm hoạt động trên môi trường real.
  • Nếu không có sandbox thì khi test có thể khó cover nỗi những tính năng liên quan đến tiền thật.
  • Mình thấy nó khi làm blockchain, hoặc banking, billing, AAS, payment gateway.
  • Một số tên khác
    • Testnet/Devnet: Môi trường test/sandbox của một blockchain
    • Goerli, Sepolia: Môi trường testnet/sandbox của Ethereum.

Lưu ý khi làm việc trên các môi trường khác nhau.

  • Không nên để khách hàng vào môi trường testing, sau khi mình làm với rất nhiều khách hàng cho thấy để KH vào môi trường test họ sẽ thấy những cái không hay, hoặc có khi họ không hiểu mình đang làm gì và tưởng là mình đang làm sai yêu cầu, hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình test của team nội bộ khi KH vào và thay đổi một số cấu hình.
  • Ở môi trường local host -> Có những trường hợp cần chạy cronjob liên tục hay sửa database sướng hơn trên môi trường testing (dù trên testing env vẫn thực hiện được nhưng đôi lúc gặp khó khăn)
  • Chia thành nhiều môi trường testing hoặc kế hoạch release trên testing env theo từng giai đoạn để tránh bug nó bị lộn xộn, ví dụ như báo bug xong dev fix và đẩy ngay lên testing mà không báo, hoặc 2-3 testers nhảy vào test chung 1 môi trường nhưng lại thay đổi DB có ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho kết quả test bị rối hoặc bị sai.
  • Điều quan trọng là phải có môi trường Testing độc lập để không ảnh hưởng đến các môi trường khác và giúp dev tập trung vào việc tìm lỗi và sửa chúng, chứ đụng lỗi cái báo và fix liền, xong deploy lên test liền thì không hay.
  • Môi trường Staging, Pilot đôi lúc không cần thiết phải có mà có thể gộp lại thành môi trường testing thôi, lý do chính là khá tốn chi phí, tài nguyên khi phải cần gần giống với môi trường production.
  • Khi test ở Pilot hoặc Staging, BA cần kiểm tra lại với các thành viên khác vì có dính tới database thật, có thể sẽ gửi những kết quả test đến cho người dùng thật, do đó nên phân nhóm người dùng được nhận hoặc thay đổi email/phone thật thành những dữ liệu test.
  • Đối với môi trường Pilot, luôn phải có một kế hoạch liên quan đến việc Rollback release để khi có trường hợp xấu sẽ xử lý được.

Kết bài.

Với những chia sẻ của mình hi vọng các bạn hiểu được từng môi trường phát triển phần mềm, cũng như nhiệm vụ và trách nhiệm một BA làm việc trong từng môi trường, sẽ có những thay đổi trong tên gọi của môi trường, hay trách nhiệm của người làm BA trong từng dự án, công ty khác nhau.

Khi mình làm việc với nhiều anh em Business Analyst, mình thấy nhiều bạn dùng các từ Sketch, Wireframe, Mockup và Prototype đôi lúc sai ngữ cảnh, ý nghĩa. Nên mình viết lại bài này, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về các khái niệm, dùng khi nào và cách dùng cho hợp lý nhé.

1. Sketch

  • Là bản phác thảo một cái gì đó trên giấy hoặc trên bản vẽ ở máy tính.
  • Nó cung cấp cho mình những thông tin cơ bản.

Sketch
Sketch

DÙNG KHI NÀO?

  • Thường là giai đoạn đầu của việc phân tích, mình hình thành ra ý tưởng, luồng, màn hình cơ bản.
  • Mình hay vẽ đại ra trên giấy để có cái nhìn vô một cách trực quan để dễ hình dung và phân tích.

CÁCH DÙNG:

Vẽ đơn giản, dễ hình dung,  tiết kiệm thời gian, vẽ miễn sao dễ hiểu và nhanh, dễ truyền đạt ý tưởng chứ không cần vẽ cho đẹp.

Dùng giấy, hoặc phần mềm Excalidraw, Balsamiq, Figma

 

2. Wireframe

  • Là kiểu thiết kế có các thông tin cơ bản, giao diện cơ bản đủ thành phần (ví dụ phải đủ các trường, dữ liệu, nút button…)
  • Và bản thiết kế này thì không cần màu mè gì nhiều, không cần quá đẹp, nhìn vô là hiểu trên màn hình sẽ có nội dung ra sao, nút đặt chỗ nào, …

Wireframe
Wireframe

Đọc thêm  Công cụ vẽ wireframe và diagram tuyệt vời mình tìm được cho Business Analyst.

DÙNG KHI NÀO?

  • Trong khi phân tích chi tiết, viết tài liệu nghiệp vụ, business rule, trước khi làm UI, khi làm các bước về luồng màn hình.
  • Giúp cho thấy được sự luân chuyển giữa các màn hình (điều hướng), cách các màn hình làm việc với nhau.

CÁCH DÙNG:

  • Vẽ đơn giản, đầy đủ thông tin trên màn hình,  dễ hình dung,  tiết kiệm thời gian.
  • Đừng thêm màu mè quá nhiều, chỉ dùng các màu đơn giản để đánh dấu tạo điểm nhấn, nút quan trọng,…
  • Thông tin trên màn hình nên đầy đủ về trường, nút, …
  • Đi kèm với mô tả Business Rule hoặc viết tài liệu hoặc comment/chú thích.
  • Vẽ đường mũi tên để chỉ sự điều hướng giữa các màn hình, hoặc đôi lúc gắn nút điều hướng trên ứng dụng design để có thể thể hiện sự tương tác giữa các màn hình => giúp cho việc trình bày với KH, stakeholders khác dễ hình dung hơn.
  • Mình hay dùng Balsamiq, Figma, Excalidraw, Adobe XD, Giấy, hoặc Ipad (với bút) để tạo wireframe.

3. Mockup (UI)

  • Là kiểu thiết kế trực quan, khá giống với phiên bản thực tế khi xây dựng web/ứng dụng. Có màu đầy đủ, có mấy yếu tố như đổ bóng, viền, animation kèm theo,…
  •  Vẽ kỹ tới mức mà Front-end designer có thể nhấn vào và xem kích thước chính xác, có các thành phần CSS, responsive.
  • Mình làm công ty thì thấy mọi người hay gọi là UI, Bảng design, File design

Mockup
Mockup

Đọc thêm  Figma Professional miễn phí: Công Cụ Đắc Lực Cho Business Analyst

DÙNG KHI NÀO?

  • Thường thì BA chả đụng gì trong phần thiết kế UI mà chỉ làm phần review luồng, nút có đủ chưa, phù hợp với tính năng nghiệp vụ đang làm hay không?
  • Thường được làm sau bước đã xong tài liệu nghiệp vụ/hoặc làm song song dạng cuốn chiếu với tài liệu nghiệp vụ.
  • Được dùng khi thiết kế trực quan, cụ thể để từ đó dựng nên giao diện web/ứng dụng.
  • Khi mà cần đánh giá yếu tố màu, phong cách, thương hiện, phối giữa các đối tượng giao diện, hình ảnh, sự chuyển động.

CÁCH DÙNG:

  • Thường BA ít/không làm phần này, mà là Designer sẽ lo, do đó BA có thể đi sâu vào mục review đánh giá, góp ý cũng như bổ sung thêm các thông tin còn thiếu trên giao diện, hay sự tương tác giữa các màn hình sao cho khớp với yêu cầu nghiệp vụ.
  • Nếu bạn có kỹ năng về phần giao diện này thì bạn có thể góp ý cũng như đưa ý kiến cá nhân nếu thấy sản phẩm mockup chưa được phù hợp.
Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Prototype

  • Là một bản như Mockup mà nó có thể hoạt động được khi mình gắn sự liên kết giữa các màn hình và user có thể thao tác được. Mục tiêu chính là để mô phỏng sự tương tác giữa người dùng và giao diện.

DÙNG KHI NÀO?

  • Phần này thường bên BA dùng để đi trình bày với khách hàng, stakeholders, mô phỏng ứng dụng thực tế 
  • Hoặc có thể xem và đánh giá trước khi code để chắc chắn rằng bản giao diện phù hợp, luồng tính năng hợp lý, hoặc làm cả việc nhờ người dùng đánh giá,…

CÁCH DÙNG:

  • Cũng là phần Design lo là chính, BA thường phụ phần gắn tương tác giữa các màn hình.
  • Lưu ý khi bật prototype thì chọn màn hình cho phù hợp, mà mở ở mức 100% để cảm nhận nó giống thật, không bị phóng to, hay thu nhỏ mà đánh giá sai về giao diện.
  • Với mình thì mình đánh giá cả độ tương phản, rồi test WCAG.
  • Ngoài ra Prototype còn hay được dùng cho các ứng dụng xây tạm thời, mô phỏng giao diện và build ra app/web để đưa ra cho người dùng thấy (có thể viết một vài tính năng cơ bản mà chưa xây dựng đủ, dùng dữ liệu giả,…)

Các khái niệm khác

Lo-fi design

Là một loại hình thiết kế với mức độ chi tiết thấp, thường mang tính chất phác thảo và đơn giản, nhằm tập trung vào việc truyền đạt ý tưởng hoặc cấu trúc tổng thể hơn là chi tiết thẩm mỹ.

Thì cũng khá giống với wireframe hoặc tuỳ mức độ mà nó sẽ giống với sketch

Mà Prototype cũng có thể chạy trên Lo-fi design để xem sự tương tác giữa các màn hình, element dưới dạng wireframe. Và thường được gọi là Lo-fi prototype.

Hi-fi design

Là bản thiết kế chi tiết và trực quan, gần giống với sản phẩm cuối cùng, có đầy đủ màu sắc, bố cục, và các yếu tố giao diện. => Khá giống với mockup, hoặc có thể nói là 1 tên gọi khác của mockup.
Do đó mà Hi-fi prototype: Là một phiên bản hoạt động của HiFi Design, cho phép người dùng tương tác và trải nghiệm trước khi sản phẩm thực sự được phát triển.

Kết bài.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình, nếu có gì sai sót hoặc chưa đúng thì để lại comment cho mình nhé.

Team mình đã dành giải nhất 10K$ trong cuộc thi SOLANA CODING CAMP VIỆT NAM và

6 bước mình thực hiện trong quá trình Business Analysis với vai trò lại một BA như thế nào?

1. Tiếp cận dự án & trao đổi business & idea (Elicit)

  • Anh em ngồi lại thảo luận ý tưởng và chọn 1 ý tưởng thấy phù hợp để tham gia Coding camp. Các ý tưởng là tự bộ những tính năng team mình dự kiến build cho công ty để xây dựng sản phẩm hoàn hảo.
  • Thảo luận về ý nghĩa thực sự của tính năng, giúp cho user làm gì? Tương lai phát triển tính năng ra sao (Ở đây là thảo luận để thực hiểu về Business, cách business vận hành, problem và solutions)

2. Phân tích & nghiên cứu giải pháp

  • Mình dùng các kỹ thuật khơi gợi (trong chính mình) để phân tích các tính năng, vẽ ra user flow, các trường hợp có thể xảy ra.
  • Vẽ sketch, mình dùng phần mềm excalidraw để vẽ ra những trường hợp xảy ra, lên phát hoạ ý tưởng, hình dung tính năng nó như thế nào, sẽ có những nút nào, những màn hình như thế nào,… chọn lọc và đưa ra những phân tích sơ khởi để đi đến bước tiếp theo…
Đọc thêm  Công cụ vẽ wireframe và diagram tuyệt vời mình tìm được cho Business Analyst.

Sketch
Sketch

  • Vẽ wireframe, mình cũng tiếp tục dùng excalidraw để vẽ wireframe, nhưng vẽ lộn xộn từ luồng màn hình, các thành phần trên  màn hình, vị trí tính năng, một số diagram, vẽ tất cả những gì mà sản phẩm có thể xây dựng được.
  • Ở bước này vì khơi gợi và chưa chốt cụ thể tính năng nào sẽ build, scope ra sao nên mình ghi ra tất cả những gì mình phân tích và các trường hợp/ tính năng có thể build

Wireframe
Wireframe

3. Trình bày giải pháp

  • Call với anh em trong đội ngũ phát triển dự án để trao đổi về giải pháp, thảo luận và chọn ra những tính năng cần xây dựng trong thời gian ngắn là 5 tuần.
  • Chốt scope và chốt giải pháp từ nghiệp vụ đến technical.
  • Phân chia công việc
Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

4. UI & Business rule

  • Scope wireframe về Figma & vẽ rõ luồng hơn để nhiều người nhìn vô dễ hiểu, sẽ khác với wireframe ở mục 2, phần wireframe này sẽ gọn gàng, ngăn nắp, vẽ các mũi tên điều hướng chỉ sự tương tác giữa các màn hình rõ ràng hơn để anh em phát triển dự án theo dõi dễ hơn.

Arranged Wireframe
Arranged Wireframe

  • UI vẽ cuốn chiếu, vẽ màn hình nào thì sẽ review và chỉnh sửa đến đó, cùng thời điểm đó Dev FE cũng sẽ theo dõi và làm dần.
  • Mình viết Business Rule & review UI/flow/cases xảy ra(không viết tài liệu cụ thể)

Business Rule
Business Rule

  • Tester viết checklist (vì thời gian quá ngắn)

5. Dev & Test

  • BE/Smart Contract Dev viết code theo Wireframe & Business Rule mình đã định nghĩa ở mục Wireframe đã chốt scope (ở mục 4)
  • FE dev theo UI, và code cuốn chiếu cùng lúc với thời điểm vẽ và review UI.
  • Review checklist & test UI cùng với tester để tìm ra lỗi UI, từ đó kịp thời sửa chữa lỗi ngay thời điểm làm UI.
  • Lắp ráp FE & BE, SC để thấy sự tương tác giữa các tính năng, giữa BE và FE, cả về Smart Contract.
  • Test functional để tìm ra lỗi hoạt động của tính năng, cũng như tích hợp tính năng.
  • Luôn cập nhật Business rule & Review UI cùng với anh em để có thông tin mới, chính xác nhất.

6. UAT

  • Test sau khi sản phẩm hoàn thiện xem có đáp ứng yêu cầu không, nếu chưa đáp ứng thì feedback và chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp, còn nếu đã hoạt động ok rồi thì anh em mang đi nộp bài và nhận giải thôi.

 

Kết bài.

Từ 6 bước của mình, bạn có thể áp dụng cho các dự án mà các bạn đang thực hiện, đây cũng là quy trình mà mình thực hiện khi tham gia các dự án thông thường khác, chỉ khác là mình thực hiện chi tiết, cẩn thận và viết tài liệu đầy đủ hơn.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình làm Business Analysis của các bạn.

 

Bạn có thể tìm đọc bài viết về giải ở đây:

https://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/solana-vietnam-coding-camp-mua-2-cong-bo-doi-doat-giai-3349752/

https://vnreview.vn/thread/cuoc-thi-lap-trinh-solana-vietnam-coding-camp-mua-2-da-tim-ra-nhung-team-danh-chien-thang-trao-thuong-gan-2-4-ty-dong.492581209480721