Loading...
Tìm kiếm

Bài học rút ra từ việc leo núi

Bài học rút ra từ việc leo núi - Hoàng Phan Blog

Giới thiệu

Từ lâu mình đã thích việc leo núi và enjoy cái moment lúc ngắm nhìn thiên nhiên, cây cối. Khi còn ở Sài Gòn, giai đoạn sinh viên thì kiểu thích và đi leo mấy núi như núi Bà Đen, Chứa Chang đồ á.

Lúc về Nha Trang thì mình leo núi thường xuyên hơn, trung bình 1 tháng 2-3 lần leo núi, cứ mỗi cuối tuần thì chạy xe trong thành phố rồi leo thôi, rất tiết kiệm thời gian khi chỉ tốn 2-3 tiếng cho 1 lần như vậy, nhiều thì những núi cao hơn sẽ mất 7-8 tiếng. Vừa để rèn luyện sức khoẻ, vừa để ngắm nhìn thiên nhiên và giảm bớt áp lực/stress từ công việc.

Leo núi ở Nha Trang
Leo núi ở Nha Trang

 

Bài học rút ra

Sau những lần leo núi mình thấy có những cái khá giống với việc đặt mục tiêu và đi tới mục tiêu. Để mình kể các bạn từng chi tiết riêng, sau đó sẽ đưa ra những nhận định nằm ở cuối nhé.

Chuyện dễ bỏ cuộc khi leo núi

Những thời điểm đầu mình leo núi, mình thấy khá chật vật và chưa biết cách leo làm sao tiết kiệm sức và tới đỉnh nhanh.

Thực tế là khi mình leo, bắt đầu đi mình leo rất nhanh, vì lúc đó còn sức, còn khoẻ, chân chưa mỏi. Nhưng mới leo được cỡ 1/20 đoạn đường cần leo thì thở hổn hển, tim đập nhanh. Đặc biệt là lần đầu leo cảm giác như muốn bỏ cuộc dù mới đi được cỡ 1/5 đoạn đường sau nhiều lần nghỉ mệt. Những lần đầu leo là cứ khúc đầu tăng tốc, leo nhanh được 1 đoạn ngắn, xong nghỉ mệt đâu đó 5-10 phút, hết mệt lại leo nhanh, rồi lại nghỉ mệt 5-10 phút, càng về sau càng nghỉ mệt nhiều hơn. Thế là tổng thời gian leo cứ thế bị tăng lên rất nhiều, mà tại những thời điểm dừng lại để nghỉ mệt lại càng có suy nghĩ bỏ cuộc, càng về sau cái suy nghĩ bỏ cuộc nó càng tăng lên.

Từ bỏ - Hoang phan Blog
Từ bỏ – Hoang phan Blog

Mình liên tưởng tới lúc xưa khi còn là sinh viên và những năm đầu làm việc, ngoài việc học và công việc trên công ty mình hay có các ý tưởng thêm và cố gắng tự xây dựng/build sản phẩm riêng của mình. Giai đoạn đầu của các dự án mình lao vào làm hì hục, cày đêm cày khuya liên tục, lúc đó kiểu rất hào hứng nên dành rất nhiều thời gian cho nó, quên nghỉ ngơi luôn ⇒ hay bị burn out ⇒ dẫn tới chán nản và bỏ cuộc ⇒ cuối cùng cũng không đi tới đâu cả và bỏ đi rất nhiều công sức đã làm trước đó rất sớm. Giống y chang việc leo núi, nếu không leo cùng bạn, không có người đốc thúc để cố gắng sau nhiều lần dừng lại nghỉ mệt thì mình đã bỏ cuộc ngay những bước đầu tiên. Còn việc build dự án riêng lại không có ai đốc thúc nên mình đã bỏ cuộc rất nhiều lần.

Leo núi từng bước một, ít khoảng nghỉ

Nhớ giai đoạn đầu vừa về Nha Trang, leo núi gặp một ông người Đức 65 tuổi, ổng hay leo canh khoảng 9g sáng. :v mình và bạn mình leo lên trước ổng khoảng đâu 15 phút, nhưng ổng leo đi sau ⇒ rồi đi ngang và nói chuyện với tụi mình ⇒ cuối cùng là mình đi được nữa đường, ông chú đó đã leo lên tới đỉnh, lúc đi theo được tới mốc 3/4 đường thì lại gặp ông chú đi xuống và nói chuyện với tụi mình, cuối cùng khi lên tới đỉnh :v ông chú đã xuống gần tới chân núi.

Mới đầu mình cứ nghĩ chắc là do ông chú leo thường xuyên nên quen với việc leo núi, thành ra ổng leo nhanh. Nhưng sau 1 thời gian leo mình lại thấy leo thường xuyên chỉ là 1 yếu tố, nó còn nhiều yếu tố khác nữa mà sau nhiều lần leo núi mình nghiệm ra được. Trong đó yếu tố mình thấy giúp mình lên đỉnh núi vừa ít mệt vừa tiết kiệm thời gian đó chính là đi từng bước một thật chậm rãi.

Tức là trong suốt quá trình leo, đặc biệt là khúc đầu leo, mình sẽ leo thật chậm rãi từng bước một thôi – giống như việc giữ sức vậy đó. Nhờ vào việc leo từng bước một ngắn, đều, không bước vội thì nhịp tim của mình nó chỉ tăng lên 1 tíu chứ không tăng lên vượt ngưỡng ⇒ từ đó toàn bộ cơ thể (đặc biệt là tim) rất ít mệt ⇒ dẫn tới việc không cần nghỉ nhiều ⇒ thậm chí là không cần nghỉ mà leo 1 mạch lên luôn 😀 (giống ông chú người Đức 65 tuổi mình nói ở trên)

Ở trên mình có nói đó, 1 lần nghỉ ngơi mất đâu 5-10 phút, giả sử 1 lần leo nên ngọn núi cao có 330m à, mình phải nghỉ ngơi tận 10 lần, tổng thời gian nghỉ ngơi trung bình mất tiu 50 phút 😀 =)).

Mà thời gian nghỉ 50 phút này là còn dài hơn tổng thời gian mình leo lên tới đỉnh sau khi đã rút ra được bài học này 😀

Từng bước nhỏ, đạt được mục tiêu
Từng bước nhỏ, đạt được mục tiêu

Rồi mình lại liên tưởng tới lúc làm việc, học tập và dự án cá nhân. Cứ có chiến thuật và đi từng bước một, làm liên tục và đều – lâu lâu ngừng lại nghỉ ngơi nhẹ thôi rồi tiếp tục. Không nên để rơi vào tình trạng burn out thì vẫn còn sức để chiến tiếp và theo dự án được dài hơi hơn, không chắc sẽ thành công nhưng giúp mình đi được dài hơi với một ý định gì đó. Mình đã áp dụng và thật sự thấy có hiệu quả cho một số dự định cá nhân, đừng quá sức và bỏ cuộc là được.

Kinh nghiệm và sức bền là điều cần khi leo núi

Núi nhỏ – thấp thì không nói, nhưng với những ngọn núi cao, dài, địa hình khó khăn thì kinh nghiệm và sức bền là điều cần lưu ý rất nhiều.

Ví dụ như ở trên mình ngẫm ra được việc bước từng bước nhỏ và đều là sau 1 thời gian leo ở Nha Trang mình mới tự nhận ra ⇒ đó là nhờ nhiều lần leo và quan sát nên mới có kinh nghiệm. (Mặc dù trước đó có leo ở núi Bà Đen, Chứa Chang nhưng lúc thời điểm đó mình rất gầy và kiểu khoẻ nữa =)) thành ra leo thấy easy quá mà k để ý luôn, sau về Nha Trang tăng so với xưa 15 Kg nên khác lắm 😀 ).

Còn sức bền thì khỏi nói rồi, leo các ngọn núi dài, hoặc đơn giản như núi Cô Tiên ở Nha Trang có 3 ngọn, để leo hết cả 3 ngọn trong thời gian ngắn thì cũng cần có sức bền. Mà sức bền cũng nhờ những lần leo núi trước đó hoặc rèn luyện các môn thể chất khác để tăng lên.

Vậy trong công việc và học tập cũng y chang luôn, phải làm thì mới có kinh nghiệm, tự ngẫm ra kinh nghiệm cho bản thân, rồi sức bền khi chiến các dự án dài hơi, fix bugs liên miên. Nên khi học hành thì cũng cần rèn luyện, ví dụ việc học tiếng Anh – khúc đầu học ít phút thôi cho quen dần, đỡ phải nản cũng như rút ra các bài học ⇒ rồi sau đó sẽ có kinh nghiệm và sức bền thì tăng độ khó của bài học, cũng như tăng thêm thời gian học. Hoặc là với đi làm, giờ muốn làm dự án khó và dài hơi thì trong khi đang làm các công ty bây giờ nè, rãnh thì xin thêm dự án đi, hoặc tốt hơn thì nên tự nghĩ ra ý tưởng rồi tự build, như ông anh “T” trong bài viết mình có đề cập trước đó, ảnh tìm thêm job ngoài để làm vừa để học hỏi thêm kinh nghiệm nhanh nhất, vừa là để kiếm thêm thu nhập, thêm nữa ảnh còn build thêm các thiết kế cá nhân để đưa vào portfolio. Rồi trước khi ảnh làm các dự án lớn, ảnh cũng học rồi rèn luyện từ các dự án nhỏ đi lên để lấy kinh nghiệm và sức bền từ đó có thể chiến được các dự án dài hơi hơn 😀

Uống nước ít hơn (nhưng đủ) trong quá trình leo núi

Khúc đầu mình leo núi thì hay mang nhiều nước lắm, vì sợ thiếu nước, chưa kể vì leo núi hay mệt nhanh khi khúc đầu cứ có sức nhiêu là leo nhiêu ⇒ mệt nhiều ⇒ dừng nhiều ⇒ uống nước nhiều.

Núi cô Tiên thời gian đầu mình leo, lên được một ngọn núi đầu tiên sẽ bay 1,5l nước. Nên lúc nào mình cũng mang cỡ tầm 2-2,5l cho 1 lần leo núi là 1 đỉnh.

Nhưng những lần uống nước đó hay có tác dụng phụ, kiểu như xốc hông nè, mất nước điện giải nè, mắc tè nè.

Đọc thêm  Mindmap: Danh sách nghiệp vụ Banking cho Business Analyst.

Một mặt khác nữa là mang nhiều nước thì nặng hơn, làm mình cũng kiểu nhanh mệt hơn 1 tíu.

Đặc biệt mấy lần đầu leo, nghỉ mệt nhiều thì lại uống càng nhiều nước =)).

So với khi làm việc mình cũng thấy giống y chang, đang làm việc chán nản/mệt mỏi cần nghỉ ngơi thường xuyên thì lôi điện thoại lướt lướt facebook, insta, twitter (x) các kiểu, càng burn out mà không có kinh nghiệm điều chỉnh là càng lao đầu vào sài lướt mạng xã hội các kiểu nhiều hơn ⇒ Nếu ai hiểu về dopamine thì sẽ biết là các việc như vậy làm tăng dopamine lên rất cao, sau đó cơ thể phải tự giảm xuống thấp hơn mức trung bình để cân bằng, và từ đó càng làm cho ta nản việc tiếp tục làm việc. Mà việc cân bằng này cũng cần có kinh nghiệm và sự quyết tâm nha.

Dopamine bị crash khi bị sử dụng sai cách
Dopamine bị crash khi bị sử dụng sai cách

Do đó nếu chỉ giải trí ở mức vừa đủ, không quá lạm dụng, hoặc dùng các phương án như tập thể dục, ngắm cảnh, healing đồ các kiểu thì dopamine tăng ở mức an toàn giúp ta làm việc hiệu quả hơn.

Và việc leo núi, uống nước vừa phải hợp lý cũng sẽ giúp ta giảm bớt những tác dụng phụ đi. Mà mình nghĩ cũng từ nhiều yếu tố, ví dụ có kinh nghiệm, biết cách leo núi từng bước nhỏ đều đặn cũng giúp cho việc uống nước ở mức vừa đủ, đi đều, ít mệt ⇒ ít khát và ít cần bổ sung nước hơn. Mà nhớ ông chú 65 tuổi ở trên không? Ổng leo không mang nước luôn =)) ổng cầm có 1 cái cây gậy, quần đùi, áo 3 lỗ leo núi thôi, chứ không mang theo gì cả.

P/s: Mình nghĩ chắc là sẽ có người phản biện là sao không uống nước tăng điện giải cho có điện giải trở lại – … ờ thì mình lấy ví dụ để suy ra cách áp dụng cho công việc thôi… và việc dùng nước tăng điện giải so qua với công việc thì kiểu dùng các cách như tập thể dục, ngủ đủ giấc để cân bằng dopamine tốt nhất ấy là giống nhau.

Chọn thời điểm leo núi.

Thật ngu ngốc khi 2-3 tháng đầu leo núi, mình luôn chọn leo từ 9g sáng và xuống núi đâu đó lúc giữa trưa =)).

Giữa trời tiết mùa hè nắng nóng mà leo giờ đó đúng là kiểu đi phá sức á chứ, thời gian đầu vì leo khung giờ đó mà mình thấy kiểu mệt, da cháy nắng luôn, mà bị mất sức + cần bổ sung nước rất nhiều, dẫn đến nhiều thứ hơn.

Sau này khi nhiều người leo xuống núi cũng là lúc mình leo lên người ta hay bảo là nên leo sáng sớm hoặc chiều tối, mình đổi qua khung khác để leo thì kiểu chả thấy mệt gì cả (do lúc đó đã kèm theo việc áp dụng chiến thuật đi từng bước ngắn và đều)

Thì việc này cũng giống như đi làm, hay xây dựng dự án cá nhân, luôn cần chọn đúng thời điểm và khung giờ hợp lý. Ví dụ như có những người làm việc hiệu quả vào ban đêm ⇒ thì ban ngày làm các việc không cần quá tập trung, ban đêm thì các việc khó, cần suy nghĩ nhiều, tập trung nhiều. Mà đôi lúc cứ nghĩ là mình hợp khung giờ đêm rồi cứ thức 2-3 giờ đêm làm để hại sức khoẻ cũng không đúng nhé (y chang việc leo núi 9g sáng – 12g trưa của mình). Sao không thử ngủ sớm rồi dậy sớm thử khung giờ sáng sớm xem sao 😀 (như mình chọn đổi khung giờ sang leo từ 3g chiều)

 

Còn khi xây dự án, mình đã và đang làm nhiều dự án thì mới nhận ra việc thực hiện xây dựng/ ra mắt sản phẩm đúng thời điểm rất quan trọng, ví dụ các dự án trong thị trường Blockchain, năm cuối 2021-cuối 2023 là thời điểm rất ít dự án ra mắt, vì giá thị trường, đặc biệt BTC đang có xu hướng giảm, nên đa số các dự án ra mắt thời điểm này ngủm mất tiu, nhưng gần đây thì trường lại sôi nổi trở lại, nhiều nguồn tiền đi vào ⇒ các dự án xây dựng gần đây lại có cơ hội thành công cao hơn. Hay công ty mình cũng vậy, khi làm các dự án, thì mua giảm giá bên mình chỉ nghiên cứu, thử nghiệm và khi thị trường quay trở lại là thời điểm tốt để xây dựng các dự án.

Cần có các bước chuẩn bị trước khi leo núi.

Trong quá trình leo núi, cũng cần có sự chuẩn bị, dù là nhỏ hoặc đơn giản nhưng cũng cần làm đúng và phù hợp.

Ví dụ trước khi leo núi thì không nên ăn quá no, dễ bị xốc hông, nên do đó nên ăn trước ít nhất 30 phút và ăn vừa phải để leo.

Hay là việc mang theo nước, cũng nên mang vừa phải, không quá nhiều, không quá ít ⇒ mà này cũng cần leo và thử nghiệm nhiều lần trước để rút ra kinh nghiệm á nha.

Vừa đủ là tốt nhất
Vừa đủ là tốt nhất

Rồi khi leo cũng cần khởi động trước nữa, chứ không phải bụp cái là leo ngay, dễ bị trật chân khi mà không khởi động.

Rồi để leo được núi cao và dài, địa hình khó thì cần phải rèn luyện trước đó, tập chạy thể dục, rè luyện thể chất, leo núi nhỏ trước, thử nghiệm nhiều lần và tăng dần độ khó, độ cao lên. Chứ lần đầu leo mà đi leo mấy núi mất 7-8 tiếng leo thì dễ toang lắm.

Và trong công việc cũng vậy nốt, cần có sự chuẩn bị.

  • Lúc chưa có kinh nghiệm đi làm ⇒ thì làm dự án mẫu, học kỹ kiến thức, tự thực hành theo tưởng tượng hoặc tìm mentor hỗ trợ.
  • Các kỹ năng cần thiết như chỉnh sửa ảnh, video, kiến thức cơ bản công nghệ thông tin, ngoại ngữ cũng cần phải biết, không quá giỏi cũng được nhưng cần biết để khi cần mà sài tới liền.
  • Việc học có lúc nghĩ nó không cần tới, nhưng lúc cần là có sài liền, chứ đợi lúc cần mới đi học thì tốn thêm mớ thời gian, hoặc đôi lúc nghĩ mà tiếc bị lỡ mất cơ hội. Ví dụ như mình đồng ý nghỉ việc và bỏ ra 100 triệu đi qua Philippines học tiếng Anh, để khi có cơ hội là mình nắm bắt ngay, nhiều lần mình nghĩ nếu không có tiếng Anh thì mình đã lỡ đi cơ hội việc làm như bây giờ, không có những trải nghiệm tốt hơn. Hoặc việc lúc cấp 2, cấp 3 mò về Photoshop cũng là lợi thế khi mà khi đi làm sài những công cụ vẽ như Figma, Balsamiq, XD,… mình chả cần học gì mà cứ vào sài thôi. Hay là kỹ năng nói chuyện trước đám đông, dẫn dắt cuộc họp ⇒ mình đã phải mất hơn 3 năm để rèn luyện, tham gia các hoạt động Đoàn Hội, dẫn dắt các bạn đi tổ chức sự kiện ở nhiều nơi, gặp các cấp lãnh đạo ở các huyện, xã. Kỹ năng bạn học nó sẽ ở trong bạn, có thể thời điểm hiện tại nó chưa bùng nổ, nhưng khi có cơ hội nó bộc phát ra thì việc công việc thuận lợi hay lương bổng tăng gấp nhiều lần cũng có ngày diễn ra thôi :D.
  • Tự rèn luyện thêm trong quá trình đi làm cũng là một bước chuẩn bị cho tương lai, thời gian 8 tiếng 1 ngày đi làm, bạn thường sẽ có ít nhất 1-2 tiếng buổi tối, hãy tận dụng nó đi ⇒ những người chiến thắng/thành công sẽ là những người biết tận dụng khoảng khung giờ đó :D.

Kết luận việc leo núi

😀 Mình lấy cớ việc leo núi để liên tưởng và viết bài, đôi lúc có mấy cái nhìn có vẻ hơi vô lý 1 tíu :D, dưới đây là những điều mình rút ra được:

  • Dễ bỏ cuộc nếu khúc đầu của bất kỳ dự án/ kế hoạch nào cũng làm không có kế hoạch, lao vào chiến, không biết nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bước từng bước 1, có kế hoạch rõ ràng, duy trì mỗi ngày 1 ít, nhưng mà thường xuyên và có khoảng nghỉ hợp lý sẽ giúp bạn dài hạn từng bước đi tới vạch đích.
  • Kinh nghiệm và sức bền là cần thiết, do đó hãy cố gắng rèn luyện thường xuyên để nâng cao kinh nghiệm làm việc/học tập và sức bền từ những dự án nhỏ ⇒ sau đó sẽ chiến được dự án khó, phức tạp và dài hạn.
  • Cân bằng cuộc sống và làm việc, không nên để bị burn out, nản trí và sau đó lướt những điều vô bổ trên internet thường xuyên ⇒ tăng dopamine quá độ ⇒ không có hứng thú làm việc nữa.
  • Thời điểm học, rèn luyện và làm là quan trọng, chọn khung giờ bạn làm việc hiệu quả nhất, né tránh thức quá khuya gây hại sức khoẻ, giảm trí nhớ. Khi làm dự án cũng chọn thời điểm thích hợp để làm và ra mắt sản phẩm.
  • Cần chuẩn bị kỹ năng và kiến thức từ sớm, bất kỳ thời gian rãnh nào cũng quý giá cả, tận dụng phù hợp để nâng cao kỹ năng.

Qua bài viết, hi vọng được nhiều bạn đoán nhận, nếu có góp ý hay bình luận, hãy để lại lời nhắn cho mình nhé.

Hoang Phan

Author: hoangphan

Hoàng xuất phát là dân kỹ thuật phần mềm, tham gia mảng phát triển phần mềm từ 2017 đến nay. Mình muốn mang những trải nghiệm cá nhân chia sẻ đến anh em, từ đó anh em thấy gì hay thì có thể tham khảo sử dụng, mà dỡ thì anh em góp ý giúp nhé.  

Leave a Reply

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*