Loading...
pump.fun research hoangphan.blog
pump.fun research hoangphan.blog
pump.fun research hoangphan.blog

Introduce

Hello, I am Hoàng Phan, you can call me “King” in English. This is my very first blog post written in English. I hope you find it clear and enjoyable to read! 😀

Today I want to share what I did research about pump.fun

Overview

Pump.fun is a project on the Solana blockchain designed to facilitate fair fundraising for MEME coin through the use of a linear bonding curve mechanism.

I researched & asked pump.fun about the bonding curve, they told me that their bonding curve is similar to Uniswap V2 where x*y = k represents a linear bonding curve. This coin allows for dynamic pricing influenced by market demand and supply.

Target to raise to 85 SOL with 796M Meme tokens and add LP pair to DEX, and burn the LP token and the MEME coin has no owner.

While user joining the launchpad, user can change their mind to sell their tokens/shared back to Bonding Curve.

Create MEME COIN

  • Before creating any Meme coin, the creator must first establish a Solana wallet, deposit some SOL (at least 0.021 SOL for creating fee) into it, and then register an account on pump.fun.
  • Creator fills out Ticker, meme name & description ⇒ Then choose the number of token to buy right after token created (First buy in SOL ⇒ Tokens [optional])
  • The system will create/mint 1B Tokens
  • Add 794M Tokens to Bonding Curve
  • 206M Token is used to create Pair on TOKEN/SOL on Raydium and Add LP there if the bond can fill.
  • A creating memecoin trx: https://solscan.io/tx/47b7uSUSq2frbahBthxjKg8VqaxvrDkN22nzz2ukqwwxyBLNtW49UsSKa7grJEYH59MB2PFnRhWEgY42WQ8JNANF 
Create the meme tokens on pump.fun
Create the meme tokens on pump.fun

Trade

  • If creator set first buy (in SOL) ⇒ Bonding Curve will execute the swap for that first buy
  • The price will increase when more SOL & less Tokens in Bonding curve (more buy ⇒ gain price, and more sell ⇒ dump price, it follows the rule of Uniswap V2 Bonding Curve x*y = k )
  • 1% fee for buy/sell actions, it will come to pump.fun team’s wallet
    • example buy 1 SOL, you will pay 1 SOL + 0.01 SOL (1% fee)
    • sell and receive 1 SOL ⇒ user can only receive 99% of 1 SOL = 0.99, then 0.01 SOL (1% fee) will be sent to pump.fun team’s wallet

List on Raydium

  • Once the bond reaches 100% (0 TOKEN & 85 SOL in bonding curve) ⇒ (maybe) a cronjob will run & execute to create pair on Raydium & add LP
  • 6 Sol will be taken for fees (2 to pump, 4 to Raydium), then 79 SOL + 20% of tokens (206m) will seed the LP.
  • https://github.com/warp-id/solana-trading-bot/issues/116
  • Bonding Curve ⇒ Transfer 85 SOL to wallet 39azUYFWPz3VHgKCf3VChUwbpURdCHRxjWVowf5jUJjg then this wallet will transfer to the team’s wallet 2 SOL (deduct fee ⇒ 1.85 SOL) & create PAIR + Add LP (79 SOL + 206M Tokens)
Add LP on pump.fun
Add LP on pump.fun
  • Right after add LP ⇒ they are will be burned ⇒ No one owner
Pump LP on pump.fun project hoangphan.blog
Pump LP on pump.fun project
  • Update the UI on pump.fun after Raydium listing, so now user can trade on Raydium via pump.fun & see the new chart of pair TOKEN/SOL on Raydium. => can check the UI here: https://pump.fun/GzqmrcsvGkAiTpJrYTYav2j5F3NquE3x1gcDR71Jpump 

Some other features

  • King of the hills: To achieve “King of the Hill” status, about 45 SOL is required, marking the halfway point in token sales.
    King of the hill on pump.fun
    King of the hill on pump.fun

    When a token’s market cap hits around $30K, it overtakes the current “King of the Hill” and is featured prominently. This visibility often attracts new buyers but can also be exploited by scammers.

  • Thread: This is using for discussing about the project, user can comment/replies free even you did not buy/invest to that tokens.
  • Bubble Map: just use the framework to show the address & token’s holding.

Marketcap

I just copy message from pump.fun team wrote to me for question asking about how to calculate MC on pump.fun.

Market cap :

initial_virtual_sol_reserves / initial_virtual_token_reserves * total_supply

We have virtual (non real) reserves for both Sol and tokens. This sets the parameters and initial price in the bonding curve. The market cap is the initial ratio (price) of the virtual Sol and tokens multiplied by the total supply of tokens.

Understand more about bonding curve

You can read on this one to understand more about the bonding curve: https://docs.mint.club/tools/bonding-curve-design

Clone this project on other chains

Pump.fun already launched it on Blast chain, there is not too much volume.
And other teams also are the copy cat of pump.fun such as:

https://degen.day/

https://www.degen.fund/

So you can also follow this project to build your own product too.

What features should I build more on pump.fun

Now on pump.fun, all projects are the same pattern, so if we can create the difference tokens

I suggest that you can build some thing more on this project such as:

  • Allow user to adjust the decimals & max/total supply of tokens.
  • Bonding curve options => creator can make the different type of price/curve on bonding curve
  • Allow adjust the initial price
  • Allow adjust the distribution
  • Allow airdrop functional
  • Support reflection.

Conclusion

Yeah, you can learn about DEFI project by researching the hot/popular projects on blockchain.

Even you can copy their idea and build your own on another blockchain platform.

Example: I can find the awesome project that I can learn more: https://mint.club/ 

Câu hỏi đặt ra…

Khi nghe tới Blockchain, nhiều bạn chưa thử tiếp xúc nhiều sẽ nghe nó cao siêu, và sợ rằng giờ mình không biết gì về nó, thì có thể làm việc trong ngành Blockchain với vị trí liên quan đến phân tích nghiệp vụ hay không? Và liệu rằng BA có cần kiến thức đầu tư crypto, hay thậm chí là tham gia đầu tư hay không???

Thế giới blockchain có ảo diệu, khó tiếp cận?
Thế giới blockchain có ảo diệu, khó tiếp cận?

Thống nhất với các bạn đọc thế này, từ BA trong các bài viết của mình thường sẽ nói đến người làm công việc Phân tích nghiệp vụ, và những người này có thể có title là BA (Business Analyst), PO (Product Owner), PM (Product Manager), Research, Product Designer, UX/UI Designer, đôi lúc là Business Owner, Tester,… miễn là họ có làm công việc liên quan đến nghiên cứu về sản phẩm blockchain (IT) và tìm cách phân tích để xây dựng nên được product.

Câu trả lời ngắn gọn

Yeah, để trả lời câu hỏi trên, với kinh nghiệm đã tham gia chinh chiến rất nhiều dự án, từ dự án công ty, dự án làm với vài anh em, rồi đến những dự án cá nhân, rồi tham gia thi mấy cuộc thi về Blockchain và đạt nhiều lần giải nhất, nhì.

  • Làm các dự án blockchain mình thấy không khác gì các dự án thông thường, đôi lúc lại thấy dễ hơn khi làm các dự án blockchain.
  • Còn về phần đầu tư crypto thì không bắt buộc bạn phải biết đầu tư mới làm được các dự án blockchain, nhưng nếu bạn biết cách tìm hiểu và dùng 1 ít lộ phí để trải nghiệm thì giúp bạn tiếp cận được với dự án tốt hơn.

Tại sao như vậy?

Phần thứ nhất, về câu chuyện khó dễ trong việc làm dự án blockchain với dự án khác blockchain.

Mình nhận thấy làm việc tại các dự án blockchain thì khi mà bạn hiểu rõ về dự án, có kiến thức vững chắc về nghiệp vụ/hệ thống thì các dự án blockchain không khác gì các dự án thông thường, đôi lúc dễ hơn các dự án thông thường, như so sánh với hệ thống quản lý doanh nghiệp kiểu ERP, CRM hay Banking, Fintech, thì các dự án blockchain mình tham gia nó có đôi chút dễ hơn 1 tíu, vì những cái core như phần sổ cái là đã có những chain đi trước, mình có thể dùng opensource hoặc fork trực tiếp từ chain (thường là EVM) đang chạy tốt về sài và phát triển tiếp tính năng. Thậm chí là các sản phẩm vây quanh blockchain cũng có sẵn như Bridge, Dex (swap), Loan, Borrow,…

Ngoài ra vì các dự án blockchain họ hay kiểu opensource, document, thông tin được public, mình lại thấy dễ tìm hiểu và học hỏi từ những dự án có sẵn, từ đó có thể copy về hoặc biến tấu để xây dựng các dự án riêng. Còn trong trường hợp xưa mình làm về mobile banking, tìm tài liệu rất khó để học cũng như hiểu sâu về luồng, hoặc các dự án về bảo hiểm, core bank, những dự án như này phải đi làm công ty, có cơ hội tiếp xúc và có tài liệu để đọc chứ ít khi tài liệu hệ thống lại được phanh phui ra cho bất kỳ ai đọc cũng được.

Làm về blockchain không quá khó như bạn nghĩ.
Làm về blockchain không quá khó như bạn nghĩ.

Phần thứ hai, về việc biết đầu tư không bắt buộc phải biết nhưng vì sao nên biết?

Đầu tư crypto có nhiều loại, mấy loại mà nhiều người hay biết tới là mua coin trên sàn CEX như Binance, Mexc, BingX, Coinbase, … nhưng còn nhiều kiểu đầu tư khác như mua ở Dex, mua qua presale ở IDO, ICO, và nhiều kiểu khác nữa.

Vậy nếu người làm nghiệp vụ từng thử mua Sh*t coin trên một IDO nào đó, hoặc Swap token trên 1 Dex nào đó, thì họ được trải nghiệm từng bước một và nắm nhiều kiến thức buộc họ phải biết để đầu tư.

  • Từ tạo ví, biết về private key, lưu trữ seed phrases
  • Chuyển tiền từ CEX về Wallet với chain phù hợp => nắm được sự khác nhau giữa các chain, chuyển token cùng chain/khác chain
  • Hiểu về cách IDO hoạt động, FCFS là gì, Lottery trong IDO, launchpad,…
  • Hiểu về DEX, swap token, LP, Farming,..
  • Và nhiều kiến thức khác.

Mình đã từng thuê outsourcing cho công ty mình từng làm, mình nhận thấy một số bạn chưa bao giờ tham gia 1 dự án Launchpad, thì lại nghĩ ra không đủ trường hợp, build một dự án real mà thiếu đủ thứ, nhất là các tính năng vô cùng quan trọng xử lý các trường hợp đặc biệt lại không có, dẫn đến việc nguy hiểm khi làm business.

Như vậy nếu được trải nghiệm qua thực tế thì insight của người làm BA sẽ tốt hơn rất nhiều dẫn đến việc xây dựng dự án được đầy đủ hơn.

Dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác như phải thử ngẫm ra các trường hợp đặc biệt, đặt bản thân người phân tích vào trường hợp đó và tìm cách giải quyết.

Ví dụ như làm cái launchpad về token, khi có một dự án đăng ký, lên kế hoạch xong mọi thứ, truyền thông và cho chạy, nhưng tới gần ngày cho user vào đặt mua trước, thì dự án lại huỷ kế hoạch, hoặc thay đổi kế hoạch => Phải có những tính năng xử lý trường hợp này để mà refund tiền về cho người dùng tự động, hoặc cho người dùng claim tokens, hoặc nếu người dùng chưa vung tiền ra thì có thông báo, hoặc huỷ dự án đó và cho phép rút tiền về. Mình vẫn nhớ lần trước không có tính năng huỷ, và nếu dự án thay đổi là tiền bị mắc kẹt mãi trên blockchain => dự án mất tiền.

Nhưng cũng có rất nhiều dự án có môi trường testnet/devnet, và bạn tha hồ mà vào vọc, do đó không sợ phải mất tiền, và những dự án này hoàn toàn public, nên câu này cũng là câu ủng hộ cho việc làm dự án blockchain thì không cần phải biết về đầu tư, mình thấy đôi lúc biết đó chút ít thôi, chỉ để thử nghiệm để hiểu hệ thống hoạt động ra sao, và kèm theo đọc tài liệu nữa, thực tế biết nhiều toàn mất tiền vì “NGU” nếu không chuyên về đầu tư 😀 Nên biết nhiều nhiều về phần nghiệp vụ và biết ít ít về đầu tư nếu không chuyên là đủ nha :D.

Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Kết luận.

Trong khi việc am hiểu sâu sắc về đầu tư crypto không phải là yêu cầu bắt buộc cho một Business Analyst trong mảng blockchain, nhưng việc này chắc chắn sẽ mang lại lợi thế lớn. Kiến thức và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp BA đưa ra quyết định chính xác, phát triển dự án mạnh mẽ.

Ngoài ra hãy tự tin tham gia mảng blockchain, vì thực sự nó không khó như bạn nghĩ, nếu dự án bự thì chắc chắn sẽ luôn có những người có kinh nghiệm ở sẵn đó và hướng dẫn bạn, còn nếu dự án nhỏ thì bạn có cơ hội học hỏi, đôi lúc là dự án không quá khó như những dự án bạn từng làm ở các công ty truyền thống. Với lại tài liệu nghiệp vụ, kỹ thuật ở các dự án blockchain là gần như public, do đó mà tha hồ mà học nghiệp vụ.

 

Team mình đã dành giải nhất 10K$ trong cuộc thi SOLANA CODING CAMP VIỆT NAM và

6 bước mình thực hiện trong quá trình Business Analysis với vai trò lại một BA như thế nào?

1. Tiếp cận dự án & trao đổi business & idea (Elicit)

  • Anh em ngồi lại thảo luận ý tưởng và chọn 1 ý tưởng thấy phù hợp để tham gia Coding camp. Các ý tưởng là tự bộ những tính năng team mình dự kiến build cho công ty để xây dựng sản phẩm hoàn hảo.
  • Thảo luận về ý nghĩa thực sự của tính năng, giúp cho user làm gì? Tương lai phát triển tính năng ra sao (Ở đây là thảo luận để thực hiểu về Business, cách business vận hành, problem và solutions)

2. Phân tích & nghiên cứu giải pháp

  • Mình dùng các kỹ thuật khơi gợi (trong chính mình) để phân tích các tính năng, vẽ ra user flow, các trường hợp có thể xảy ra.
  • Vẽ sketch, mình dùng phần mềm excalidraw để vẽ ra những trường hợp xảy ra, lên phát hoạ ý tưởng, hình dung tính năng nó như thế nào, sẽ có những nút nào, những màn hình như thế nào,… chọn lọc và đưa ra những phân tích sơ khởi để đi đến bước tiếp theo…
Đọc thêm  Công cụ vẽ wireframe và diagram tuyệt vời mình tìm được cho Business Analyst.
Sketch
Sketch
  • Vẽ wireframe, mình cũng tiếp tục dùng excalidraw để vẽ wireframe, nhưng vẽ lộn xộn từ luồng màn hình, các thành phần trên  màn hình, vị trí tính năng, một số diagram, vẽ tất cả những gì mà sản phẩm có thể xây dựng được.
  • Ở bước này vì khơi gợi và chưa chốt cụ thể tính năng nào sẽ build, scope ra sao nên mình ghi ra tất cả những gì mình phân tích và các trường hợp/ tính năng có thể build
Wireframe
Wireframe

3. Trình bày giải pháp

  • Call với anh em trong đội ngũ phát triển dự án để trao đổi về giải pháp, thảo luận và chọn ra những tính năng cần xây dựng trong thời gian ngắn là 5 tuần.
  • Chốt scope và chốt giải pháp từ nghiệp vụ đến technical.
  • Phân chia công việc
Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

4. UI & Business rule

  • Scope wireframe về Figma & vẽ rõ luồng hơn để nhiều người nhìn vô dễ hiểu, sẽ khác với wireframe ở mục 2, phần wireframe này sẽ gọn gàng, ngăn nắp, vẽ các mũi tên điều hướng chỉ sự tương tác giữa các màn hình rõ ràng hơn để anh em phát triển dự án theo dõi dễ hơn.
Arranged Wireframe
Arranged Wireframe
  • UI vẽ cuốn chiếu, vẽ màn hình nào thì sẽ review và chỉnh sửa đến đó, cùng thời điểm đó Dev FE cũng sẽ theo dõi và làm dần.
  • Mình viết Business Rule & review UI/flow/cases xảy ra(không viết tài liệu cụ thể)
Business Rule
Business Rule
  • Tester viết checklist (vì thời gian quá ngắn)

5. Dev & Test

  • BE/Smart Contract Dev viết code theo Wireframe & Business Rule mình đã định nghĩa ở mục Wireframe đã chốt scope (ở mục 4)
  • FE dev theo UI, và code cuốn chiếu cùng lúc với thời điểm vẽ và review UI.
  • Review checklist & test UI cùng với tester để tìm ra lỗi UI, từ đó kịp thời sửa chữa lỗi ngay thời điểm làm UI.
  • Lắp ráp FE & BE, SC để thấy sự tương tác giữa các tính năng, giữa BE và FE, cả về Smart Contract.
  • Test functional để tìm ra lỗi hoạt động của tính năng, cũng như tích hợp tính năng.
  • Luôn cập nhật Business rule & Review UI cùng với anh em để có thông tin mới, chính xác nhất.

6. UAT

  • Test sau khi sản phẩm hoàn thiện xem có đáp ứng yêu cầu không, nếu chưa đáp ứng thì feedback và chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp, còn nếu đã hoạt động ok rồi thì anh em mang đi nộp bài và nhận giải thôi.

 

Kết bài.

Từ 6 bước của mình, bạn có thể áp dụng cho các dự án mà các bạn đang thực hiện, đây cũng là quy trình mà mình thực hiện khi tham gia các dự án thông thường khác, chỉ khác là mình thực hiện chi tiết, cẩn thận và viết tài liệu đầy đủ hơn.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình làm Business Analysis của các bạn.

 

Bạn có thể tìm đọc bài viết về giải ở đây:

https://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/solana-vietnam-coding-camp-mua-2-cong-bo-doi-doat-giai-3349752/

https://vnreview.vn/thread/cuoc-thi-lap-trinh-solana-vietnam-coding-camp-mua-2-da-tim-ra-nhung-team-danh-chien-thang-trao-thuong-gan-2-4-ty-dong.492581209480721

 

Blockchain Business Analyst

Thời gian rồi mình có tìm hiểu để xây dựng các dự án liên quan đến blockchain, và mình cũng đã chìm đắm gần hai năm trong nó rồi. Hôm nay lại rãnh rỗi chia sẻ một số kiến thức về những thứ mình làm đến anh em, cũng như giúp anh em có thêm kiếm thức về Blockchain Business Analyst.

Chủ đề hôm nay là “Token Launchpad có những tính năng gì?”, và tính năng nào quan trọng để từ đó anh em nào vô tình tìm thấy bài viết này có thể rút ngắn được thời gian nghiên cứu và có thể tham khảo để áp dụng cho dự án của các bạn.

Trên thị trường blockchain ngày nay có rất nhiều launchpad, mình tìm hiểu và có những ngày canh kèo để mua launchpad hi vọng có kèo ngon x10 x20 x100. Nên cũng tự hiểu được nỗi niềm của anh em người dùng, từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như để build những sản phẩm tương tự.

Trước hết mình sẽ giải thích một số thuật ngữ để anh em biết về launchpad và blockchain nhé.

Các bạn xem bài về các thuật ngữ mình hay dùng khi xây dựng token launchpad ở link dưới nhé

Đọc thêm  Blockchain Business Analyst - Thuật ngữ thường dùng khi xây dựng Token Launchpad

Cơ chế của Token Launchpad (Ở đây là IDO Launchpad) như thế nào?

Cơ chế token launchpad - blockchain business analyst
Cơ chế token launchpad

Cơ chế mô tả ở đây chỉ là một cơ chế chung chung cho token launchpad (IDOs), tuỳ thuộc vào cách hoạt động, mô hình của mỗi dự án khác nhau mà có thể sẽ có sự thay đổi.

Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst
Bước Mô tả
Khởi tạo dự án Thường các đội ngũ phát triển dự án trên blockchain sẽ có ý tưởng, và xây dựng dự án trên blockchain. Tại thời điểm này họ sẽ xây dựng các Dapp/Business cho riêng họ. Và họ quyết định phát hành tokens.
Tạo token Bên dự án họ sẽ xây dựng và tạo ra tokens trên blockchain.

Bước tạo tokens có thể đội ngũ họ tự xây dựng smart contract riêng theo cơ chế của dự án, hoặc có thể sử dụng một số công cụ để tạo tokens với cơ chế có sẵn.

Liên hệ launchpad Bên dự án muốn thực hiện gọi vốn sẽ liên hệ các bên launchpad để được phép đăng bán/gọi vốn/public sale trên các kênh launchpad đó.
Bước này có thể thực hiện từ sớm trước khi tạo token
Tạo pool trên token launchpad Khi 2 bên đã thoả thuận, thì bên launchpad sẽ tạo pool, đặt các dữ liệu như thông tin dự án, thông tin vesting, hệ thống quản lý vesting, số lượng gọi vốn (softcap, hardcap), ngày xuất hiện trên trang chủ – trong danh sách pool, ngày chấp nhận whitelist, ngày thông báo kết quả whitelist, ngày cho phép swap, các giai đoạn swap, ngày kết thúc mua bán, điều kiện kết thúc mua, ngày được phép claim tokens về ví (theo vesting rule), danh sách đặc biệt, …. rất nhiều thông tin khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế hoạt động của dự án launchpad.
Chuyển tokens từ chủ sở hữu/đội ngũ dự án lên pool Vì là thường các dự án launchpad sẽ viết smart contract để thực hiện các lệnh mua token theo cơ chế đã đặt ra, và được audit nên pool trên smart contract khá an toàn, và cũng nhờ pool này mà người dùng có thể chủ động swap token và lệnh sẽ được thực hiện thông qua blockchain vô cùng minh bạch, do đó chuyển tokens lên pool giống như mình mang hàng của mình bày ra chợ bán, đợi tới ngày được phép bán thì người mua tới mua trên chợ một cách tự động.

Blockchain Business Analyst
Pool như một Sạp cá

Và tuỳ cơ chế mà có thể chính đội ngũ launchpad cũng không thể rút tokens về được.

Thực hiện luồng whitelist/social tasks Thường thì whitelist sẽ giúp cho một số lượng người chơi/nhà đầu tư được quyền mua tokens hoặc được quyền ưu tiên mua tokens, do đó sẽ có nhiều phương pháp để làm whitelist, ví dụ như:

  • Cho chia sẻ, like, follow bài viết trên các trang mạng xã hội.
  • Cho đi staking đạt được một số rules để có quyền whitelist
  • Tham gia các activity của dự án Whitelist có thể hiểu như một cái vé hoặc một danh sách đặt biệt được thêm vào trong rules của pool và từ đó pool sẽ tự động nhận dạng và cho phép người trong danh sách whitelist được thực hiện giao dịch hoặc có thể là discount.

Ngoài ra có thể tham gia dạng lottery nữa, sau khi có vé bạn cần phải bước qua bước lottery để được nằm trong số những người may mắn trở thành whitelist.

Nếu users được quyền swap token Nếu pool đó có whitelist thì xét điều kiện whitelist để users/investors được mua
Nếu pool có yêu cầu KYC thì cũng xét thêm điều kiện KYC
Nếu pool không yêu cầu whitelist thì có thể bán dạng public không qua whitelist
Nếu pool có discount hoặc điều kiện đặc biệt như nắm giữ token để có quyền mua thì cũng xét để users được phép swap
Claim tokens Thường sau khi swap tokens, tokens không được chuyển ngay tới ví của users/investors mà sẽ đợi đến thời gian claim, user có thể vào và nhấn nút để nhận tokens.
Và giờ đa số các dự án uy tín luôn có cơ chế vesting, thì tuỳ thuộc vào đó mà launchpad cũng có thể có cơ chế vesting và áp dụng cho pool, và phân phát lượng tokens đã swap thành từng đợt claim khác nhau
List DEX Tuỳ thuộc vào dự án launchpad khác nhau mà cơ chế này tự động hoặc làm tay.
Nhưng mình thấy mấy dự án launchpad xịn xịn hay tự động lắm, xét giờ sau khi xong bước swap là cho tự động list lên DEX luôn.
Rút tiền về túi chủ dự án Sau khi launchpad xong, có thể chỉ cần xong bước swap thôi, là chủ dự án có thể rút tiền về túi để có tiền phục vụ cho các công đoạn phát triển dự án như marketing, trả lương nhân viên, shill, duy trì dự án, ….
Tiền add vào LP trong DEX (hoặc nếu có cơ chế list DEX tự động) thì tiền LP sẽ tự động trừ ra và chủ dự án không thể rút về, mà hệ thống sẽ tự động add LP sau khi lệnh được kích hoạt.
Tiền sẽ được rút từ pool contract address về ví của nhà đầu tư hoặc ví tạo pool, tuỳ cơ chế được định nghĩa.
Cancel Các pool không phải cứ tạo ra là lúc nào cũng thành công, mà sẽ có những trường hợp pool bị cancel. Do đó sẽ có các rule hỗ trợ việc cancel pool, và cho phép chủ dự án rút tiền về, cũng như hoàn tiền về cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư đã swap tokens (thường bước cancel sẽ nằm trước bước claim tokens, hoặc có thì phải thực hiện tay sau đó vì không biết tokens về tay investors thì sẽ di chuyển đi đâu rồi)

  • ví dụ pool không đạt được soft-cap (cancel tự động)
  • dự án thay đổi kế hoạch
  • pool cài đặt sai (thường có một số thông tin cấu hình mà sai, khi đã đưa vào pool có thể không thay đổi được)

Model overview

Blockchain Business Analyst
Token launchpad Model Overview

 

Thành phần Mô tả
Interface/UI Là giao diện hiển thị (thường là trên Dapp), giúp cho người dùng giao tiếp/kết nối với hệ thống như đăng nhập, kết nối ví, đăng ký tham gia launchpad, xem thông tin dự án, swap tokens, claim tokens, …
Server Là layer logic, giúp tiếp nhận thông tin từ interface, xử lý logic, kết nối với tầng database offchain, smart contract, và các bên thứ 3 khác.
Phần logic của app sẽ nằm tại đây.
Database (off chain) Là nơi lưu trữ dữ liệu offchain của dự án.
Khi bạn tham gia các dự án blockchain và đủ hiểu thì bạn sẽ quen với việc dữ liệu nào nên nằm ở database offchain và dữ liệu nào nên trên on-chain.
Smart contract Smart contract cũng tương tự như Server, nhưng tầng này bộ giao thức xử lý các điều khoản trên on-chain
Đôi lúc chúng ta có thể chỉ cần gọi lệnh trên smart contract trực tiếp (thông qua explorer như bnbscan, solscan, etherscan,…) mà không cần thông qua server để thực hiện các bước như tham gia pool, swap tokens, claim tokens,…
Blockchain Tầng lưu trữ dữ liệu on-chain, tranx.
Admin system Admin system là một hệ thống gồm Interface và server riêng
  Nhằm mục đích quản trị hệ thống, tạo pool, chỉnh sửa thông tin pool (nếu có), cài đặt các cấu hình trên dự án, quản trị về profit, tiền đầu vào – ra, ….
Cấu hình này có thể vừa cấu hình dữ liệu on-chain và off-chain.
Wallet provider/user account system Có thể gọi đây là một tài khoản ngân hàng và user dùng nó đăng nhập hay kết nối vào hệ thống. Khi thực hiện giao dịch, hệ thống sẽ gọi đến và yêu cầu xác nhận như bình thường mọi người xác nhận giao dịch trên momo hay các ví điện tử.
Xác nhận ở đây là kiểu bạn trao quyền để thực hiện một lệnh gì đó, và việc bạn trao quyền như này sẽ được dữ liệu blockchain lưu trữ lại.
Ngoài việc xác nhận giao dịch (có tiền) thì còn xác nhận dạng những giao dịch không có tiền kiểu như xác nhận bạn đồng ý làm một việc gì đó.
Social task system Ở đây có thể là một hệ thống bên thứ 3 hoặc tự xây dùng để hỗ trợ việc làm tasks của người dùng.
Ví dụ như 1 tài khoản họ follow twitter, thả tym, tweet, đọc bài facebook, …. và được hệ thống social này ghi lại đã hoàn thành những công việc này, trả dữ liệu về cho hệ thống Launchpad để ghi nhận, từ đó có thể có những điều kiện phù hợp để xét whitelist.
Ngoài ra có thể thiết kế whitelist manual để làm riêng biệt hỗ trợ cho việc truyền thông hay activity trong cộng đồng của dự án. Và thêm danh sách này trước thời điểm cho phép swap tokens.
Staking system Staking system là một hệ thống hoạt động để user có thể stake token của dự án vào, và từ những dữ liệu stake đó + mechanism → Chọn ra người được whitelist.
Nói chung chỗ này tuỳ thuộc vào mechanism của từng launchpad riêng, có thể dựa vào dữ liệu staking, hay phải hold token trong ví, hay là có volume giao dịch hay 1 số điều kiện khác, tuỳ mà điều chỉnh theo mong muốn từ chủ launchpad. |

Tính năng thường gặp

Dựa theo model overview, cơ chế cơ bản của Token Launchpad, mình có thể đưa ra một số tính năng thường gặp như sau.

Trên trang admin

Tính năng Giải thích/vì sao cần?
Đăng nhập/Đăng xuất Đăng nhập vào hệ thống/ đăng xuất hệ thống
Thường các dự án mình làm là đăng nhập bằng wallet luôn thay vì đăng nhập bằng user name/password – vì thường các pool muốn được thay đổi hay tạo cần một wallet xác nhận, confirm cũng như được quyền thao tác.
Mức độ quan trọng: Cao
Phân quyền Phân quyền theo cơ chế dự án, thường phân ra super admin và các managers để quản lý từng nhóm project owners/pools.
Cần thì phát triển phân quyền lớn hơn cho các team kế toán, vận hành, phân tích dữ liệu, …
Mức độ quan trọng: Trung bình (này có thể set cứng cũng được)
Danh sách pool Hiển thị các pools
Mức độ quan trọng: Cao
Tạo/chỉnh sửa/Cancel pool Tạo pool và cài đặt thông số pool
Chỉnh sửa pool – thường bị hạn chế vì dữ liệu của pool thường là on-chain và được hoạt động bởi smart contract
Cancel pool nhằm huỷ pool đang hoạt động, và để làm tính năng này nên chú ý cơ chế roll back để trả tiền về lại cho nhà đầu tư (nếu đã swap) và ai trả phí/ multiple sender.
Mức độ quan trọng: Cao
Whitelist/whitelist manual Công cụ hỗ trợ quản lý whitelist/manual whitelist
Mức độ quan trọng: TB Cao (giờ đa số đều áp dụng whitelist cho launchpad hết rồi, nên cơ chế này khá quan trọng)
Withdraw Cơ chế rút tiền từ pool về sau khi thực hiện xong giai đoạn launchpad của một pool. Hoặc rút tiền ngang về khi pool bị cancel. Có thể kết hợp cơ chế commission, fee giữa chủ Launchpad và project owner.
Thường sẽ cấu hình ai sẽ là chủ pool và ai là project owner để việc rút tiền được thực hiện đúng người. Và dữ liệu này khó thay đổi vì đã đẩy vào pool config.
Mức độ quan trọng: Cao
Profit report Bảng report để xem lợi nhuận, chi phí các kiểu…
Mức độ quan trọng: Trung bình/Thấp

Trên trang user interface

Tính năng Giải thích/vì sao cần?
Đăng nhập/connect wallet Giúp user có thể đăng nhập hoặc connect wallet vào dự án để khi thực hiện lệnh hay tham gia pool thì sẽ lấy tài khoản/wallet đó join pool/tham gia pool
Mức độ quan trọng: Cao
Thông báo/notification Giúp user nhận thông tin về dự án, quản bá dự án
Mức độ quan trọng: Trung bình
Pool Danh sách pool detail, cơ chế sort/filter và có thể xem chi tiết từng pool
Mỗi pool thì có cơ chế có thể khác nhau nhưng cần có bước swap và claim tokens – do đó thường trong pool detail nêu rõ thông tin ngày giờ swap, claim, tỉ lệ swap,…
Mức độ quan trọng: Cao
Active pool Active thì pool mới hiển thị và user có thể swap được – nhằm mục đích tránh tạo pool bị lỗi cũng như trong thời gian chờ để launch thì chưa active ra – kiểu giống giống như draft/ chưa publish post
Mức độ quan trọng: Cao/trung bình
Cancel pool Pool đang hoạt động, có sự cố có thể huỷ pool ngay lập tức hoặc là gọi vốn không đủ Có thể phát triển tính năng hide pool để hide tạm thời để điều chỉnh cho phù hợp và hiển thị trở lại.
Mức độ quan trọng: Cao
Max buy Hạn chế user buy trong FCFS ⇒ Mua nhiều thì nắm tỉ lệ token cao ⇒ dễ điều phối dự án.
Mức độ quan trọng: Cao
Joined pool Danh sách các pool đã tham gia, history các kiểu – tại đây user có thể track lại đã tham gia cái nào, và từng bước ra sao, đã chi bao nhiêu tiền, lời lỗ trên dự án đó như thế nào
Mức độ quan trọng: Trung bình
Lottery Cơ chế đăng ký tham gia (có thể có điều kiện) và từ đó chạy raffle để chọn ra những bạn được whitelist
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – trung bình
Whitelist manual Cơ chế nạp một danh sách đặc biệt vào pool một cách manual để trở thành whitelist
Thường là dự án muốn một số thành viên trong dự án/đối tác/hỗ trợ việc marketing thì sẽ có một danh sách đặc biệt
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – Trung bình cao
Guarantee Whitelist Cơ chế những người được whitelist sẽ có chắc chắn một slot để swap token trong một khoản thời gian nhất định, người khác mua trước thì mình vẫn có phần.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – caoThường Guarantee whitelist sẽ có đi kèm với FCFS – để tránh trường hợp những người trong guarantee họ không mua hết → vẫn còn cho người khác mua
Hoặc kết hợp với FCFS whitelist tuỳ theo cơ chế nhất định do chủ sản phẩm đưa ra.Guarantee cũng có 2 loại:
– Một là chỉ đảm bảo slot trước, user có tiền mua hay không, hoặc mua bao nhiêu đó thì tuỳ
– Một là user phải bị lock một số tiền trước (kiểu như trả trước/hoặc bị tạm giữ trước) để user đó tới giờ mua sẽ swap đúng số slot đã đặt ⇒ Lúc này thì sẽ không có dư token sau vòng guarantee sale.
FCFS Whitelist Cơ chế những người được whitelist sẽ được quyền mua trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng không cam kết sẽ còn phần để mua – ai trong danh sách whitelist tới mua/swap trước thì được trước, ai tới sau mất phần thì chịu.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – cao
FCFS Cơ chế bất kỳ ai (nhưng cũng có thể có điều kiện như phải KYC hoặc có nắm giữ một đồng token nào đó) tham gia swap token – ai tới trước thì có phần trước, ai tới sau mất phần ráng chịu.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – cao
Vesting Như mô tả ở cách hiểu vesting ở phần định nghĩa trên, thường sẽ hiển thị chi tiết kế hoạch vesting của những người swap token, và cơ chế giúp user claim token theo từng giai đoạn đó – có thể tự động gửi tới user, hoặc user phải vô claim, hoặc chủ dự án gửi tay

Thường kết hợp với cơ chế locktoken
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – cao

CCY Hỗ trợ nhiều tiền tệ trên cùng một chain, đôi lúc là hỗ trợ multi chain/multi CCYs
Ví dụ: Trên chain BNB – Thường được raise với BNB và BUSD, hoặc support cả USDT.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – cao
KYC Định danh khách hàng
– Người tham gia swap/investor
– Chủ dự ánTính năng này cũng tuỳ định nghĩa mỗi dự án launchpad khác nhau mà thiết kế cho phù hợp. Mình thấy KYC này hay sài của một bên thứ 3 nào đó thay vì bên Launchpad tự thiết kế riêng.
Mức độ quan trọng: Trung bình
Tự động listing DEX Sau khi xong vòng swap, thì có thể chủ động list lên một sàn DEX nào đó theo công thức đã định sẵn và thời gian định sẵn.
Mức độ quan trọng: Thấp (Có thể làm tay)
Cơ chế thu phí user User swap phải trả phí hoặc làm một việc gì đó phải trả phí cho launchpad – cơ chế này rất rộng tuỳ thuộc vào đội ngũ BD rất nhiều, từ đó tích hợp tương ứng với hệ thống Launchpad
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – trung bình/thấp
Cơ chế thu phí dự án Dự án phải trả một lượng phí cho launchpad và phí này có thể được tích hợp vào hệ thống hoặc làm manual và quản lý bên ngoài hệ thống cũng được.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – trung bình/thấp
Leaderboard Tuỳ dự án mà định nghĩa các bảng top khác nhau như top pool bán nhanh nhất, top pool thành công nhất, hoặc top user tham gia nhiều nhất, volume nhiều nhất….
Mức độ quan trọng: Thấp
Discount mechanism Tính năng giúp cho việc bán giá thấp hơn/giảm giá cho một số lượng user nhất định trong một khoản thời gian nhất định
Mức độ quan trọng: Trung bình thấp
Anti-bot Cơ chế giúp cho việc né bot mua tokens hay chiếm lĩnh thị phần =))
Này cũng tuỳ dự án – thường nếu tích hợp KYC vào thì sẽ né dễ hơn
Mức độ quan trọng: Trung bình thấp

Hệ thống đi kèm

Các hệ thống hay tính năng đi kèm theo cho một Token Launchpad

  • Staking – giúp user stake token
  • DEX – hỗ trợ việc listing
  • Bounty/Quest – Tặng quà, vật phẩm khi đạt được một số yêu cầu hoặc chạm được volume từ Token Launchpad, hoặc ngược lại nhận được quyền whitelist cho một số dự án từ bounty /quest system
  • Máy tạo token (Token Machine) – hệ thống tạo token tự động theo một cơ chế nhất định, hoặc có thể cho phép người dùng tự đặt logic cho cơ chế của token – mình hay gọi là studio.
  • User Identity, profile – Hệ thống quản lý user hoặc định danh user ngoài ra còn hiển thị profile user, achievement về tham gia Token Launchpad, tham gia Defi, Degen.
  • KYC – Hệ thống hỗ trợ việc định danh khách hàng/project owner, giúp cho dự án an toàn hơn, không bị thao tám dự án dễ dàng.
  • Safu – công cụ đo dự an toàn của dự án
  • Research page – Trang phân tích chi tiết về dự án, chia sẻ thông tin kiến thức hay nhận định về dự án – giúp những tay mơ hay những kẻ đã hiểu biết – biết thêm về dự án
  • Vesting – hệ thống có thể hỗ trợ việc vesting
  • Multisig wallet – Dạng đa chữ ký – hiện nay có nhiều đội ngũ với các thành viên được kết hợp ngẫu nhiên/gặp nhau trực tuyến làm cho việc trust nhau không cao, thậm chí là anh em làm việc lâu năm cùng xây một dự án. Tránh việc một thành viên trong dự án tự quyết định hay bán token của họ, làm ảnh hưởng tới dự án – nên công cụ giúp việc xử lý việc ký đồng thuận để xử lý một việc gì đó, đơn giản như việc bán token thì cần 3/4 người/hoặc thiết bị cùng ký thì mới thực hiện được. Này có thể tích hợp vào Token Launchpad để việc đảm bảo team dự án có thành viên tự chủ động bán tháo.

Một số lưu ý khi làm Token Launchpad

Các bạn đọc thêm bài về lưu ý khi làm Token Launchpad ở đây nhé

Đọc thêm  Blockchain Business Analyst - Một số lưu ý khi làm Token Launchpad

Kết bài:

  • Xây dựng một Token Launchpad, phải có một số hiểu biết về thị trường, trải nghiệm và từ đó rút ra những bài học hay ho để áp dụng vào dự án của bản thân.
  • Cơ chế hoạt động của Token Launchpad thật ra dễ hơn rất nhiều hệ thống ở thị trường web2, do đó khi nắm chắc kiến thức hệ thống và phân tích thì trở thành một Blockchain Business Analyst khá là dễ
  • On-chain thực tế cũng là một bộ server và database
  • Các kiến thức ở trên có phần nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm một ứng dụng Dapps hoạt động như nào, và các thành phần của nó.
  • Một hệ thống thường kết hợp với nhiều hệ thống bên thứ 3 để hoạt động được đầy đủ.
  • Mình cũng hơi bận nên viết bài đôi lúc lủng củng về câu cú, cách viết nên các bạn thông cảm nhé. Khi có thời gian rãnh mình sẽ viết thêm. Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp cho các bạn hiểu biết thêm về lĩnh vực Blockchain BA.
Blockchain Business Analyst

Dưới đây là một số thuật ngữ mà mình hay sài cũng như nói chuyện với các bên khi xây dựng một token launchpad.

Launchpad

Thường được đi kèm với hình ảnh tên lửa được phóng lên bầu trời, với ý nghĩa là một nơi bệ phóng Token giúp cho các dự án dễ tiếp cận với nhà đầu tư, hay còn gọi là gọi vốn đầu tư dựa theo lượng users của công cụ launchpad đó hoặc ngược lại.

Vì là bệ phóng nên Launchpad có nhiều loại như ICO – Initial Coin Offering (Lần đầu phát hành token/coin), IDO – Initial Dex Offering – (Lần đầu phát hành token trên sàn DEX), IEO – Initial Exchange Offering (Lần đầu chào bán token trên sàn giao dịch crypto), IGO – Initial Gaming Offering (Lần đầu chào bán/phát hành NFTs/Mystery Boxes/Token liên quan đến GameFi), INO – Initial NFT Offering (Lần đầu phát hành NFT)

Token & Coin

Bạn tham khảo thêm nhiều bài viết để hiểu rõ hơn nhé. Để tránh mình mô tả ngắn gây hiểu sai lệch về 2 khái niệm này. Các từ khoá liên quan: Tiền điện tử, Crypto, Tiền mã hoá, …

White paper

Là một tài liệu để trình bày ý tưởng, kế hoạch phát triển dự án, kiến trúc hệ thống, phân chia token, dự báo tăng trưởng, … Nhằm mục đích chia sẻ minh bạch thông tin về dự án đến nhà đầu tư.

DYOR

Do your own research – bạn tự nghiên cứu về dự án để biết rằng dự án đó tốt không? Những người đi shill dự án chỉ là chia sẻ thông tin – họ không chịu trách nhiệm gì về việc đầu tư của bạn

ROI

Return On Investment – tỷ suất hoàn vốn, là chỉ số đo lường những khoản thu được so với chi phí bỏ ra (thường ở đây là tiền và thời gian).

Ví dụ bạn đầu tư 100$ và sau 1 năm bạn bán ra 500$ ⇒ ROI = ((500$-100$)/100$)*100% = 400%

KYC

Know your customer = quy trình xác minh danh tính của người dùng hoặc chủ dự án. Nhằm biết được người chủ dự án hoặc người tham gia là người thật.

Staking

Staking được hiểu là việc mang một lượng coins/tokens nhất định khoá lại để nhận được một lượng phần thưởng nhất định.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm Proof of Stake để rõ thêm nhé.

Smart Contract

Là bộ giao thức tự động thực hiện những điều khoản/thoả thuận giữa các bên dựa trên công nghệ blockchain.

Thường là smart contract sẽ được viết code và xử lý các logic mà được ví như những điều khoản trong hợp đồng.

Nhưng vì hợp đồng thường cũng có lỗ hỗng → có thể điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp, nên smart contract cũng có upgradable.

Blockchain

Blockchain thì đóng vai trò như một bộ database phi tập trung, lưu trữ thông tin theo từng khối (block) và được liên kết với nhau bằng mã hoá, cứ theo thời gian thì các block này càng dài tạo thành một chuỗi (chain)

Vì là phi tập trung nên dữ liệu được nằm phân tán ở nhiều máy tính khác nhau, và các thông tin được liên kết với nhau và không thể phá vỡ nên thông tin cũng không thể bị thay đổi dưới bất cứ hình thức nào.

Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Chain

Từ này mình hay sài để chỉ các công nghệ blockchain/nền tảng khác nhau.

Ví dụ như Binance Chain, Etherium Chain, Solana Chain ⇒ Multi chain là đa chuỗi/đa nền tảng khác nhau.

Off-chain

Là các giao dịch xử lý và lưu trữ nằm ngoài blockchain

On-chain

Là các giao dịch xử lý và lưu trữ nằm trên blockchain

Audit

Là hành động kiểm tra code trên smart contract xem đã code tốt/có đảm bảo được bảo mật hay chưa? Nếu có lỗ hỗng bảo mật thì báo lại đội ngũ phát triển dự án điều chỉnh để tránh rủi ro về lỗi và hackers.

Một cái hay nữa là thường Audit giúp cho dự án uy tín hơn nhiều, và thu hút thêm nhà đầu tư.

Thường các dự án blockchain liên quan khá nhiều tới tài sản (coin/token) nên cần được audit cẩn thận bởi những đội ngũ có trình độ cao.

Nhưng không phải dự án nào audit rồi cũng an toàn 100% nha 😀

Pool

Mình định nghĩa từ này trong các launchpad mình tham gia, cũng như build.

Pool ở đây nghĩa là một nơi/một cái hồ/một contract address được sinh ra để chưa tokens/coins/NFTs/… từ đó dựa vào cơ chế xây dựng trên smart contract mà phân phối tokens sao cho phù hợp theo logic đã được định nghĩa.

Đôi lúc lại hiểu nó như một dự án launchpad.

Social task

Là các nhiệm vụ nhà đầu tư phải làm như chia sẻ lên facebook, theo dõi một bài viết, nhấn like, bình luận một bài viết, truy cập trang web,…

Mục đích tuỳ thuộc vào cơ chế hoạt động của dự án, có thể là để có quyền được tham gia launchpad của pool, hoặc có cơ hội, hoặc được quyền nhận miễn phí tokens,…

Whitelist

Kiểu như một danh sách các wallet hoặc một định danh nào đó đã được chọn lọc để có quyền tham gia một chương trình đặc biệt nào đó. Cụ thể ở đây là được quyền tham gia pool.

Tokenomics

= Token + economics: Thường là mô tả về cách token hoạt động trong nền kinh tế như: Tổng số lượng tung ra là bao nhiêu? vốn hoá như thế nào? phân bổ tokens ra sao? Các tiện ích gồm những gì?

FCFS

First Come First Served – ai đến trước thì được tham gia trước, thường là dành cho các pool được tham gia rộng rãi tới mọi người, và ai nhanh tay thì được tham gia trước.

Allocation

Sự phân bổ tokens, nhưng còn được hiểu là phần tokens được dành riêng cho một nhà đầu tư, một tổ chức đầu tư.

Ví dụ như cái bánh 10 phần chia cho 5 người, mỗi người 2 phần.

Thì 2 phần này là allocation của 1 người nào đó được chia.

Raffle

Là kiểu xổ số – quay ngẫu nhiên để chọn những người chiến thắng.

Vesting

Một nhà đầu tư nào đó tham gia để mua tokens, nhưng mà không phải được lấy toàn bộ token và ưng bán đi lúc nào thì bán. Mà phải được dự án giữ lại hoặc khoá lượng tokens đó lại, và chỉ được mở ra theo lộ trình nhất định. Quá trình này gọi là vesting → Nhằm tránh nhà đầu tư xả hàng hàng loạt hoặc thao túng thị trường → giúp cho dự án an toàn hơn, có thời gian để phát triển dự án.

DEX

Decentralized Exchange – là loại sàn giao dịch crypto phi tập trung. Thường mấy IDO Launchpad pool xong sẽ list trên DEX.

Lưu ý

Sẽ có những khái niệm trong blockchain mà bài viết này không thể mô tả hết được, bạn vui lòng tìm kiếm thêm trên google nhé.

Blockchain Business Analyst

Đây là một bài kèm theo của bài viết

Đọc thêm  Blockchain Business Analyst - Token Launchpad có những tính năng gì?

Một số lưu ý khi làm Token Launchpad

  • Upgradeable Smart Contract: Thường thì khi phát triển sẽ có đôi lúc cần update lại smart contract để cho phù hợp với nhu cầu BD, nên việc để smart contract ở upgradeable giúp cho việc thay đổi sau này, dĩ nhiên là thay đổi sẽ nên audit lại Mình bị dính một vụ để Smart Contract không thay đổi được – từ đó bó thay để chỉnh sửa khi mong muốn cập nhật.
  • Audit kỹ: Audit giúp cho smart contract an toàn, tránh bị hack – do đó nếu có chi phí/budget thì hãy đầu tư cho audit thật kỹ. Nhiều dự án đã bị hack rồi 😀
    Chưa kể cơ chế launchpad là pool nắm giữ token và tiền investors đã swap – nên tránh hack/đảm bảo security là yếu tố quan trọng hàng đầu.
    Một số bên Audit được biết đến trong thị trường Crypto:
Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Chi phí trung bình/thấp:

    1. ContractChecker
    2. InterFi
    3. AnalytixAudit
    4. SpyWolf
    5. FreshCoins
    6. SafuAudit
    7. Audit Rate Tech
    8. BlockSAFU
    9. Tech Audit
    10. DAudit
    11. CFG Ninja
    12. Coinsult
    13. Cyberscope
    14. Kishield
    15. SolidProof
    16. Rug Free Coins
    17. Cracken
    18. TechRate – mình đã sử dụng
    19. Solidity Finance
    20. Asfalia

Chi phí cao:

  1. Certik – mình đã sử dụng
  2. Inspex – mình đã sử dụng
  3. SolidGroup
  4. HashEx
  5. Chainsulting
  6. QuillAudits
  7. FairyProof
  • Cơ chế nên định nghĩa đầy đủ từ ban đầu – định nghĩa rõ cơ chế ban đầu giúp cho tiết kiệm khá nhiều thời gian, chi phí để phát triển dự án. Thay đổi càng nhiều thì ảnh hưởng tới tiến độ và chi phí.
  • Có cơ chế Cancel pool – cơ chế này mình thấy cực kì quan trọng vì phía dự án đôi lúc sẽ có 1 bất trắc gì đó hoặc lỡ gọi vốn không đủ mình có thể thực hiện cancel pool ngay. Cơ chế này có thể làm manual hoặc tự động cancel và hoàn tiền cho user theo điều kiện.
  • Nên có tính năng whitelist manual – vì có một số trường hợp đặc biệt sẽ được mua token mà không cần thông qua các bước như user bình thường như partner, anh em trong dự án,…
  • Quan tâm đến cơ chế realtime database – việc cập nhật dữ liệu real time rất quan trọng, đôi lúc cập nhật chậm làm cho việc thực hiện swap token không suôn sẻ hoặc đang thấp được phép mua, nhấn vào thì mua không được…. nên cần suy nghĩ về cơ chế này để dữ liệu cập nhật được sớm nhất trên client/interface.
  • Hiển thị thông tin cơ bản chung chung ra ngoài – Việc tìm/săn dự án trên launchpad là chuyện của nhiều Degen hay làm, do đó nếu interface hỗ trợ show một số thông tin cơ bản nhưng mà quan trọng cho những tay săn, họ có thể xem từ vòng danh sách thay vì phải nhảy vào từng pool đọc chi tiết → Tay săn có thể lựa từ bên ngoài và xem chi tiết dự án nào đó nếu cần.
  • Cơ chế vesting nên hiển thị rõ ràng – Nhà đầu tư rất quan trọng việc vesting khi tham gia Launchpad, nên hiển thị thông tin Vesting càng rõ ràng càng tốt.
  • Dự án KYC phải đánh rõ để tăng độ trust ⇒ Do đó tích hợp tính năng KYC là một điều nên làm.
  • Hiển thị warning rõ ràng để người dùng biết tiền đi đâu rồi, khi nào tiền, token về, trao quyền cho ai/hệ thống nào, làm việc gì ? Vì hiện tại trên crypto khá nhạy cảm về tiền bạc, và cũng như sự thiếu hiểu biết của người sử dụng → Do đó càng rõ ràng chi tiết thì càng tốt. Dĩ nhiên là cần kết hợp các thông tin/dữ liệu này sao cho hợp lý tránh complex UX.
  • Decimals – là số dư đằng sau dấu phẩy, thường nó lại dính tới Decimals của tokens nữa, nên cần chú ý về điểm này khi làm tròn số.
  • Money flow: Dòng tiền trong dự án – khá liên quan đến cơ chế business – và suy nghĩ kỹ để thiết kế tiền chạy từ túi user sang túi của project owners/launchpad owners như thế nào cho phù hợp. Mình bị mắc phải lỗi này khi bị phụ thuộc vào một 3rd system quá nhiều – từ đó làm cho money flow bị lệch, khó quản lý – nên phải làm tiếp 1 ver để nâng cấp, làm tốn nhiều chi phí.