Loading...
Tìm kiếm

Tag Archives: thuật ngữ

Quản lý lịch cá nhân

Mở bài

Hi chào các bạn, lại là Hoàng đây. Nay cuối tuần, sáng mình có đi cf với anh Tony, chủ blog Blaoman. Anh em có bàn về nhiều kiến thức của dân IT BA chủ đề Fintech, Blockchain, cũng như thảo luận chia sẻ kiến thức mà anh em tự mần mò được để cùng nhau phát triển kỹ năng trong công việc.

Lý do có bài viết

Vô tình lại nhắc tới phần nhiều bạn đồng nghiệp hay book lịch họp lung tung, book tức thì hay sáng book → chiều họp mà không chắc cả nhóm có tham gia được hết không?

Hoặc thậm chí đôi lúc chính bản thân cá nhân cũng không biết mình có rãnh giờ nào để báo lại cho người khác là có tham gia họp được không? Và check lại lịch rất tốn thời gian. Hay cảnh phải hỏi từng người một để book lịch họp và đợi confirm từ từng người một khi người book không biết lịch rãnh của từng người.

Mình đã chia sẻ cách mình quản lý các lịch công việc của mình cho anh Tony. Cũng như cách mà mình báo lịch rãnh cho người khác. Do đó mình xin phép viết lại để chia sẻ “Cách mình quản lý lịch trình công việc dễ dàng hơn khi làm Business Analyst nhiều dự án, nhiều công ty qua calendar”

Các ứng dụng mình sử dụng để quản lý lịch làm việc

Hiện tại bản thân mình dùng 3 ứng dụng.

  • Google calendar
  • Calendar của Apple trên Macbook và Iphone.
  • Calendly.com

Cách mình kết hợp các ứng dụng lại để quản lý.

Hiện tại mình làm một lúc nhiều dự án cũng như nhiều công ty/đội nhóm, và cũng như meeting rất nhiều do đó lịch khá dày đặc và khó kiểm soát khi mỗi công ty lại sài một email khác nhau, ngoài ra mình còn có lịch cá nhân.

Dưới đây là cách mình thực hiện để quản lý lịch của mình.

Mình phân ra làm 2 nhóm:

  • Xem lịch và nắm thông tin lịch trình họp/làm việc:

    Kiểm tra lịch trình làm việc
    Apple calendar trên máy Macbook
    • Mình sẽ add tất cả các calendar khác nhau vào chung trong ứng dụng calendar trên MacOS và Iphone, là 2 thiết bị mình thường xuyên dùng để track lịch của mình.
    • Share quyền cho Calendar của Apple, để mình có thể reject/approve the calls từ các calendar khác. Do đó mình chỉ cần sài đúng 1 app để check và manage thay vì phải vào từng calendar để check cũng như reject/approve calls. Và cả tạo lịch họp ngay trên 1 ứng dụng này cho từng calendar riêng.
    • Tất cả các lịch như lịch bay, lịch ở hotel, lịch du lịch, hay reminder sẽ trao quyền add lịch vào 1 email cá nhân riêng (email để đăng ký các tài khoản trên internet)
    • Lịch cá nhân thì mình cũng sài email riêng để add khi cần (email cá nhân làm việc)
  • Đưa ra thông tin lịch rãnh của mình để những người khác book họp với mình nếu cần.

    Cách quản lý lịch của mình
    Cách quản lý lịch của mình
    • Mình sài Calendly.com để làm việc này
    • Add tất cả calendar & sync tất cả lịch của mình lên trên calendly để người khác thấy những lịch trống của mình để đặt.
    • Mình sài 2 calendly khác nhau, 1 cái là cho cá nhân, 1 cái là cho công ty mình có lịch họp nhiều nhất, riêng một số nhóm, cty ít họp thì mình có thể book trực tiếp, hoặc gửi link gg meet.
    • Mình chủ động add lịch bận của mình lên trên calendar ví dụ như có 1 call đột xuất chỉ gửi qua link google meet, thì mình cũng tự estimate khoảng thời gian mình bận họp và add lên trên calendar luôn.
    • Khi có ai muốn book mình họp, thì mình sẽ gửi link tương ứng để cho họ book họp với mình hoặc nhóm của mình.
    • Lịch được book sẽ được add đúng theo mình cài đặt, ví dụ lịch bạn mình đặt call với mình riêng thì mình sài link calendly cá nhân, trên đó đã cài đặt là có người đặt thì calendar tự động add lịch trên email cá nhân. Hoặc khi có ai book phỏng vấn thì sẽ add vào kênh của calendar A8 (calendly sẽ sync để lấy lịch rãnh chung của những người trong nhóm interviewers -> và người đặt lịch sẽ chỉ đặt lịch được những thời gian trống chung của tất cả mọi người trong nhóm.)
Calendly extension
Calendly extension

Kết bài

Đó là tất cả những gì mình đã áp dụng để quản lý công việc với nhiều công ty, đội nhóm khác nhau, cũng như lịch trình cá nhân. Hi vọng bài viết hữu ích và giúp bạn cũng quản lý được lịch trình của bạn dễ dàng hơn.

Blockchain Business Analyst

Dưới đây là một số thuật ngữ mà mình hay sài cũng như nói chuyện với các bên khi xây dựng một token launchpad.

Launchpad

Thường được đi kèm với hình ảnh tên lửa được phóng lên bầu trời, với ý nghĩa là một nơi bệ phóng Token giúp cho các dự án dễ tiếp cận với nhà đầu tư, hay còn gọi là gọi vốn đầu tư dựa theo lượng users của công cụ launchpad đó hoặc ngược lại.

Vì là bệ phóng nên Launchpad có nhiều loại như ICO – Initial Coin Offering (Lần đầu phát hành token/coin), IDO – Initial Dex Offering – (Lần đầu phát hành token trên sàn DEX), IEO – Initial Exchange Offering (Lần đầu chào bán token trên sàn giao dịch crypto), IGO – Initial Gaming Offering (Lần đầu chào bán/phát hành NFTs/Mystery Boxes/Token liên quan đến GameFi), INO – Initial NFT Offering (Lần đầu phát hành NFT)

Token & Coin

Bạn tham khảo thêm nhiều bài viết để hiểu rõ hơn nhé. Để tránh mình mô tả ngắn gây hiểu sai lệch về 2 khái niệm này. Các từ khoá liên quan: Tiền điện tử, Crypto, Tiền mã hoá, …

White paper

Là một tài liệu để trình bày ý tưởng, kế hoạch phát triển dự án, kiến trúc hệ thống, phân chia token, dự báo tăng trưởng, … Nhằm mục đích chia sẻ minh bạch thông tin về dự án đến nhà đầu tư.

DYOR

Do your own research – bạn tự nghiên cứu về dự án để biết rằng dự án đó tốt không? Những người đi shill dự án chỉ là chia sẻ thông tin – họ không chịu trách nhiệm gì về việc đầu tư của bạn

ROI

Return On Investment – tỷ suất hoàn vốn, là chỉ số đo lường những khoản thu được so với chi phí bỏ ra (thường ở đây là tiền và thời gian).

Ví dụ bạn đầu tư 100$ và sau 1 năm bạn bán ra 500$ ⇒ ROI = ((500$-100$)/100$)*100% = 400%

KYC

Know your customer = quy trình xác minh danh tính của người dùng hoặc chủ dự án. Nhằm biết được người chủ dự án hoặc người tham gia là người thật.

Staking

Staking được hiểu là việc mang một lượng coins/tokens nhất định khoá lại để nhận được một lượng phần thưởng nhất định.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm Proof of Stake để rõ thêm nhé.

Smart Contract

Là bộ giao thức tự động thực hiện những điều khoản/thoả thuận giữa các bên dựa trên công nghệ blockchain.

Thường là smart contract sẽ được viết code và xử lý các logic mà được ví như những điều khoản trong hợp đồng.

Nhưng vì hợp đồng thường cũng có lỗ hỗng → có thể điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp, nên smart contract cũng có upgradable.

Blockchain

Blockchain thì đóng vai trò như một bộ database phi tập trung, lưu trữ thông tin theo từng khối (block) và được liên kết với nhau bằng mã hoá, cứ theo thời gian thì các block này càng dài tạo thành một chuỗi (chain)

Vì là phi tập trung nên dữ liệu được nằm phân tán ở nhiều máy tính khác nhau, và các thông tin được liên kết với nhau và không thể phá vỡ nên thông tin cũng không thể bị thay đổi dưới bất cứ hình thức nào.

Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Chain

Từ này mình hay sài để chỉ các công nghệ blockchain/nền tảng khác nhau.

Ví dụ như Binance Chain, Etherium Chain, Solana Chain ⇒ Multi chain là đa chuỗi/đa nền tảng khác nhau.

Off-chain

Là các giao dịch xử lý và lưu trữ nằm ngoài blockchain

On-chain

Là các giao dịch xử lý và lưu trữ nằm trên blockchain

Audit

Là hành động kiểm tra code trên smart contract xem đã code tốt/có đảm bảo được bảo mật hay chưa? Nếu có lỗ hỗng bảo mật thì báo lại đội ngũ phát triển dự án điều chỉnh để tránh rủi ro về lỗi và hackers.

Một cái hay nữa là thường Audit giúp cho dự án uy tín hơn nhiều, và thu hút thêm nhà đầu tư.

Thường các dự án blockchain liên quan khá nhiều tới tài sản (coin/token) nên cần được audit cẩn thận bởi những đội ngũ có trình độ cao.

Nhưng không phải dự án nào audit rồi cũng an toàn 100% nha 😀

Pool

Mình định nghĩa từ này trong các launchpad mình tham gia, cũng như build.

Pool ở đây nghĩa là một nơi/một cái hồ/một contract address được sinh ra để chưa tokens/coins/NFTs/… từ đó dựa vào cơ chế xây dựng trên smart contract mà phân phối tokens sao cho phù hợp theo logic đã được định nghĩa.

Đôi lúc lại hiểu nó như một dự án launchpad.

Social task

Là các nhiệm vụ nhà đầu tư phải làm như chia sẻ lên facebook, theo dõi một bài viết, nhấn like, bình luận một bài viết, truy cập trang web,…

Mục đích tuỳ thuộc vào cơ chế hoạt động của dự án, có thể là để có quyền được tham gia launchpad của pool, hoặc có cơ hội, hoặc được quyền nhận miễn phí tokens,…

Whitelist

Kiểu như một danh sách các wallet hoặc một định danh nào đó đã được chọn lọc để có quyền tham gia một chương trình đặc biệt nào đó. Cụ thể ở đây là được quyền tham gia pool.

Tokenomics

= Token + economics: Thường là mô tả về cách token hoạt động trong nền kinh tế như: Tổng số lượng tung ra là bao nhiêu? vốn hoá như thế nào? phân bổ tokens ra sao? Các tiện ích gồm những gì?

FCFS

First Come First Served – ai đến trước thì được tham gia trước, thường là dành cho các pool được tham gia rộng rãi tới mọi người, và ai nhanh tay thì được tham gia trước.

Allocation

Sự phân bổ tokens, nhưng còn được hiểu là phần tokens được dành riêng cho một nhà đầu tư, một tổ chức đầu tư.

Ví dụ như cái bánh 10 phần chia cho 5 người, mỗi người 2 phần.

Thì 2 phần này là allocation của 1 người nào đó được chia.

Raffle

Là kiểu xổ số – quay ngẫu nhiên để chọn những người chiến thắng.

Vesting

Một nhà đầu tư nào đó tham gia để mua tokens, nhưng mà không phải được lấy toàn bộ token và ưng bán đi lúc nào thì bán. Mà phải được dự án giữ lại hoặc khoá lượng tokens đó lại, và chỉ được mở ra theo lộ trình nhất định. Quá trình này gọi là vesting → Nhằm tránh nhà đầu tư xả hàng hàng loạt hoặc thao túng thị trường → giúp cho dự án an toàn hơn, có thời gian để phát triển dự án.

DEX

Decentralized Exchange – là loại sàn giao dịch crypto phi tập trung. Thường mấy IDO Launchpad pool xong sẽ list trên DEX.

Lưu ý

Sẽ có những khái niệm trong blockchain mà bài viết này không thể mô tả hết được, bạn vui lòng tìm kiếm thêm trên google nhé.