Loading...

Giới thiệu chung

Mình bắt đầu sử dụng công cụ Figma đã được gần 2 năm, trước đây rất lâu được nhiều bạn giới thiệu nhưng vì những công ty mình làm việc qua đều không sử dụng công cụ này.

Nhưng khi có cơ hội được vào một môi trường startup, nơi mà tất cả mọi thứ chưa được định hình, tự công cụ quản lý, process – quy trình, vận hành, đội ngũ, và cả những công cụ sử dụng để vẽ wireframe/mockup/design/prototype.

Do đó mà tại thời điểm đó mình mạnh dạng đề xuất quy trình vận hành, và tất cả công cụ cho đội ngũ công ty sử dụng (và đặc biệt là team Tech), những công cụ mình đề xuất gồm có:

  • Công cụ quản lý task/process: Sử dụng Jira hoặc Larksuite hoặc Notion
  • Công cụ viết tài liệu: Notion hoặc Confluence
  • Công cụ vẽ thiên về wireframe/mockup/prototype: Figma
  • Công cụ brainstorming: Figma & Miro
  • Công cụ vẽ diagram: Figma Jam và Draw.io
  • Kênh chat trao đổi: Sài mặc định công ty đang sài Telegram
  • Meeting: Google Meet/GG Calendar
  • Một số công cụ riêng cho team Dev như Github/Gitlab, CI/CD, DB: MongoDB, Postgre,… thì do ae chuyên về Dev tự đề xuất cho phù hợp mình follow theo.

Công cụ Figma

Giới thiệu xong rồi thì vào phần nói về Figma thôi.

Thực ra công cụ này được giới làm UX/UI biết tới nhiều hơn dùng để vẽ UI (User Interface) và làm về UX (User Experience), nhưng dĩ nhiên khi làm những công việc BA vẫn có thể sử dụng nó, vì dùng Figma ta có thể vẽ Wireframe, Sketch, Mockup,… rồi dùng để brainstorming, và vẽ cả diagram (thường mình vẽ activity diagram ở đây)

Vì sao mà mình lại đề xuất sử dụng Figma như vậy?

Thực tế là mình đã sử dụng qua rất nhiều công cụ dùng để vẽ wireframe/sketch/mockup, làm prototype và trao đổi với đồng nghiệp như là: Axure RP, Balsamiq Mockup, Adobe XD, Sketch, thậm chí từng làm việc với Photoshop để view wireframe/mockup khi đi làm cho các dự án/công ty. Và dùng thử qua các công cụ kiểu như FluidUI, Mockflow,… nhưng chưa áp dụng vào công việc thực tế.

Nhưng vì có những ưu điểm mà mình thấy nó đã hội tụ đủ mọi yêu cầu về công việc của mình:

  1. Miễn phí/paid: nếu mình áp dụng cho công ty thì sẽ dùng bản trả phí, còn nếu mình làm freelancer mình sài phiên bản miễn phí, tối đa là 3 figma files và 3 figjams. Nếu bạn dùng phiên bản Education (free 2 năm) thì sẽ không giới hạn số file, số pages và có thể cùng với những người khác edit chung 1 files, cuối bài viết mình sẽ hướng dẫn đăng ký.
  2. Vẽ wireframe và mockup: Dĩ nhiên công cụ này để vẽ UI/UX nên việc dùng để vẽ được wireframe và mockup là điều hiển nhiên được 😀
  3. Thiết kế prototype: Mình thường hay present design cho đối tác và anh em trong team, hoặc present trực tiếp với ae đội ngũ C-level, nên việc có tính năng prototype sẽ rất tiện để trực quan hoá một design/wireframe/idea hay luồng trong khi build một ứng dụng.
  4. Vẽ diagram, brainstorming: ở Figma có tính năng Figjam giúp vẽ diagram rất tiện, còn có hỗ trợ các widget như đếm giờ hay note trực tiếp trên canvas => dùng thảo luận brainstorming rất đã.
    Nhưng thực tế là mình sài draw.io cho việc vẽ diagram nhiều hơn :D, draw.io nó được tích hợp trong confluence nữa.
  5. Comment xuyên lục địa, cộng tác đa người dùng: yeah, tính năng này mình cực kì thích khi mà phải làm việc với nhiều stakeholders khác nhau, nên việc có thể cho nhiều người vào xem, phân quyền view only hoặc cho edit, và có thể comment góp ý trực tiếp trên chính xác vị trí đề xuất, tính năng này tuyệt vời hơn trên XD Cloud và Axure, Balsamiq cloud khi mà comment nó đôi lúc bị trật chỗ, chưa kể trên XD nó cho webview tách từng frame nằm trên 1 page rất khó để review, chưa biết nay đã update lại chưa :D. Yeah, cái này mình thích nhất á =)). Đã đã.
  6. Chia sẻ dễ dàng, nhiều người cùng vào xem mà không cần gì cả: Như mục 5 có nhắc, thì chỉ cần chuyển qua view with the link by anyone, thì ai có link đều có thể xem design mà không cần tài khoản, nên khi đó ai hỏi mà họ được quyền xem design => Đưa họ cái link là họ xem được rồi. Xưa mình sài Balsamiq desktop, nên việc share này cực kì mệt, chưa kể phần góp ý cứ screenshot rồi edit trên screenshot rất là mệt.
  7. Các thiết kế cùng nằm trên 1 canvas/project, zoom nhỏ ra để xem tổng quan và zoom to vào để xem chi tiết: Này thì mình nghĩ giờ nhiều công cụ đã hỗ trợ, nhưng bên figma có hỗ trợ mấy tính năng ở mục 5, 6 thành ra thấy tính năng này khá tiện.
  8. Tài nguyên phong phú (free & trả phí), mình có thể lên Figma Community và tải về các thiết kế có sẵn hoặc mẫu wireframe, nên khi mà thiết kế wireframe, mình hay dùng các component mình clone sẵn và gọi ra để sử dụng, nên vẽ rất tiện luôn. Ví dụ mình thường có các component sẵn như Popup thông báo (với nhiều style như 1 button, có nút close, hoặc popup có 2 button, …), Buttons, Tables, …
    Ngoài ra có các widget và plugin nơi mà mình dùng icon miễn phí (đôi lúc là trả phí), và nhiều thứ hay ho khác, bạn nên sài và thử nghiệm 😀
  9. Sử dụng component: Như mình chia sẻ ở trên, thì có component nên khi mình vẽ wireframe rất tiện luôn, đầu tiên là clone component qua 1 project mới, rồi sau đó khi vẽ sẽ gọi ra sử dụng và sửa content, thay vì phải vẽ từ đầu từng elements rất chi là cực. Nên rất là speed up thời gian mình hoàn thành tasks. 
  10. Dễ dàng học và sử dụng: Theo mình thì nếu bạn đã quen sử dụng 1 công cụ design thì việc sử dụng Figma rất chi là dễ, thậm chí là có thể bạn chưa sài nhiều thì tiếp cận nó rất dễ, trong cty mình nhiều bạn chưa sài bao giờ, mình chỉ làm 1 buổi seminar chia sẻ thôi thì về các bạn sài được hết mà gần như không có Q/A gì thêm, vì các bạn đó chỉ sài tính năng basic nên sẽ ít hỏi lắm 😀 còn ông nào làm chuyên design thì không kể tới nhá, mấy cái như variants, effects, auto layout, different states,…
  11. Kết hợp với team design, review design/luồng: Này thì như mục 5, 6 khi mà mình vẽ wireframe xong, cùng trên 1 project đó design sẽ mở page riêng và vẽ design trên đó, dữ liệu thiết kế được tổng hợp tại một nơi, rồi từ đó mình cũng review design trực tiếp bằng comment luôn, nghĩa là team BA/PO và UX/UI Design sài chung 1 project trên figma.
  12. Dùng như một công cụ để mình thiết kế banner/standee/…: Mình hay sài như này để thiết kế banner/standee/ rồi mấy hình cần thiết, mình xem nó như 1 công cụ giống Adobe Illustration (AI), bao gồm cả việc thiết kế logo luôn nha khi mà mình có thể export file vector hay export png, pdf,…
  13. Đôi lúc export ra được html để xem trước trên webview như một website thực sự: Này thì sau khi thiết kế ra xong, mình hay export ra html rồi mớ view trên các screen khác nhau, lý do là khi view trên canvas đôi lúc nó bị sai size và mình không nhận ra được sự khác thường, mình từng bị trường hợp này rồi khi thiết kế nhìn trên canvas nhìn rất ok, nhưng khi dev ra sản phẩm, layout nhìn rất là chán vì các element bị bự ra so với cách mình nhìn trên canvas,… màn hình bự cỡ 27, 32 inch thì không sao, chứ khi trên màn hình cỡ 14 inch là nhìn nó chán lắm. Nên tính năng này cũng là thứ cần thiết (dĩ nhiên là có thể làm kiểu prototype để view cũng đc, nhưng html giúp mình xem nó real hơn 1 tíu).

Còn mấy lý do khác thì giờ mình chưa nghĩ ra,… khi nào thấy có thêm thì mình bổ sung vào bài.

So sánh Figma với các công cụ khác

Thực ra tính không viết phần này, vì đa số các công cụ mình sài chưa hết tính năng đâu, chỉ sài 1 phần các tính năng, nên khi so sánh sẽ bị thiếu sót gì đó,.. nhưng mình cứ chia sẻ theo quan điểm và cách mình sử dụng để mọi người có thể thấy 1 cách nhìn nhận nào đó hé.

Chắc nói mấy cái hơn của Figma đi ha, tại giờ mình mê Figma quá nên …. à…

  1. So với Adobe XD:
    • Dễ comment, review hơn, trên XD lúc comment nó hay bị sai vị trí sao đó
    • Dễ sharing hơn, trên XD nó bị 1 lỗi là nó tự động zoom hơi bị to so với size mình thiết kế, chưa kể zoom in, zoom out không được mượt lắm
    • Mình thấy XD hỗ trợ phần component không được xịn như trên Figma lắm, sài Figma sướng hơn nhiều, chưa kể trên Figma có nhiều thư viện bao đã.
    • Thật ra mình thích cách dùng XD để thiết kế banner/standee, logo nha, xưa là sài XD làm việc đó không á
    • Trước khi sài Figma, thì công cụ chính mình sài là XD, nhưng khi sài Figma nhiều rồi thì lại sài Figma nhiều hơn.
    • XD giờ không có bản free nữa, xưa có giờ thì không còn.
    • XD thì mình chưa thử nghiệm làm việc với member khác kiểu nhiều người edit 1 file, nên k review chỗ này.
  2. So với Axure:
    • Axure xưa mình phải sài crack rất cực luôn, phải trả phí để sài (không biết giờ có bản free chưa), nhưng có bản cho students/teachers dùng free 1 năm.
    • Khúc làm prototype bên Axure hơi bị cực
    • Lúc vẽ wireframe mình cũng thấy cực nốt, cực hơn khi vẽ bên Figma rất nhiều, kiểu vẽ từng elements, rồi đổ dữ liệu vào, với lúc ra element nhìn như thời window hay kiểu UI của element nó cũ cũ sao đó.
    • Được cái nó hỗ trợ kiểu như Git để mà làm việc với team, nhưng mình lại thấy hơi phức tạp để sài.
    • Mình thấy công cụ này mà kiểu công ty bự bự sài sướng, crack để sài nên cũng giảm bớt chi phí sử dụng cũng ok.
    • Axure cũng có các thư viện khá là okela như Figma.
  3. So với Balsamiq:
    • Balsamiq mình sài ver 3, có key free, còn ver 4 thì phải trả tiền.
    • Sài ver desktop nên khi làm việc với members khác sẽ khó, phải export rồi gửi file xong import, quản lý version rất cực
    • Bản cloud thì buộc phải trả phí => cũng phần làm việc với team khá ok chỗ này, cũng ok chỗ quản lý version luôn.
    • Được cái Balsamiq mình thấy còn dễ sài hơn cả Figma, nhưng mà cũng bị giới hạn phần components và elements có sẵn, muốn sài xịn phải tự define ra khá là cực.
    • Balsamiq vẽ wireframe cũng nhanh, nhất là mấy cái liên quan đến table thì balsamiq là nhanh lắm (so với các công cụ khác)
    • Mình cũng có quay khoá hướng dẫn sử dụng Balsamiq, ae thử xem qua nhé.
Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Cách đăng ký miễn phí Figma sài trong 2 năm (Education).

Bước 1: Truy cập Figma Education

Bước 2: Nhấn vào Get verify

Bước 3: Đăng ký tài khoản 

Với việc bạn có tài khoản thì bỏ qua bước đăng ký mà đi trực tiếp vào link apply student program nhé.

Bước 4: Điền thông tin sau khi đăng ký

  • Điền tên, Làm vị trí gì
  • Và cái số 3 phải chọn là “For teaching or taking a class

=> Sau khi tạo xong, check email các kiểu thì mở lại link: https://www.figma.com/education/apply 

Bước 5: Điền thông tin Get free Figma for Education

Nhớ là bạn đang đăng ký với Figma bạn là 1 sinh viên => bạn cần phải xác nhận bạn là sinh viên

Bằng cách điền các thông tin như sau:

  • Are you a student or an educator? chọn Student
  • What type of institution do you attend or work for? => Chọn K12 => Rồi 2 câu dưới chọn Agree, Agree
  • Why are applying for a free Figma Education plan: Bạn nên gõ tiếng Việt, ghi gì cũng được, đại loại là tui cần acc figma để làm bài tập, mình thì hay ghi bằng tiếng Anh “For doing assignment from teachers where I can design User Interface and Wireframe for application”
  • School name: School not listed
  • Full school name: nhập tên tiếng Anh của 1 trường đại học bất kỳ => Như mình học UIT thì mình điền đúng University of Information Technology – VNU HCM.
  • Nhâp địa chỉ Website của trường bạn đã khai báo ở trên: nhập đúng website chính của trường
  • Why is your primary field of study: Chọn bất kỳ theo ngành trường đó dạy, ví dụ mình chọn Information Technology hay kiểu kiểu vậy.
  • Expected graduation date: chọn tháng nào cũng được, năm 2024 trở đi, nên chọn từ năm hiện tại + 2 năm nữa là ok nhất.
  • Có 1 bước là upload lịch học, thì bạn cứ lên web chọn đại 1 lịch học nào đó điền, mình thì vào trực tiếp lịch kế hoạch năm file png của trường mình upload lên.Mình thấy là khi đăng ký tuỳ lúc nó ra form thông tin khác nhau, bạn điền sao cho hợp lý nhất là được nhé, lúc thì chỉ show có vài trường, lúc thì show 1 mớ thông tin. => Tuỳ cơ ứng biến thêm nhé.

Bước 6: Tạo team

Bạn chỉ cần điền tên Team rồi tạo thôi.

Sẽ có bước mời thành viên team => bạn có thể mời hoặc skip nhé, tuỳ mục đích.

Bước 7: Chọn gói dịch vụ và thanh toán (Free)

Lúc này bạn nhấn vào team => Sẽ có popup show ra và chọn Next cho team đó.

Sau đó chọn thanh toán (upgrade)

Vậy là giờ bạn đã có tài khoản Figma Edu được dùng như bản Professional trong 2 năm.

Kết bài

Như vậy là mình đã chia sẻ công cụ Figma, một công cụ tuyệt vời cho anh em Business Analyst, không chỉ là một công cụ để thiết kế mà còn có một công cụ để tư duy, trình bày và thực hiện ý tưởng của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, dù bạn làm trong team nhỏ hay lớn.

Và cũng đã chia sẻ luôn cách đăng ký tài khoản Figma Edu (free 2 năm).

Hi vọng giúp cho anh em nào chưa từng sử dụng tìm được công cụ mới hữu ích khi làm công việc Business Analyst nhé.

Khi mình làm việc với nhiều anh em Business Analyst, mình thấy nhiều bạn dùng các từ Sketch, Wireframe, Mockup và Prototype đôi lúc sai ngữ cảnh, ý nghĩa. Nên mình viết lại bài này, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về các khái niệm, dùng khi nào và cách dùng cho hợp lý nhé.

1. Sketch

  • Là bản phác thảo một cái gì đó trên giấy hoặc trên bản vẽ ở máy tính.
  • Nó cung cấp cho mình những thông tin cơ bản.
Sketch
Sketch

DÙNG KHI NÀO?

  • Thường là giai đoạn đầu của việc phân tích, mình hình thành ra ý tưởng, luồng, màn hình cơ bản.
  • Mình hay vẽ đại ra trên giấy để có cái nhìn vô một cách trực quan để dễ hình dung và phân tích.

CÁCH DÙNG:

Vẽ đơn giản, dễ hình dung,  tiết kiệm thời gian, vẽ miễn sao dễ hiểu và nhanh, dễ truyền đạt ý tưởng chứ không cần vẽ cho đẹp.

Dùng giấy, hoặc phần mềm Excalidraw, Balsamiq, Figma

 

2. Wireframe

  • Là kiểu thiết kế có các thông tin cơ bản, giao diện cơ bản đủ thành phần (ví dụ phải đủ các trường, dữ liệu, nút button…)
  • Và bản thiết kế này thì không cần màu mè gì nhiều, không cần quá đẹp, nhìn vô là hiểu trên màn hình sẽ có nội dung ra sao, nút đặt chỗ nào, …
Wireframe
Wireframe
Đọc thêm  Công cụ vẽ wireframe và diagram tuyệt vời mình tìm được cho Business Analyst.

DÙNG KHI NÀO?

  • Trong khi phân tích chi tiết, viết tài liệu nghiệp vụ, business rule, trước khi làm UI, khi làm các bước về luồng màn hình.
  • Giúp cho thấy được sự luân chuyển giữa các màn hình (điều hướng), cách các màn hình làm việc với nhau.

CÁCH DÙNG:

  • Vẽ đơn giản, đầy đủ thông tin trên màn hình,  dễ hình dung,  tiết kiệm thời gian.
  • Đừng thêm màu mè quá nhiều, chỉ dùng các màu đơn giản để đánh dấu tạo điểm nhấn, nút quan trọng,…
  • Thông tin trên màn hình nên đầy đủ về trường, nút, …
  • Đi kèm với mô tả Business Rule hoặc viết tài liệu hoặc comment/chú thích.
  • Vẽ đường mũi tên để chỉ sự điều hướng giữa các màn hình, hoặc đôi lúc gắn nút điều hướng trên ứng dụng design để có thể thể hiện sự tương tác giữa các màn hình => giúp cho việc trình bày với KH, stakeholders khác dễ hình dung hơn.
  • Mình hay dùng Balsamiq, Figma, Excalidraw, Adobe XD, Giấy, hoặc Ipad (với bút) để tạo wireframe.

3. Mockup (UI)

  • Là kiểu thiết kế trực quan, khá giống với phiên bản thực tế khi xây dựng web/ứng dụng. Có màu đầy đủ, có mấy yếu tố như đổ bóng, viền, animation kèm theo,…
  •  Vẽ kỹ tới mức mà Front-end designer có thể nhấn vào và xem kích thước chính xác, có các thành phần CSS, responsive.
  • Mình làm công ty thì thấy mọi người hay gọi là UI, Bảng design, File design
Mockup
Mockup
Đọc thêm  Figma Professional miễn phí: Công Cụ Đắc Lực Cho Business Analyst

DÙNG KHI NÀO?

  • Thường thì BA chả đụng gì trong phần thiết kế UI mà chỉ làm phần review luồng, nút có đủ chưa, phù hợp với tính năng nghiệp vụ đang làm hay không?
  • Thường được làm sau bước đã xong tài liệu nghiệp vụ/hoặc làm song song dạng cuốn chiếu với tài liệu nghiệp vụ.
  • Được dùng khi thiết kế trực quan, cụ thể để từ đó dựng nên giao diện web/ứng dụng.
  • Khi mà cần đánh giá yếu tố màu, phong cách, thương hiện, phối giữa các đối tượng giao diện, hình ảnh, sự chuyển động.

CÁCH DÙNG:

  • Thường BA ít/không làm phần này, mà là Designer sẽ lo, do đó BA có thể đi sâu vào mục review đánh giá, góp ý cũng như bổ sung thêm các thông tin còn thiếu trên giao diện, hay sự tương tác giữa các màn hình sao cho khớp với yêu cầu nghiệp vụ.
  • Nếu bạn có kỹ năng về phần giao diện này thì bạn có thể góp ý cũng như đưa ý kiến cá nhân nếu thấy sản phẩm mockup chưa được phù hợp.
Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Prototype

  • Là một bản như Mockup mà nó có thể hoạt động được khi mình gắn sự liên kết giữa các màn hình và user có thể thao tác được. Mục tiêu chính là để mô phỏng sự tương tác giữa người dùng và giao diện.

DÙNG KHI NÀO?

  • Phần này thường bên BA dùng để đi trình bày với khách hàng, stakeholders, mô phỏng ứng dụng thực tế 
  • Hoặc có thể xem và đánh giá trước khi code để chắc chắn rằng bản giao diện phù hợp, luồng tính năng hợp lý, hoặc làm cả việc nhờ người dùng đánh giá,…

CÁCH DÙNG:

  • Cũng là phần Design lo là chính, BA thường phụ phần gắn tương tác giữa các màn hình.
  • Lưu ý khi bật prototype thì chọn màn hình cho phù hợp, mà mở ở mức 100% để cảm nhận nó giống thật, không bị phóng to, hay thu nhỏ mà đánh giá sai về giao diện.
  • Với mình thì mình đánh giá cả độ tương phản, rồi test WCAG.
  • Ngoài ra Prototype còn hay được dùng cho các ứng dụng xây tạm thời, mô phỏng giao diện và build ra app/web để đưa ra cho người dùng thấy (có thể viết một vài tính năng cơ bản mà chưa xây dựng đủ, dùng dữ liệu giả,…)

Các khái niệm khác

Lo-fi design

Là một loại hình thiết kế với mức độ chi tiết thấp, thường mang tính chất phác thảo và đơn giản, nhằm tập trung vào việc truyền đạt ý tưởng hoặc cấu trúc tổng thể hơn là chi tiết thẩm mỹ.

Thì cũng khá giống với wireframe hoặc tuỳ mức độ mà nó sẽ giống với sketch

Mà Prototype cũng có thể chạy trên Lo-fi design để xem sự tương tác giữa các màn hình, element dưới dạng wireframe. Và thường được gọi là Lo-fi prototype.

Hi-fi design

Là bản thiết kế chi tiết và trực quan, gần giống với sản phẩm cuối cùng, có đầy đủ màu sắc, bố cục, và các yếu tố giao diện. => Khá giống với mockup, hoặc có thể nói là 1 tên gọi khác của mockup.
Do đó mà Hi-fi prototype: Là một phiên bản hoạt động của HiFi Design, cho phép người dùng tương tác và trải nghiệm trước khi sản phẩm thực sự được phát triển.

Kết bài.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình, nếu có gì sai sót hoặc chưa đúng thì để lại comment cho mình nhé.

Lúc mình làm BA tại công ty, có rất nhiều bạn Business Analyst mới dùng Balsamiq hay hỏi mình tải ở đâu, rồi cách crack công cụ này :D, sẵn dịp mới mở lại vụ viết blog, nên chia sẻ anh em Balsamiq Mockup miễn phí (key) nha.

Nhưng trước hết mình phải biết được Balsamiq Mockup là công cụ gì cho anh em nào chưa biết nhé.

Balsamiq wireframe là gì?

Đây là một công cụ mà giúp xây dựng nên những giao diện web/app dưới dạng wireframe bằng cách kéo thả những widget đã được tạo sẵn. Giao diện thì bao dễ sài, dùng vài lần là sài dễ như ăn chơi. Anh em có thể tìm thêm khóa học của mình về Balsamiq để học nhé, hướng dẫn chi tiết từ A tới Z luôn.

Đọc thêm  Khóa học làm quen với Balsamiq Mockup 3 - Miễn phí

Trước kia khi mình dùng và hay kiểm tra trang web của Balsamiq thì tên của công cụ này là Balsamiq Mockup, nhưng hiện nay đã đổi qua tên mới là Balsamiq Wireframe.

Để hiểu hơn về Wireframe, mockup, sketch, prototype thì anh em đọc thêm bài này nhé:

Đây là giao diện của em Balsamiq

 

Balsamiq có 2 phiên bản, phiên bản desktop và cloud – và 2 phiên bản đều có trả phí. Nhưng trên các diễn đàn chia sẻ cách crack rất nhiều, riêng mình thì tìm được một số key từ một số diễn đàn và dùng thử, mình thấy rất tốt nên chia sẻ lại cho anh em sài phiên bản Desktop – Version Balsamiq Mockup 3.

Tải và cài đặt

Để sử dụng thì bạn tải balsamiq mockup 3 tại đây: https://balsamiq.com/wireframes/mockups3fordesktop/

 

 

Sau khi tải và cài đặt, bạn nhập key sau nhé:

1) Name: Flash
Serial: eNrzzU/OLi0odswsqnHLSSzOqDGoca7JKCkpsNLXLy8v1ytJTczVLUotKNFLzs8FAJHYETc=

2) Name: SoftVnn
eJzzzU/OLi0odswsqgnOTysJy8ursUQCNc41hjV+7q5+AClADYE=

3) Name: tuan.cse06 – SoftVnn
eJzzzU/OLi0odswsqikpTczTSy5ONTBT0FUIzk8rCc..q7FEAjXONYY1f u6ufgD21RF1

Cảm ơn anh em đã đọc bài viết của mình nhé, hi vọng bài viết này sẽ giúp cho anh em sài được Balsamiq miễn phí nha. Nếu yêu thích bài viết của mình thì lâu lâu ghé thăm blog của mình nhé. Cảm ơn ae 😀

Đọc thêm về cách chia sẻ wireframe/mockup đến khách hàng khi làm Business Analyst nhé

Đọc thêm  Balsamiq Wireframe miễn phí - công cụ cho Business Analyst
Review wireframe/mockup dễ hơn với tool Axure Cloud.”]

Giới thiệu

Mình là một user của Adobe XD, phải nói là cực kỳ thích sài ẻm. Bắt đầu sử dụng từ phiên bản Beta đầu tiên tên ”Adobe Experience Design CC” vào tháng 03/2016, và còn sài đến hiện tại với tên chính thức là Adobe XD.

Mình sài Adobe XD từ việc làm đồ án thời sinh viên, đến khi đi làm thì sài ẻm trong công việc hằng ngày, đặc biệt là với công việc Business Analyst. Và ngay cả những lúc làm freelancer với anh em cũng mang XD ra để thiết kế dạng product design cho các dự án của team. Và cái hay của Adobe XD là được sử dụng miễn phí với phiên bản Starter Plan.

Nên khi đi làm việc mình sử dụng quen và thích sài XD là một chuyện thường tình. Trong lúc làm dự án với anh em trong công ty, mọi người thì sài Axure, mình thì sài XD nên không đồng bộ được, nên mình lên chị google tìm cách đồng bộ các source từ 2 bên với nhau – chưa kịp tìm được cách đồng bộ source, thì vô tình mình lượm được mẹo review wireframe/mockup dễ hơn khi kết nối XD và Axure Cloud.

Lưu ý là bài viết này dành cho những bạn thích sài XD (miễn phí) và muốn sử dụng thêm mẹo này, thay vì sài những công cụ có sẵn như Figma (miễn phí và trả phí), Axure (trả phí),…hoặc chính bản gốc Axure XD Share (bị giới hạn cho phiên bản Starter)

Tình huống review wireframe/mockup mà Business Analyst thường dùng.

Dưới đây là những tình huống review wireframe/mockup hay gặp:

  • Gặp khách hàng/đồng nghiệp (KH/ĐN) trực tiếp, mở file lên để review
  • Gửi nguyên file source cho KH/ĐN để họ mở trên phần mềm của họ và xem (điều không được hay đó là có thể khách hàng có thể không sài chung phần mềm với mình, do đó họ không mở được luôn, nên sẽ có trường hợp sài cách thứ 3 và thứ 4 dưới đây)
  • Export file hình ảnh/pdf và gửi cho khách hàng để họ xem và đánh giá trên hình ảnh, có thể là note comment ngay trên hình ảnh luôn.
  • Copy hình bỏ vô file word offline hoặc docs online cho khách hàng xem và review với tính năng comment trên word/docs (hoặc tool công cụ như excel,…).
  • Export ảnh ra và copy ảnh lên phần mềm cho phép review online (Ví dụ như Axure, Invision,…)
  • Sử dụng tính năng sharing and reviewing của công cụ đó (Ví dụ như Adobe XD Share designs and collaborate, Balsamiq sharing and collaborating) – nhưng công cụ này sài nhiềutrả phí.

Đối với bản thân mình thì từng sử dụng tất cả các cách trên, và mình dần dần chuyển đổi dần qua cách mới tốt hơn. Và mẹo mình chia sẻ ở bài viết này chính là cái mình thấy tiện và dễ sử dụng nhất, do đó chia sẻ cho anh em để dùng thử, biết đâu lại thích như mình.

Note: Bạn đọc nào chưa sài 1 trong 6 cách trên thì comment ở dưới, mình viết hướng dẫn cụ thể cho nhé.

Mẹo mà Hoàng hay sài

Đây là một tính năng trên Axure Cloud – gọi là Publishing Artboard Projects, tính năng này giúp user publish source từ các phần mềm khác: Sketch, Adobe XD, Figma, lên Axure Cloud và chia sẻ cho những thành viên khác, và có cả chia sẻ public – được comment không cần tài khoản Axure Cloud (Đây là điểm khác so với Figma).

Đặc điểm:

  • Hoàn toàn miễn phí (adobe XD starter + Axure Cloud)
  • Được sài XD theo mong muốn của bạn (giống mình, thay vì sài các tool tương tự)
  • Chia sẻ wireframe/mockup dễ dàng, dễ review/comment trực tuyến
  • Không bắt buộc đăng nhập để comment
  • Dễ quản lý source (vì gửi qua gửi lại, nhiều khi lộn giữa các file source)
  • Không bị giới hạn sharing của Adobe XD Starter- Share Links: 1 active shared link

Cách cài đặt và sử dụng:

  • Bước 1: Cài đặt Adobe XD phiên bản Starter (miễn phí) – tải tại đây
  • Bước 2: Cài Axure Cloud Desktop (miễn phí) – tải tại đây
  • Bước 3: Đăng nhập XD và Axure Cloud (chưa có tài khoản thì tự tạo nhé)
  • Bước 4: Tải plugin the Axure plugin for XD
  • Bước 5: Trong XD, chọn artboard muốn chia sẻ để publish lên Axure Cloud.

  • Bước 6: Trên top menu, chọn Plugins > Axure > Export Selection to Axure Cloud. (Lưu ý là phải mở app Axure Cloud trước nha, không mở nhiều khi lỗi không hoạt động được)

  • Bước 7: Trong Axure Cloud App, bạn chọn workspace và artboard project mà muốn publish lên. Nếu chưa có sẵn thì bạn tạo mới “Create New Project” và đặt tên dự án “Project Name” – và lưu ý bạn chọn Project size cho phù hợp nhé, ví dụ thiết kế ở size Iphone 12 thì chọn iPhone 12 (390 x 844)
  • Bước 8: Nhấn Upload, sau đó chia sẻ cho KH/ĐN để comment – và ở đây bạn cũng có thể chia sẻ với mật khẩu (Access Code) hoặc dạng private cho tài khoản cụ thể.

Bạn có thể test project mình share ở đây: https://nnsbdq.axshare.com/start.html – mật khẩu là “hoangphan”

Cách comment

Làm theo như hình:

Bước 1: Nhấn vào icon comment

Bước 2: Nhấn Add comment

Bước 3: Chấm 1 điểm bằng click chuột trái vào vị trí muốn comment

Bước 4: Add comment

Bước 5: Nhấn Post

Bước 6: Bạn có thể comment bởi đăng nhập hoặc a guest (điền email bất kỳ)

Bước 7: Team review tất cả, sau đó BA hoặc các bên khác có thể update lại wireframe/mockup

Bước 8: Mark Resolved các comment nào đã được giải quyết, hoặc delete comment.

Áp dụng cho chia sẻ Wireframe từ Balsamiq.

Cơ bản thì mình copy image từ Basamiq qua XD, rồi share lên Axshare để mọi người có thể thảo luận và comment trên đó. Các bước mình thường thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn vùng cần copy trên balsamiq

  • Bước 2: Nhấn Command + C (trên MacOS) để copy vùng chọn. (Đọc thêm phần hướng dẫn export/copy image ở hướng dẫn ở balsamiq để biết thao tác trên Windows nhé, xưa mình nhớ phím tắt nó phải 3 nút lận mới copy được)
  • Bước 3: Nhấn Command + V (trên MacOS) để paste hình ảnh lên XD

Mình trình bày ở XD như sau:

  • Bước 4: Share lên Axure Cloud như hướng dẫn ở trên (Project Size thì chọn Auto Web), sau đó copy link gửi cho KH/ĐN

Tham khảo mình share project demo từ Balsamiq lên Axshare: https://50wmtz.axshare.com/start.html#g=14

Đọc thêm về sử dụng Balsamiq Mockup 3 miễn phí (dùng key – không cần crack)

Đọc thêm  Balsamiq Wireframe miễn phí - công cụ cho Business Analyst

Kết luận

Phía trên là mẹo sử dụng Axure Cloud để chia sẻ wireframe/mockup đến ĐN/KH để dễ dàng review và comment cho một Business Analyst. Giảm thiểu chi phí cho cá nhân người sử dụng khi được sử dụng miễn phí cả Adobe XD Starter và Axure Cloud, khi mà công ty các bạn không/chưa hỗ trợ trả phí cho việc sử dụng phần mềm trả phí.

Dĩ nhiên có nhiều công cụ, tính năng tương tự nhưng đây là mẹo dành riêng cho Adobe XD Starter, đặc biệt là đối với các bạn thích dùng Adobe XD Starter giống mình.

Alternative app:

  • Adobe XD – sharing (9.99$/mo)
  • Figma (Free or 12$/mo)
  • Axure (25$/mo)
  • Sketch (9$/mo)
  • Invisionapp (Free or 7.95$/mo)
  • Balsamiq Mockup