Loading...

Nhân dịp đầu năm 2024, BA Zone (Hoàng làm Admin tại cộng đồng này) ra mắt trang tin BA School. Với mục tiêu kết nối và mang lại giá trị cho cộng đồng. Đội ngũ BA Zone tổ chức một sự kiện miễn phí dành cho cộng đồng Business Analyst Việt Nam.

Sau một thời gian dài lắng nghe tâm sự về những khó khăn khi làm Business Analyst nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Nhất là trong bối cảnh thị trường tuyển dụng BA ngày càng khó hơn như hiện tại. Ngoài kiến thức nền tảng, các doanh nghiệp lớn giờ đây đã đưa những yêu cầu về ứng viên cần có chứng chỉ BA quốc tế như CCBA, CBAP như một điều kiện bắt buộc cần có.

IIBA cũng đưa ra thống kê những ứng viên có chứng chỉ quốc tế có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn và có mức lương cao hơn 12%.

Vậy nên đội ngũ Admin BA Zone đã quyết định tổ chức một buổi Workshop online để giúp các bạn tìm hiểu về nghề BA dễ dàng hơn. Đặc biệt là giúp các bạn đang làm Business Analyst có kế hoạch thi chứng chỉ quốc tế như CCBA, CBAP được thuận lợi hơn.

Trong buổi workshop này, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ những nội dung:

Phần 1: Giới thiệu cộng đồng BA Zone

Phần 2: Lộ trình phát triển nghề Business Analyst

Phần 3: Giới thiệu tổ chức IIBA và các chứng chỉ BA Quốc Tế

Phần 4: Kinh nghiệm thi chứng chỉ CCBA và CBAP 

  • Cách ôn thi chứng chỉ BA hiệu quả, tiết kiệm chi phí
  • Cách đọc sách Babok v3 hiệu quả
  • Hướng dẫn làm đề thi thử
  • Những kinh nghiệm khi làm bài thi
  • Những vùng kiến thức trọng tâm cần biết khi thi CCBA/CBAP
  • Những mẹo làm bài giúp bạn tăng tỷ lệ đỗ chứng chỉ

Phần 5: Giao lưu, trao đổi cùng khán giả.

Buổi Workshop có sự góp mặt của các khách mời là đội ngũ Admin BA Zone:

Host chương trình:

  • Phúc Nguyễn – Founder BA Zone | Business Analyst Lead VNPAY
  • Hoàng Phan – Admin BA Zone | Co-Founder Cavies Labs

Chia sẻ nội dung chính về CCBA/CBAP:

Mai Thị Ánh Hồng | BA Lead Viettel AI

Certification of Capability in Business Analysis™ (CCBA®)

Certified Business Analysis Professional (CBAP®)

Project Management Professional (PMP)

ISTQB

Ms.Hồng có hơn 5 năm là Kỹ sư Giải pháp nghiệp vụ tại Viettel AI.

Tham gia phát triển nhiều sản phẩm lớn trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo…Đặc biệt với vai trò Admin, Mentor BA Zone Ms. Hồng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm rất hữu ích về kì thi CCBA và CBAP.

Hà Mạnh Trí Toàn | Senior Business Analyst

Bachelor of Business in Information Systems, Minor in Logistics and Supply Chain -RMIT

Master of IT – Major in Information Systems and Business Analysis – Griffith University – tại Úc
Certification of Capability in Business Analysis™ (CCBA®) – IIBA – 2020

Certified Business Analysis Professional (CBAP®) – IIBA – 2023

Trong quá trình làm Business Analyst, Mr.Toàn cũng đã thi 2 chứng chỉ BA chuyên nghiệp dành cho BA đó là chứng chỉ CCBA năm 2020 và chứng chỉ CBAP năm 2023. Đây là chứng chỉ cao nhất do IIBA quốc tế cấp. Đặc biệt Mr. Toàn còn chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi du học Master BA dành cho các bạn quan tâm.

Với Workshop lần này, đội ngũ Admin mang đến những kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm về nghề BA. Những kỹ năng nền tảng cần có để giúp BA phát triển hơn trong sự nghiệp.

Đặc biệt sự kiện online miễn phí vì cộng đồng – Bên cạnh đó các bạn sinh viên năm 4 tham gia sự kiện còn có cơ hội được tham gia chương trình “BA Zone Mentorship Program” miễn phí dành cho các bạn sinh viên muốn làm BA.

Với phương châm “Learning and Sharing Knowledge for BA”, mục tiêu của BA Zone là nơi học hỏi, chia sẻ và giúp cộng đồng BA phát triển.

Thời gian diễn ra sự kiện:

Đặc biệt sự kiện giới hạn chỉ có 100 vé tham gia, các bạn nhanh tay đăng ký. Chúng tôi sẽ gửi thông tin chi tiết đến email của bạn

Banking Business Analyst thì cần biết những nghiệp vụ gì?

Hiện tại có rất nhiều ngân hàng ở Việt Nam và trên thế giới đang thực hiện chuyển đổi số, do đó mà nhu cầu mở rộng dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn dẫn tới việc tuyển dụng BA làm trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp yêu cầu Business Analyst cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó.

Do đó mà với kinh nghiệm tham gia làm việc cho 9 ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam, 1 ứng dụng ngân hàng tại Cambodia, trong những dự án đó mình tham gia nắm chính 4 dự án mobile banking, và hỗ trợ trong 6 dự án. Mình xin phép chia sẻ những “keyword” nghiệp vụ cơ bản và nâng cao mà một BA có thể là cần biết đến để có thể làm việc tốt trong lĩnh vực Banking.

Danh sách các nghiệp vụ:

Nghiệp vụ về tài khoản/định danh

  • Mở tài khoản (tại quầy, trực tuyến,…)
  • Định danh khách hàng (KYC/eKYC) => Mở qua eKYC hạn mức giao dịch thấp (thường từ dưới 5M VNĐ)
  • Cập nhật thông tin khách hàng (CIF)
  • Phân loại khách hàng (nhóm KH và bậc KH)
  • Các loại tài khoản (Credit, Debit, Prepaid, Overdraft, Virtual)
  • Quản lý tài khoản số đẹp (bản chất là Alias)
  • Quản lý tài khoản đa ngoại tệ
  • Thông báo/bảo mật tài khoản (ví dụ như có người đăng nhập vào tk trên thiết bị mới, đăng nhập trên IB/MB cần cấp phép,…)
  • Đóng tài khoản
  • Quản lý thẻ ngân hàng
  • Đăng nhập/Đăng xuất (thông qua các phương thức login khác nhau từ FaceID/Vân tay, Password/OTP/…)

Nghiệp vụ về thanh toán và chuyển tiền

  • Quản lý số dư
  • Hạn mức giao dịch
  • Phương thức xác thực, xác thực giao dịch
  • Chuyển khoản nội bộ (Qua số điện thoại, email, alias, ID,…)
  • Chuyển khoản liên ngân hàng (NAPAS/CITAD/Alias)
  • Chuyển tiền quốc tế (thường là qua SWIFT)
  • Thanh toán hoá đơn
  • Thanh toán điện tử
  • Thanh toán qua QRPay
  • Tự động hoá thanh toán định kỳ
  • OTT (Over The Top)

Nghiệp vụ về hạn mức giao dịch

  • Tuân theo quy định ngân hàng nhà nước
  • Hạn mức ngày cho tài khoản/Thẻ
  • Hạn mức mỗi giao dịch cho tài khoản/thẻ
  • Hạn mức cho giao dịch tháng
  • Hạn mức rút tiền
  • Hạn mức thanh toán thẻ tín dụng
  • Hạn mức cho giao dịch đặc biệt (từ thiện, …)
  • Hạn mức giao dịch trực tuyến
  • Hạn mức giao dịch quốc tế
  • Tuỳ chỉnh hạn mức

Nghiệp vụ thẻ & Thẻ tín dụng

  • Các loại thẻ
    • Credit (tín dụng)
    • Debit (ghi nợ)
    • Overdraft (thấu chi)
    • Prepaid (trả trước)
    • Virtual (Ảo)
    • Đa năng
    • Thẻ đồng hành/động hạng/đồng thương hiệu 
  • Phát hành thẻ
  • Kích hoạt thẻ
  • Quản lý hạn mức thẻ
  • Đổi mã thẻ/mã PIN (quên mã thẻ)
  • Báo mất/khoá thẻ
  • Thanh toán tự động
  • Sao kê giao dịch thẻ
  • Bảo hiểm cho thẻ
  • Thanh toán thẻ tín dụng
  • Quản lý thanh toán trực tuyến và hạn mức trực tuyến
  • Ưu đãi, khuyến mãi, hoàn tiền,…

Nghiệp vụ vay/cho vay

  • Đăng ký vay
  • Các loại vay ngân hàng (Thấu chi, Tín chấp, thế chấp, …)
  • Xét duyệt và phát hành khoản vay
  • Quản lý khoản vay
  • Hạn mức cho vay (theo quy định nhà nước và ngân hàng)
  • Lãi suất vay và thanh toán nợ
  • Thanh toán và ghi nợ tự động
  • Bảo hiểm rủi ro cho khoản vay
  • Chống rửa tiền (AML)
  • Quản lý nợ xấu
  • Cho vay tại đa kênh (IB, MB, Tại quầy, qua App bên thứ 3,…)
  • Tự động gửi hợp đồng vay.

Nghiệp vụ gửi tiết kiệm

  • Mở sổ tiết kiệm
  • Kỳ hạn và lãi suất
  • Tất toán tiết kiệm
  • Tự động gia hạn tiết kiệm
  • Rút và gửi thêm tiết kiệm
  • Các loại mở tiết kiệm
    • Online
    • Tại Quầy
    • Các nhóm khách hàng
    • Gửi cộng dồn hằng tháng
  • Quản lý danh sách sổ tiết kiệm
  • Tự động gửi hồ sơ/hợp đồng tiết kiệm

KYC/eKYC

  • Mở tài khoản trực tuyến
  • Xác thực/định danh rút tiền
  • Xác thực/định danh tại quầy

Nghiệp vụ về  báo cáo giao dịch/tra soát

  • Xem trực tuyến và tải báo cáo giao dịch
  • Tra soát giao dịch tại quầy và trực tuyến
  • Phục hồi giao dịch
  • Hoàn giao dịch
  • Phân tích giao dịch (kiểu chi tiêu % như thế nào, cho mục nào,…)
  • Tuỳ biến báo cáo giao dịch

Nghiệp vụ core bank

  • Nghiệp vụ về Core bank (thường ở VN là T24) – gồm các nghiệp vụ về thông tin KH, giao dịch, thẻ, ngoại tệ, vay, tiết kiệm, CRM, sao lưu dữ liệu,…

 

Nghiệp vụ về phương thức xác thực

  • Tuân theo quy định nhà nước
    • Sinh trắc (lowest)
    • Mật khẩu
    • Normal OTP/SMS OTP
    • Smart OTP
    • Token OTP (highest)
  • Luồng OTP và sinh trắc liên quan đến check device token, type, định vị,…

Nghiệp vụ về thanh toán hoá đơn/topup

  • Quản lý hoá đơn
  • Quản lý danh sách Merchant (Trường học, điện, nước, giao thông,…)
  • Quản lý danh sách nhà mạng
  • Luồng thanh toán hoá đơn
  • Lưu thông tin hoá đơn
  • Quản lý danh bạ (user)
  • Thanh toán tự động
  • Nhắc thanh toán
  • Lịch sử và biên lai thanh toán
  • Thanh toán qua IB/MB/Thẻ/Tài khoản,…

Nghiệp vụ về ATM & rút tiền

  • Rút tiền bằng QR Rút tiền
  • Rút tiền bằng thẻ ghi nợ
  • Rút tiền bằng thẻ thấu chi
  • Rút tiền bằng thẻ tín dụng
  • Rút tiền bằng thẻ đa năng (
  • Rút tiền bằng thẻ ảo (virtual card)
  • Rút tiền trong nước/ quốc tế
  • Rút tiền thẻ kết nối tài khoản ngoại tệ

Nghiệp vụ về chứng chỉ quỹ/đầu tư

  • Mở tài khoản/kết nối tài khoản với chứng chỉ quỹ/tài khoản đầu tư
  • Mua bán chứng chỉ quỹ/đầu tư
  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Chạy webview là chính (thường giờ ở VN bắt buộc đầu tư qua kênh đầu tư chứng chỉ quỹ, còn tài khoản chỉ là link tới thôi, hoặc là bên app kia sẽ trở API ra cho kết nối, này tuỳ bên mà có những tính năng khác nhau)
  • Topup/Withdraw quỹ (tiền)

Nghiệp vụ AML

Này mình chỉ từng làm là gọi API bên thứ 3 hỗ trợ để lấy kết quả về, nên phần chuyên sâu bạn có thể nghiên cứu thêm khi làm tại công ty/ngân hàng của bạn.

Nghiệp vụ virtual account/card

  • Mở tài khoản/thẻ trực tuyến
  • Quản lý số tài khoản/thẻ
  • Đóng tài khoản/thẻ
  • Các tính năng chuyển khoản/thanh toán
  • Hỗ trợ thanh toán quốc tế

Nghiệp vụ về quản lý dashboard và phân quyền

  • Cho các nghiệp vụ tại quầy
  • Cho nghiệp vụ quản lý Mobile banking và Internet banking

Nghiệp vụ về thanh toán điện tử

  • Kết nối với e-wallet
  • Hỗ trợ thanh toán điện tử qua ứng dụng ngân hàng (IB/MB)

Nghiệp vụ OTT (over the top)

  • Luồng nghiệp vụ thông báo (trên app, qua SMS, …) – luồng này không phải là push noti là xong mà đi qua nhiều bên service, có thể service do ngân hàng có hoặc dùng bên thứ 3, rồi bên thứ 3 lại đi qua 1 bên khác => cần hiểu và thực hiện đúng luồng + truy vết để tìm lỗi khi cần.

Nghiệp vụ khách hàng doanh nghiệp

  • Quản lý đa tài khoản
  • Chuyển khoản, thanh toán hoá đơn (gồm cả chuyển tiền hàng loạt)
  • Duyệt thanh toán/chuyển khoản
  • Thanh toán lương
  • Quản lý tiền mặt/dòng tiền
  • Quản lý liên quan đến thuế
  • Hạn mức giao dịch
  • Quản lý tín dụng
  • Phân quyền
  • Và các tính năng khác tuỳ cty/ngân hàng mà sẽ có những tính năng khác nhau

Nghiệp vụ về Omni channel

  • Quản lý kết hợp Mobile Banking và Internet Banking hoặc 1 ứng dụng khác của ngân hàng về một nơi

Nghiệp vụ về Loyalty

  • Quản lý danh sách sản phẩm và value của sản phẩm
  • Quản lý cấp/level khách hàng
  • Link tài khoản loyalty với tài khoản ngân hàng
  • Quản lý loyalty point/hết hạn/hạn mức min, max
  • Quản lý khuyến mãi, giảm giá
  • Quản lý thanh toán qua loyalty point

Nghiệp vụ truy vết giao dịch

Thường luồng này là đặt events vào các bước giao dịch, thanh toán để tracking xem trục trặc nằm chỗ nào khi có vấn đề và từ đó có hướng xử lý, hoặc thậm chí hỗ trợ cho việc khắc phục các vấn đề về UX.

Hiểu về luồng Audit

Khi thực hiện xây dựng ứng dụng ngân hàng thì bước Audit khá quan trọng để đảm bảo không bị hack/hoặc sai phạm quy định ngân hàng nhà nước,… do đó BA cùng với Dev tham gia luồng Audit.

 

XEM LINK MINDMAP tại: https://hoangphan.blog/bankingba 

Kết luận

Hi vọng với danh sách các nghiệp vụ thường ở các ngân hàng có mà mình liệt kê ở trên sẽ giúp bạn có một cách tổng quan và định hướng tìm hiểu/nghiên cứu để có một kiến thức nghiệp vụ vững chắc cho con đường BA Banking trong tương lai.

Thực tập sinh IT BA cần những kỹ năng gì?

Hi lại là Hoàng đây!

Chắc có lẽ nhiều bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, hoặc đang đi làm có ý định thực tập vị trí IT Business Analyst quan tâm rằng

“Cần những kỹ năng gì để có thể được nhận làm vị trí thực tập sinh IT Business Analyst.”

Dưới đây là góc nhìn của mình, một người từng tuyển dụng nhiều vị trí BA chia sẻ về các kỹ năng mình cần tìm ở một bạn ứng viên thực tập sinh IT Business Analyst.


Ba kỹ năng chính mình tìm ở Thực tập sinh.

  • Kỹ năng về logic và hiểu về hệ thống
  • Kỹ năng về giao tiếp
  • Kỹ năng về documentation.

Vậy chi tiết từng kỹ năng mình yêu cầu như thế nào?

Kỹ năng đầu tiên: Logic và hiểu về hệ thống

Theo quan điểm của mình thì người IT BA phải là người có thể suy luận logic và đưa ra những giải pháp hợp lý cho dự án phần mềm, mà để làm được điều này thì bản thân người làm cũng phải hiểu về tư duy hệ thống, đối với level thực tập, fresher thì tư duy hệ thống cơ bản là bắt buộc, ví dụ như tư duy Ba tầng của phần mềm gồm có tầng giao diện (UI), tầng xử lý nghiệp vụ – logic và tầng kết nối lưu trữ dữ liệu. Cách hệ thống hoạt động cho luồng đăng nhập, thì user phải nhập thông tin đăng nhập tại giao diện (UI) và gửi yêu cầu đến xử lý ở tầng nghiệp vụ – logic, và từ tầng này sẽ truy xuất và so sánh kiểm tra với dữ liệu trong hệ thống để biết được thông tin đăng nhập có khớp không?

Ba tầng xử lý trong IT BA
Ba tầng trong ứng dụng phần mềm.

Hay là cách phần mềm hoạt động như thế nào, có thể tư duy ra được các trường hợp có thể xảy ra, giống như chuyện suy luận “nếu hôm nay mình quên học bài” thì sẽ có những trường hợp nào xảy ra như “không thuộc bài”, “bị cô giáo phạt”, “bị lên sổ đầu bài”, “mẹ biết bố mẹ buồn”,… thì khi áp dụng vô phần mềm, ví dụ đăng nhập thì phải tư duy được người dùng có thể dùng phương thức nào để đăng nhập như “email/pass”, “số điện thoại/pass”, …. và trong email/pass lại có những trường hợp nào có thể xảy ra  như “email không hợp lệ”, “email không tồn tại”, “mật khẩu bị sai”, … hoặc đăng nhập xong thì phải có tư duy suy luận là hiển thị màn hình gì? màn hình hiển thị cần những thông tin gì? những thông tin đó ở đâu, các trường hợp có thể xảy ra khi đăng nhập thành công.

Do đó khi phỏng vấn thực tập sinh hay fresher, thường câu hỏi của mình sẽ hỏi đến các câu hỏi thực tiễn để xem các bạn có tư duy logic suy luận như thế nào? và hiểu cách hệ thống chạy ra sao? mình sẽ chưa quan tâm đến trong cuộc phỏng vấn thì ứng viên có trả lời hoàn hảo hay không, mà sẽ quan tâm đến cách ứng viên đi tìm ra câu trả lời sao cho phù hợp và đưa ra “giải pháp” phù hợp theo tư duy logic của ứng viên.

Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Kỹ năng thứ hai: Giao tiếp

Tiếng Anh là một lợi thế cực lớn cho các bạn làm IT BA, với nỗi đau trước đó của mình, khi bắt đầu làm BA thì tiếng Anh của mình ở đâu đó 500-600 TOEIC, mà còn giao tiếp (nghe/nói) cực yếu nữa, khi làm dự án Âu Mỹ hay Sin thì mình bị ngợp, cũng như mình tìm thông tin chưa quá tốt và tốn nhiều thời gian khi phải gần như là sài Translate rất nhiều, gặp khách hàng trực tiếp thì lúc nào cũng cần có một bạn làm công việc như PM đi cùng để giúp mình, rất là bất tiện.

Nên thường mình cũng sẽ khá quan tâm đến kỹ năng tiếng Anh của ứng viên, dĩ nhiên ở mức giao tiếp cơ bản đủ sài. Hoặc giống như lúc mình xuất phát với vị trí BA, thì đọc hiểu cơ bản là mình chấp nhận nhưng luôn dặn ứng viên là cần phát triển thêm về Giao tiếp.

Tiếng Anh thì tuỳ thuộc công ty và dự án, nếu dự án ít dùng hay không dùng thì tiếng Anh không quá bắt buộc, nhưng có tiếng Anh là một lợi thế cho BA. Ngoài liên quan đến làm việc giữa anh em dự án, khách hàng, thì còn ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thông tin hay học hỏi thêm kỹ năng BA từ nơi khác, đặc biệt là các nguồn tài liệu tiếng Anh.

Giao tiếp và trao đổi tốt là một điều rất cần của một BA, khi mà BA là nơi cầu nối giữa Khách hàng và Đội ngũ phát triển dự án, thì việc giao tiếp là bắt buộc. Giao tiếp ở đây là khái niệm khá chung chung, nó bao gồm cả việc nói chuyện với khách hàng, khơi gợi khách hàng để họ chia sẻ ra những cái NEED (dịch tạm là yêu cầu/cần) của họ, trao đổi trong lúc làm việc, kết nối anh em đội ngũ, hay trình bày ý tưởng, chia sẻ quan điểm cá nhân, thuyết phục mọi người.

Communication Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp

Do đó với phần giao tiếp này mình thường hay hỏi về tính cách, rồi công việc, các hoạt động từng tham gia ở sinh viên hay cách ứng viên trả lời phỏng vấn.

 

Kỹ năng thứ ba: Documentation

Kỹ năng này là kỹ năng cuối cùng mà mình thường tìm ở ứng viên, nhưng độ quan trọng nó sẽ không cao bằng 2 yêu cầu phía trên, vì bản chất người làm công việc BA là người có tư duy và đưa ra giải pháp, cách trao đổi nói chuyện với mọi người để giải quyết vấn đề trong phát triển phần mềm, phải có tư duy thì mới có giải pháp được, còn việc viết lại tài liệu là một kỹ năng theo sau bổ trợ cho tư duy và giải pháp để giúp làm rõ giải pháp cũng như truyền tải giải pháp ra một cách dễ dàng hơn.

Nhưng ứng viên cũng cần PHẢI biết để thể hiện rằng ứng viên biết về BA sẽ làm những loại việc gì? có tìm hiểu và tìm cách học các kỹ năng về documentation, wireframing.

Kỹ năng sketch
Kỹ năng sketch

Đa phần bây giờ khi tìm trên google sẽ ra ngay là documentation thì cần học cách viết BRD, URD, SRS, User Story, … rồi vẽ sketch, wireframe,… học về UML, BPMN.

Đọc thêm  Balsamiq Wireframe miễn phí - công cụ cho Business Analyst

 

Đọc thêm  Thực tập IT Business Analyst cần những kỹ năng gì?
Review wireframe/mockup dễ hơn với tool Axure Cloud.”]

 

Nên thường ở đoạn kỹ năng này mình sẽ hỏi các câu hỏi liên quan đến việc các bạn ấy biết là BA cần làm gì ở phần viết tài liệu, tài liệu nào sẽ được dùng trong trường hợp nào, đã học được công cụ gì rồi, diagram A thì khi nào sài, diagram B khi nào sài, …

 

Kết bài

Với kinh nghiệm từng tìm vị trí thực tập, rồi đến giai đoạn mình tìm ứng viên là thực tập sinh, fresher rồi các bạn làm công việc BA ở các level cao hơn, phỏng vấn vài chục bạn BA để tuyển dụng. Khi tuyển dụng thực tập sinh ba kỹ năng quan trọng mà mình cần tìm ở thực tập sinh IT Business Analyst là Tư duy logic, hiểu về hệ thống, kỹ năng về giao tiếp và trình bày trên tài liệu, biết các công cụ cơ bản để trình bày.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn trả lời phần nào thắc mắc “Thực tập sinh IT Business Analyst cần những kỹ năng gì?”, giúp các bạn sớm chuẩn bị đầy đủ những kỹ năng phù hợp để ứng tuyển vị trí BA.

Blockchain Business Analyst

Thời gian rồi mình có tìm hiểu để xây dựng các dự án liên quan đến blockchain, và mình cũng đã chìm đắm gần hai năm trong nó rồi. Hôm nay lại rãnh rỗi chia sẻ một số kiến thức về những thứ mình làm đến anh em, cũng như giúp anh em có thêm kiếm thức về Blockchain Business Analyst.

Chủ đề hôm nay là “Token Launchpad có những tính năng gì?”, và tính năng nào quan trọng để từ đó anh em nào vô tình tìm thấy bài viết này có thể rút ngắn được thời gian nghiên cứu và có thể tham khảo để áp dụng cho dự án của các bạn.

Trên thị trường blockchain ngày nay có rất nhiều launchpad, mình tìm hiểu và có những ngày canh kèo để mua launchpad hi vọng có kèo ngon x10 x20 x100. Nên cũng tự hiểu được nỗi niềm của anh em người dùng, từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như để build những sản phẩm tương tự.

Trước hết mình sẽ giải thích một số thuật ngữ để anh em biết về launchpad và blockchain nhé.

Các bạn xem bài về các thuật ngữ mình hay dùng khi xây dựng token launchpad ở link dưới nhé

Đọc thêm  Blockchain Business Analyst - Thuật ngữ thường dùng khi xây dựng Token Launchpad

Cơ chế của Token Launchpad (Ở đây là IDO Launchpad) như thế nào?

Cơ chế token launchpad - blockchain business analyst
Cơ chế token launchpad

Cơ chế mô tả ở đây chỉ là một cơ chế chung chung cho token launchpad (IDOs), tuỳ thuộc vào cách hoạt động, mô hình của mỗi dự án khác nhau mà có thể sẽ có sự thay đổi.

Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst
Bước Mô tả
Khởi tạo dự án Thường các đội ngũ phát triển dự án trên blockchain sẽ có ý tưởng, và xây dựng dự án trên blockchain. Tại thời điểm này họ sẽ xây dựng các Dapp/Business cho riêng họ. Và họ quyết định phát hành tokens.
Tạo token Bên dự án họ sẽ xây dựng và tạo ra tokens trên blockchain.

Bước tạo tokens có thể đội ngũ họ tự xây dựng smart contract riêng theo cơ chế của dự án, hoặc có thể sử dụng một số công cụ để tạo tokens với cơ chế có sẵn.

Liên hệ launchpad Bên dự án muốn thực hiện gọi vốn sẽ liên hệ các bên launchpad để được phép đăng bán/gọi vốn/public sale trên các kênh launchpad đó.
Bước này có thể thực hiện từ sớm trước khi tạo token
Tạo pool trên token launchpad Khi 2 bên đã thoả thuận, thì bên launchpad sẽ tạo pool, đặt các dữ liệu như thông tin dự án, thông tin vesting, hệ thống quản lý vesting, số lượng gọi vốn (softcap, hardcap), ngày xuất hiện trên trang chủ – trong danh sách pool, ngày chấp nhận whitelist, ngày thông báo kết quả whitelist, ngày cho phép swap, các giai đoạn swap, ngày kết thúc mua bán, điều kiện kết thúc mua, ngày được phép claim tokens về ví (theo vesting rule), danh sách đặc biệt, …. rất nhiều thông tin khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế hoạt động của dự án launchpad.
Chuyển tokens từ chủ sở hữu/đội ngũ dự án lên pool Vì là thường các dự án launchpad sẽ viết smart contract để thực hiện các lệnh mua token theo cơ chế đã đặt ra, và được audit nên pool trên smart contract khá an toàn, và cũng nhờ pool này mà người dùng có thể chủ động swap token và lệnh sẽ được thực hiện thông qua blockchain vô cùng minh bạch, do đó chuyển tokens lên pool giống như mình mang hàng của mình bày ra chợ bán, đợi tới ngày được phép bán thì người mua tới mua trên chợ một cách tự động.

Blockchain Business Analyst
Pool như một Sạp cá

Và tuỳ cơ chế mà có thể chính đội ngũ launchpad cũng không thể rút tokens về được.

Thực hiện luồng whitelist/social tasks Thường thì whitelist sẽ giúp cho một số lượng người chơi/nhà đầu tư được quyền mua tokens hoặc được quyền ưu tiên mua tokens, do đó sẽ có nhiều phương pháp để làm whitelist, ví dụ như:

  • Cho chia sẻ, like, follow bài viết trên các trang mạng xã hội.
  • Cho đi staking đạt được một số rules để có quyền whitelist
  • Tham gia các activity của dự án Whitelist có thể hiểu như một cái vé hoặc một danh sách đặt biệt được thêm vào trong rules của pool và từ đó pool sẽ tự động nhận dạng và cho phép người trong danh sách whitelist được thực hiện giao dịch hoặc có thể là discount.

Ngoài ra có thể tham gia dạng lottery nữa, sau khi có vé bạn cần phải bước qua bước lottery để được nằm trong số những người may mắn trở thành whitelist.

Nếu users được quyền swap token Nếu pool đó có whitelist thì xét điều kiện whitelist để users/investors được mua
Nếu pool có yêu cầu KYC thì cũng xét thêm điều kiện KYC
Nếu pool không yêu cầu whitelist thì có thể bán dạng public không qua whitelist
Nếu pool có discount hoặc điều kiện đặc biệt như nắm giữ token để có quyền mua thì cũng xét để users được phép swap
Claim tokens Thường sau khi swap tokens, tokens không được chuyển ngay tới ví của users/investors mà sẽ đợi đến thời gian claim, user có thể vào và nhấn nút để nhận tokens.
Và giờ đa số các dự án uy tín luôn có cơ chế vesting, thì tuỳ thuộc vào đó mà launchpad cũng có thể có cơ chế vesting và áp dụng cho pool, và phân phát lượng tokens đã swap thành từng đợt claim khác nhau
List DEX Tuỳ thuộc vào dự án launchpad khác nhau mà cơ chế này tự động hoặc làm tay.
Nhưng mình thấy mấy dự án launchpad xịn xịn hay tự động lắm, xét giờ sau khi xong bước swap là cho tự động list lên DEX luôn.
Rút tiền về túi chủ dự án Sau khi launchpad xong, có thể chỉ cần xong bước swap thôi, là chủ dự án có thể rút tiền về túi để có tiền phục vụ cho các công đoạn phát triển dự án như marketing, trả lương nhân viên, shill, duy trì dự án, ….
Tiền add vào LP trong DEX (hoặc nếu có cơ chế list DEX tự động) thì tiền LP sẽ tự động trừ ra và chủ dự án không thể rút về, mà hệ thống sẽ tự động add LP sau khi lệnh được kích hoạt.
Tiền sẽ được rút từ pool contract address về ví của nhà đầu tư hoặc ví tạo pool, tuỳ cơ chế được định nghĩa.
Cancel Các pool không phải cứ tạo ra là lúc nào cũng thành công, mà sẽ có những trường hợp pool bị cancel. Do đó sẽ có các rule hỗ trợ việc cancel pool, và cho phép chủ dự án rút tiền về, cũng như hoàn tiền về cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư đã swap tokens (thường bước cancel sẽ nằm trước bước claim tokens, hoặc có thì phải thực hiện tay sau đó vì không biết tokens về tay investors thì sẽ di chuyển đi đâu rồi)

  • ví dụ pool không đạt được soft-cap (cancel tự động)
  • dự án thay đổi kế hoạch
  • pool cài đặt sai (thường có một số thông tin cấu hình mà sai, khi đã đưa vào pool có thể không thay đổi được)

Model overview

Blockchain Business Analyst
Token launchpad Model Overview

 

Thành phần Mô tả
Interface/UI Là giao diện hiển thị (thường là trên Dapp), giúp cho người dùng giao tiếp/kết nối với hệ thống như đăng nhập, kết nối ví, đăng ký tham gia launchpad, xem thông tin dự án, swap tokens, claim tokens, …
Server Là layer logic, giúp tiếp nhận thông tin từ interface, xử lý logic, kết nối với tầng database offchain, smart contract, và các bên thứ 3 khác.
Phần logic của app sẽ nằm tại đây.
Database (off chain) Là nơi lưu trữ dữ liệu offchain của dự án.
Khi bạn tham gia các dự án blockchain và đủ hiểu thì bạn sẽ quen với việc dữ liệu nào nên nằm ở database offchain và dữ liệu nào nên trên on-chain.
Smart contract Smart contract cũng tương tự như Server, nhưng tầng này bộ giao thức xử lý các điều khoản trên on-chain
Đôi lúc chúng ta có thể chỉ cần gọi lệnh trên smart contract trực tiếp (thông qua explorer như bnbscan, solscan, etherscan,…) mà không cần thông qua server để thực hiện các bước như tham gia pool, swap tokens, claim tokens,…
Blockchain Tầng lưu trữ dữ liệu on-chain, tranx.
Admin system Admin system là một hệ thống gồm Interface và server riêng
  Nhằm mục đích quản trị hệ thống, tạo pool, chỉnh sửa thông tin pool (nếu có), cài đặt các cấu hình trên dự án, quản trị về profit, tiền đầu vào – ra, ….
Cấu hình này có thể vừa cấu hình dữ liệu on-chain và off-chain.
Wallet provider/user account system Có thể gọi đây là một tài khoản ngân hàng và user dùng nó đăng nhập hay kết nối vào hệ thống. Khi thực hiện giao dịch, hệ thống sẽ gọi đến và yêu cầu xác nhận như bình thường mọi người xác nhận giao dịch trên momo hay các ví điện tử.
Xác nhận ở đây là kiểu bạn trao quyền để thực hiện một lệnh gì đó, và việc bạn trao quyền như này sẽ được dữ liệu blockchain lưu trữ lại.
Ngoài việc xác nhận giao dịch (có tiền) thì còn xác nhận dạng những giao dịch không có tiền kiểu như xác nhận bạn đồng ý làm một việc gì đó.
Social task system Ở đây có thể là một hệ thống bên thứ 3 hoặc tự xây dùng để hỗ trợ việc làm tasks của người dùng.
Ví dụ như 1 tài khoản họ follow twitter, thả tym, tweet, đọc bài facebook, …. và được hệ thống social này ghi lại đã hoàn thành những công việc này, trả dữ liệu về cho hệ thống Launchpad để ghi nhận, từ đó có thể có những điều kiện phù hợp để xét whitelist.
Ngoài ra có thể thiết kế whitelist manual để làm riêng biệt hỗ trợ cho việc truyền thông hay activity trong cộng đồng của dự án. Và thêm danh sách này trước thời điểm cho phép swap tokens.
Staking system Staking system là một hệ thống hoạt động để user có thể stake token của dự án vào, và từ những dữ liệu stake đó + mechanism → Chọn ra người được whitelist.
Nói chung chỗ này tuỳ thuộc vào mechanism của từng launchpad riêng, có thể dựa vào dữ liệu staking, hay phải hold token trong ví, hay là có volume giao dịch hay 1 số điều kiện khác, tuỳ mà điều chỉnh theo mong muốn từ chủ launchpad. |

Tính năng thường gặp

Dựa theo model overview, cơ chế cơ bản của Token Launchpad, mình có thể đưa ra một số tính năng thường gặp như sau.

Trên trang admin

Tính năng Giải thích/vì sao cần?
Đăng nhập/Đăng xuất Đăng nhập vào hệ thống/ đăng xuất hệ thống
Thường các dự án mình làm là đăng nhập bằng wallet luôn thay vì đăng nhập bằng user name/password – vì thường các pool muốn được thay đổi hay tạo cần một wallet xác nhận, confirm cũng như được quyền thao tác.
Mức độ quan trọng: Cao
Phân quyền Phân quyền theo cơ chế dự án, thường phân ra super admin và các managers để quản lý từng nhóm project owners/pools.
Cần thì phát triển phân quyền lớn hơn cho các team kế toán, vận hành, phân tích dữ liệu, …
Mức độ quan trọng: Trung bình (này có thể set cứng cũng được)
Danh sách pool Hiển thị các pools
Mức độ quan trọng: Cao
Tạo/chỉnh sửa/Cancel pool Tạo pool và cài đặt thông số pool
Chỉnh sửa pool – thường bị hạn chế vì dữ liệu của pool thường là on-chain và được hoạt động bởi smart contract
Cancel pool nhằm huỷ pool đang hoạt động, và để làm tính năng này nên chú ý cơ chế roll back để trả tiền về lại cho nhà đầu tư (nếu đã swap) và ai trả phí/ multiple sender.
Mức độ quan trọng: Cao
Whitelist/whitelist manual Công cụ hỗ trợ quản lý whitelist/manual whitelist
Mức độ quan trọng: TB Cao (giờ đa số đều áp dụng whitelist cho launchpad hết rồi, nên cơ chế này khá quan trọng)
Withdraw Cơ chế rút tiền từ pool về sau khi thực hiện xong giai đoạn launchpad của một pool. Hoặc rút tiền ngang về khi pool bị cancel. Có thể kết hợp cơ chế commission, fee giữa chủ Launchpad và project owner.
Thường sẽ cấu hình ai sẽ là chủ pool và ai là project owner để việc rút tiền được thực hiện đúng người. Và dữ liệu này khó thay đổi vì đã đẩy vào pool config.
Mức độ quan trọng: Cao
Profit report Bảng report để xem lợi nhuận, chi phí các kiểu…
Mức độ quan trọng: Trung bình/Thấp

Trên trang user interface

Tính năng Giải thích/vì sao cần?
Đăng nhập/connect wallet Giúp user có thể đăng nhập hoặc connect wallet vào dự án để khi thực hiện lệnh hay tham gia pool thì sẽ lấy tài khoản/wallet đó join pool/tham gia pool
Mức độ quan trọng: Cao
Thông báo/notification Giúp user nhận thông tin về dự án, quản bá dự án
Mức độ quan trọng: Trung bình
Pool Danh sách pool detail, cơ chế sort/filter và có thể xem chi tiết từng pool
Mỗi pool thì có cơ chế có thể khác nhau nhưng cần có bước swap và claim tokens – do đó thường trong pool detail nêu rõ thông tin ngày giờ swap, claim, tỉ lệ swap,…
Mức độ quan trọng: Cao
Active pool Active thì pool mới hiển thị và user có thể swap được – nhằm mục đích tránh tạo pool bị lỗi cũng như trong thời gian chờ để launch thì chưa active ra – kiểu giống giống như draft/ chưa publish post
Mức độ quan trọng: Cao/trung bình
Cancel pool Pool đang hoạt động, có sự cố có thể huỷ pool ngay lập tức hoặc là gọi vốn không đủ Có thể phát triển tính năng hide pool để hide tạm thời để điều chỉnh cho phù hợp và hiển thị trở lại.
Mức độ quan trọng: Cao
Max buy Hạn chế user buy trong FCFS ⇒ Mua nhiều thì nắm tỉ lệ token cao ⇒ dễ điều phối dự án.
Mức độ quan trọng: Cao
Joined pool Danh sách các pool đã tham gia, history các kiểu – tại đây user có thể track lại đã tham gia cái nào, và từng bước ra sao, đã chi bao nhiêu tiền, lời lỗ trên dự án đó như thế nào
Mức độ quan trọng: Trung bình
Lottery Cơ chế đăng ký tham gia (có thể có điều kiện) và từ đó chạy raffle để chọn ra những bạn được whitelist
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – trung bình
Whitelist manual Cơ chế nạp một danh sách đặc biệt vào pool một cách manual để trở thành whitelist
Thường là dự án muốn một số thành viên trong dự án/đối tác/hỗ trợ việc marketing thì sẽ có một danh sách đặc biệt
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – Trung bình cao
Guarantee Whitelist Cơ chế những người được whitelist sẽ có chắc chắn một slot để swap token trong một khoản thời gian nhất định, người khác mua trước thì mình vẫn có phần.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – caoThường Guarantee whitelist sẽ có đi kèm với FCFS – để tránh trường hợp những người trong guarantee họ không mua hết → vẫn còn cho người khác mua
Hoặc kết hợp với FCFS whitelist tuỳ theo cơ chế nhất định do chủ sản phẩm đưa ra.Guarantee cũng có 2 loại:
– Một là chỉ đảm bảo slot trước, user có tiền mua hay không, hoặc mua bao nhiêu đó thì tuỳ
– Một là user phải bị lock một số tiền trước (kiểu như trả trước/hoặc bị tạm giữ trước) để user đó tới giờ mua sẽ swap đúng số slot đã đặt ⇒ Lúc này thì sẽ không có dư token sau vòng guarantee sale.
FCFS Whitelist Cơ chế những người được whitelist sẽ được quyền mua trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng không cam kết sẽ còn phần để mua – ai trong danh sách whitelist tới mua/swap trước thì được trước, ai tới sau mất phần thì chịu.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – cao
FCFS Cơ chế bất kỳ ai (nhưng cũng có thể có điều kiện như phải KYC hoặc có nắm giữ một đồng token nào đó) tham gia swap token – ai tới trước thì có phần trước, ai tới sau mất phần ráng chịu.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – cao
Vesting Như mô tả ở cách hiểu vesting ở phần định nghĩa trên, thường sẽ hiển thị chi tiết kế hoạch vesting của những người swap token, và cơ chế giúp user claim token theo từng giai đoạn đó – có thể tự động gửi tới user, hoặc user phải vô claim, hoặc chủ dự án gửi tay

Thường kết hợp với cơ chế locktoken
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – cao

CCY Hỗ trợ nhiều tiền tệ trên cùng một chain, đôi lúc là hỗ trợ multi chain/multi CCYs
Ví dụ: Trên chain BNB – Thường được raise với BNB và BUSD, hoặc support cả USDT.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – cao
KYC Định danh khách hàng
– Người tham gia swap/investor
– Chủ dự ánTính năng này cũng tuỳ định nghĩa mỗi dự án launchpad khác nhau mà thiết kế cho phù hợp. Mình thấy KYC này hay sài của một bên thứ 3 nào đó thay vì bên Launchpad tự thiết kế riêng.
Mức độ quan trọng: Trung bình
Tự động listing DEX Sau khi xong vòng swap, thì có thể chủ động list lên một sàn DEX nào đó theo công thức đã định sẵn và thời gian định sẵn.
Mức độ quan trọng: Thấp (Có thể làm tay)
Cơ chế thu phí user User swap phải trả phí hoặc làm một việc gì đó phải trả phí cho launchpad – cơ chế này rất rộng tuỳ thuộc vào đội ngũ BD rất nhiều, từ đó tích hợp tương ứng với hệ thống Launchpad
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – trung bình/thấp
Cơ chế thu phí dự án Dự án phải trả một lượng phí cho launchpad và phí này có thể được tích hợp vào hệ thống hoặc làm manual và quản lý bên ngoài hệ thống cũng được.
Mức độ quan trọng: Tuỳ dự án – trung bình/thấp
Leaderboard Tuỳ dự án mà định nghĩa các bảng top khác nhau như top pool bán nhanh nhất, top pool thành công nhất, hoặc top user tham gia nhiều nhất, volume nhiều nhất….
Mức độ quan trọng: Thấp
Discount mechanism Tính năng giúp cho việc bán giá thấp hơn/giảm giá cho một số lượng user nhất định trong một khoản thời gian nhất định
Mức độ quan trọng: Trung bình thấp
Anti-bot Cơ chế giúp cho việc né bot mua tokens hay chiếm lĩnh thị phần =))
Này cũng tuỳ dự án – thường nếu tích hợp KYC vào thì sẽ né dễ hơn
Mức độ quan trọng: Trung bình thấp

Hệ thống đi kèm

Các hệ thống hay tính năng đi kèm theo cho một Token Launchpad

  • Staking – giúp user stake token
  • DEX – hỗ trợ việc listing
  • Bounty/Quest – Tặng quà, vật phẩm khi đạt được một số yêu cầu hoặc chạm được volume từ Token Launchpad, hoặc ngược lại nhận được quyền whitelist cho một số dự án từ bounty /quest system
  • Máy tạo token (Token Machine) – hệ thống tạo token tự động theo một cơ chế nhất định, hoặc có thể cho phép người dùng tự đặt logic cho cơ chế của token – mình hay gọi là studio.
  • User Identity, profile – Hệ thống quản lý user hoặc định danh user ngoài ra còn hiển thị profile user, achievement về tham gia Token Launchpad, tham gia Defi, Degen.
  • KYC – Hệ thống hỗ trợ việc định danh khách hàng/project owner, giúp cho dự án an toàn hơn, không bị thao tám dự án dễ dàng.
  • Safu – công cụ đo dự an toàn của dự án
  • Research page – Trang phân tích chi tiết về dự án, chia sẻ thông tin kiến thức hay nhận định về dự án – giúp những tay mơ hay những kẻ đã hiểu biết – biết thêm về dự án
  • Vesting – hệ thống có thể hỗ trợ việc vesting
  • Multisig wallet – Dạng đa chữ ký – hiện nay có nhiều đội ngũ với các thành viên được kết hợp ngẫu nhiên/gặp nhau trực tuyến làm cho việc trust nhau không cao, thậm chí là anh em làm việc lâu năm cùng xây một dự án. Tránh việc một thành viên trong dự án tự quyết định hay bán token của họ, làm ảnh hưởng tới dự án – nên công cụ giúp việc xử lý việc ký đồng thuận để xử lý một việc gì đó, đơn giản như việc bán token thì cần 3/4 người/hoặc thiết bị cùng ký thì mới thực hiện được. Này có thể tích hợp vào Token Launchpad để việc đảm bảo team dự án có thành viên tự chủ động bán tháo.

Một số lưu ý khi làm Token Launchpad

Các bạn đọc thêm bài về lưu ý khi làm Token Launchpad ở đây nhé

Đọc thêm  Blockchain Business Analyst - Một số lưu ý khi làm Token Launchpad

Kết bài:

  • Xây dựng một Token Launchpad, phải có một số hiểu biết về thị trường, trải nghiệm và từ đó rút ra những bài học hay ho để áp dụng vào dự án của bản thân.
  • Cơ chế hoạt động của Token Launchpad thật ra dễ hơn rất nhiều hệ thống ở thị trường web2, do đó khi nắm chắc kiến thức hệ thống và phân tích thì trở thành một Blockchain Business Analyst khá là dễ
  • On-chain thực tế cũng là một bộ server và database
  • Các kiến thức ở trên có phần nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm một ứng dụng Dapps hoạt động như nào, và các thành phần của nó.
  • Một hệ thống thường kết hợp với nhiều hệ thống bên thứ 3 để hoạt động được đầy đủ.
  • Mình cũng hơi bận nên viết bài đôi lúc lủng củng về câu cú, cách viết nên các bạn thông cảm nhé. Khi có thời gian rãnh mình sẽ viết thêm. Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp cho các bạn hiểu biết thêm về lĩnh vực Blockchain BA.
Blockchain Business Analyst

Dưới đây là một số thuật ngữ mà mình hay sài cũng như nói chuyện với các bên khi xây dựng một token launchpad.

Launchpad

Thường được đi kèm với hình ảnh tên lửa được phóng lên bầu trời, với ý nghĩa là một nơi bệ phóng Token giúp cho các dự án dễ tiếp cận với nhà đầu tư, hay còn gọi là gọi vốn đầu tư dựa theo lượng users của công cụ launchpad đó hoặc ngược lại.

Vì là bệ phóng nên Launchpad có nhiều loại như ICO – Initial Coin Offering (Lần đầu phát hành token/coin), IDO – Initial Dex Offering – (Lần đầu phát hành token trên sàn DEX), IEO – Initial Exchange Offering (Lần đầu chào bán token trên sàn giao dịch crypto), IGO – Initial Gaming Offering (Lần đầu chào bán/phát hành NFTs/Mystery Boxes/Token liên quan đến GameFi), INO – Initial NFT Offering (Lần đầu phát hành NFT)

Token & Coin

Bạn tham khảo thêm nhiều bài viết để hiểu rõ hơn nhé. Để tránh mình mô tả ngắn gây hiểu sai lệch về 2 khái niệm này. Các từ khoá liên quan: Tiền điện tử, Crypto, Tiền mã hoá, …

White paper

Là một tài liệu để trình bày ý tưởng, kế hoạch phát triển dự án, kiến trúc hệ thống, phân chia token, dự báo tăng trưởng, … Nhằm mục đích chia sẻ minh bạch thông tin về dự án đến nhà đầu tư.

DYOR

Do your own research – bạn tự nghiên cứu về dự án để biết rằng dự án đó tốt không? Những người đi shill dự án chỉ là chia sẻ thông tin – họ không chịu trách nhiệm gì về việc đầu tư của bạn

ROI

Return On Investment – tỷ suất hoàn vốn, là chỉ số đo lường những khoản thu được so với chi phí bỏ ra (thường ở đây là tiền và thời gian).

Ví dụ bạn đầu tư 100$ và sau 1 năm bạn bán ra 500$ ⇒ ROI = ((500$-100$)/100$)*100% = 400%

KYC

Know your customer = quy trình xác minh danh tính của người dùng hoặc chủ dự án. Nhằm biết được người chủ dự án hoặc người tham gia là người thật.

Staking

Staking được hiểu là việc mang một lượng coins/tokens nhất định khoá lại để nhận được một lượng phần thưởng nhất định.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm Proof of Stake để rõ thêm nhé.

Smart Contract

Là bộ giao thức tự động thực hiện những điều khoản/thoả thuận giữa các bên dựa trên công nghệ blockchain.

Thường là smart contract sẽ được viết code và xử lý các logic mà được ví như những điều khoản trong hợp đồng.

Nhưng vì hợp đồng thường cũng có lỗ hỗng → có thể điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp, nên smart contract cũng có upgradable.

Blockchain

Blockchain thì đóng vai trò như một bộ database phi tập trung, lưu trữ thông tin theo từng khối (block) và được liên kết với nhau bằng mã hoá, cứ theo thời gian thì các block này càng dài tạo thành một chuỗi (chain)

Vì là phi tập trung nên dữ liệu được nằm phân tán ở nhiều máy tính khác nhau, và các thông tin được liên kết với nhau và không thể phá vỡ nên thông tin cũng không thể bị thay đổi dưới bất cứ hình thức nào.

Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Chain

Từ này mình hay sài để chỉ các công nghệ blockchain/nền tảng khác nhau.

Ví dụ như Binance Chain, Etherium Chain, Solana Chain ⇒ Multi chain là đa chuỗi/đa nền tảng khác nhau.

Off-chain

Là các giao dịch xử lý và lưu trữ nằm ngoài blockchain

On-chain

Là các giao dịch xử lý và lưu trữ nằm trên blockchain

Audit

Là hành động kiểm tra code trên smart contract xem đã code tốt/có đảm bảo được bảo mật hay chưa? Nếu có lỗ hỗng bảo mật thì báo lại đội ngũ phát triển dự án điều chỉnh để tránh rủi ro về lỗi và hackers.

Một cái hay nữa là thường Audit giúp cho dự án uy tín hơn nhiều, và thu hút thêm nhà đầu tư.

Thường các dự án blockchain liên quan khá nhiều tới tài sản (coin/token) nên cần được audit cẩn thận bởi những đội ngũ có trình độ cao.

Nhưng không phải dự án nào audit rồi cũng an toàn 100% nha 😀

Pool

Mình định nghĩa từ này trong các launchpad mình tham gia, cũng như build.

Pool ở đây nghĩa là một nơi/một cái hồ/một contract address được sinh ra để chưa tokens/coins/NFTs/… từ đó dựa vào cơ chế xây dựng trên smart contract mà phân phối tokens sao cho phù hợp theo logic đã được định nghĩa.

Đôi lúc lại hiểu nó như một dự án launchpad.

Social task

Là các nhiệm vụ nhà đầu tư phải làm như chia sẻ lên facebook, theo dõi một bài viết, nhấn like, bình luận một bài viết, truy cập trang web,…

Mục đích tuỳ thuộc vào cơ chế hoạt động của dự án, có thể là để có quyền được tham gia launchpad của pool, hoặc có cơ hội, hoặc được quyền nhận miễn phí tokens,…

Whitelist

Kiểu như một danh sách các wallet hoặc một định danh nào đó đã được chọn lọc để có quyền tham gia một chương trình đặc biệt nào đó. Cụ thể ở đây là được quyền tham gia pool.

Tokenomics

= Token + economics: Thường là mô tả về cách token hoạt động trong nền kinh tế như: Tổng số lượng tung ra là bao nhiêu? vốn hoá như thế nào? phân bổ tokens ra sao? Các tiện ích gồm những gì?

FCFS

First Come First Served – ai đến trước thì được tham gia trước, thường là dành cho các pool được tham gia rộng rãi tới mọi người, và ai nhanh tay thì được tham gia trước.

Allocation

Sự phân bổ tokens, nhưng còn được hiểu là phần tokens được dành riêng cho một nhà đầu tư, một tổ chức đầu tư.

Ví dụ như cái bánh 10 phần chia cho 5 người, mỗi người 2 phần.

Thì 2 phần này là allocation của 1 người nào đó được chia.

Raffle

Là kiểu xổ số – quay ngẫu nhiên để chọn những người chiến thắng.

Vesting

Một nhà đầu tư nào đó tham gia để mua tokens, nhưng mà không phải được lấy toàn bộ token và ưng bán đi lúc nào thì bán. Mà phải được dự án giữ lại hoặc khoá lượng tokens đó lại, và chỉ được mở ra theo lộ trình nhất định. Quá trình này gọi là vesting → Nhằm tránh nhà đầu tư xả hàng hàng loạt hoặc thao túng thị trường → giúp cho dự án an toàn hơn, có thời gian để phát triển dự án.

DEX

Decentralized Exchange – là loại sàn giao dịch crypto phi tập trung. Thường mấy IDO Launchpad pool xong sẽ list trên DEX.

Lưu ý

Sẽ có những khái niệm trong blockchain mà bài viết này không thể mô tả hết được, bạn vui lòng tìm kiếm thêm trên google nhé.

Blockchain Business Analyst

Đây là một bài kèm theo của bài viết

Đọc thêm  Blockchain Business Analyst - Token Launchpad có những tính năng gì?

Một số lưu ý khi làm Token Launchpad

  • Upgradeable Smart Contract: Thường thì khi phát triển sẽ có đôi lúc cần update lại smart contract để cho phù hợp với nhu cầu BD, nên việc để smart contract ở upgradeable giúp cho việc thay đổi sau này, dĩ nhiên là thay đổi sẽ nên audit lại Mình bị dính một vụ để Smart Contract không thay đổi được – từ đó bó thay để chỉnh sửa khi mong muốn cập nhật.
  • Audit kỹ: Audit giúp cho smart contract an toàn, tránh bị hack – do đó nếu có chi phí/budget thì hãy đầu tư cho audit thật kỹ. Nhiều dự án đã bị hack rồi 😀
    Chưa kể cơ chế launchpad là pool nắm giữ token và tiền investors đã swap – nên tránh hack/đảm bảo security là yếu tố quan trọng hàng đầu.
    Một số bên Audit được biết đến trong thị trường Crypto:
Đọc thêm  Khoá học nghiệp vụ Blockchain cho Business Analyst

Chi phí trung bình/thấp:

    1. ContractChecker
    2. InterFi
    3. AnalytixAudit
    4. SpyWolf
    5. FreshCoins
    6. SafuAudit
    7. Audit Rate Tech
    8. BlockSAFU
    9. Tech Audit
    10. DAudit
    11. CFG Ninja
    12. Coinsult
    13. Cyberscope
    14. Kishield
    15. SolidProof
    16. Rug Free Coins
    17. Cracken
    18. TechRate – mình đã sử dụng
    19. Solidity Finance
    20. Asfalia

Chi phí cao:

  1. Certik – mình đã sử dụng
  2. Inspex – mình đã sử dụng
  3. SolidGroup
  4. HashEx
  5. Chainsulting
  6. QuillAudits
  7. FairyProof
  • Cơ chế nên định nghĩa đầy đủ từ ban đầu – định nghĩa rõ cơ chế ban đầu giúp cho tiết kiệm khá nhiều thời gian, chi phí để phát triển dự án. Thay đổi càng nhiều thì ảnh hưởng tới tiến độ và chi phí.
  • Có cơ chế Cancel pool – cơ chế này mình thấy cực kì quan trọng vì phía dự án đôi lúc sẽ có 1 bất trắc gì đó hoặc lỡ gọi vốn không đủ mình có thể thực hiện cancel pool ngay. Cơ chế này có thể làm manual hoặc tự động cancel và hoàn tiền cho user theo điều kiện.
  • Nên có tính năng whitelist manual – vì có một số trường hợp đặc biệt sẽ được mua token mà không cần thông qua các bước như user bình thường như partner, anh em trong dự án,…
  • Quan tâm đến cơ chế realtime database – việc cập nhật dữ liệu real time rất quan trọng, đôi lúc cập nhật chậm làm cho việc thực hiện swap token không suôn sẻ hoặc đang thấp được phép mua, nhấn vào thì mua không được…. nên cần suy nghĩ về cơ chế này để dữ liệu cập nhật được sớm nhất trên client/interface.
  • Hiển thị thông tin cơ bản chung chung ra ngoài – Việc tìm/săn dự án trên launchpad là chuyện của nhiều Degen hay làm, do đó nếu interface hỗ trợ show một số thông tin cơ bản nhưng mà quan trọng cho những tay săn, họ có thể xem từ vòng danh sách thay vì phải nhảy vào từng pool đọc chi tiết → Tay săn có thể lựa từ bên ngoài và xem chi tiết dự án nào đó nếu cần.
  • Cơ chế vesting nên hiển thị rõ ràng – Nhà đầu tư rất quan trọng việc vesting khi tham gia Launchpad, nên hiển thị thông tin Vesting càng rõ ràng càng tốt.
  • Dự án KYC phải đánh rõ để tăng độ trust ⇒ Do đó tích hợp tính năng KYC là một điều nên làm.
  • Hiển thị warning rõ ràng để người dùng biết tiền đi đâu rồi, khi nào tiền, token về, trao quyền cho ai/hệ thống nào, làm việc gì ? Vì hiện tại trên crypto khá nhạy cảm về tiền bạc, và cũng như sự thiếu hiểu biết của người sử dụng → Do đó càng rõ ràng chi tiết thì càng tốt. Dĩ nhiên là cần kết hợp các thông tin/dữ liệu này sao cho hợp lý tránh complex UX.
  • Decimals – là số dư đằng sau dấu phẩy, thường nó lại dính tới Decimals của tokens nữa, nên cần chú ý về điểm này khi làm tròn số.
  • Money flow: Dòng tiền trong dự án – khá liên quan đến cơ chế business – và suy nghĩ kỹ để thiết kế tiền chạy từ túi user sang túi của project owners/launchpad owners như thế nào cho phù hợp. Mình bị mắc phải lỗi này khi bị phụ thuộc vào một 3rd system quá nhiều – từ đó làm cho money flow bị lệch, khó quản lý – nên phải làm tiếp 1 ver để nâng cấp, làm tốn nhiều chi phí.

Lúc mình làm BA tại công ty, có rất nhiều bạn Business Analyst mới dùng Balsamiq hay hỏi mình tải ở đâu, rồi cách crack công cụ này :D, sẵn dịp mới mở lại vụ viết blog, nên chia sẻ anh em Balsamiq Mockup miễn phí (key) nha.

Nhưng trước hết mình phải biết được Balsamiq Mockup là công cụ gì cho anh em nào chưa biết nhé.

Balsamiq wireframe là gì?

Đây là một công cụ mà giúp xây dựng nên những giao diện web/app dưới dạng wireframe bằng cách kéo thả những widget đã được tạo sẵn. Giao diện thì bao dễ sài, dùng vài lần là sài dễ như ăn chơi. Anh em có thể tìm thêm khóa học của mình về Balsamiq để học nhé, hướng dẫn chi tiết từ A tới Z luôn.

Đọc thêm  Khóa học làm quen với Balsamiq Mockup 3 - Miễn phí

Trước kia khi mình dùng và hay kiểm tra trang web của Balsamiq thì tên của công cụ này là Balsamiq Mockup, nhưng hiện nay đã đổi qua tên mới là Balsamiq Wireframe.

Để hiểu hơn về Wireframe, mockup, sketch, prototype thì anh em đọc thêm bài này nhé:

Đây là giao diện của em Balsamiq

 

Balsamiq có 2 phiên bản, phiên bản desktop và cloud – và 2 phiên bản đều có trả phí. Nhưng trên các diễn đàn chia sẻ cách crack rất nhiều, riêng mình thì tìm được một số key từ một số diễn đàn và dùng thử, mình thấy rất tốt nên chia sẻ lại cho anh em sài phiên bản Desktop – Version Balsamiq Mockup 3.

Tải và cài đặt

Để sử dụng thì bạn tải balsamiq mockup 3 tại đây: https://balsamiq.com/wireframes/mockups3fordesktop/

 

 

Sau khi tải và cài đặt, bạn nhập key sau nhé:

1) Name: Flash
Serial: eNrzzU/OLi0odswsqnHLSSzOqDGoca7JKCkpsNLXLy8v1ytJTczVLUotKNFLzs8FAJHYETc=

2) Name: SoftVnn
eJzzzU/OLi0odswsqgnOTysJy8ursUQCNc41hjV+7q5+AClADYE=

3) Name: tuan.cse06 – SoftVnn
eJzzzU/OLi0odswsqikpTczTSy5ONTBT0FUIzk8rCc..q7FEAjXONYY1f u6ufgD21RF1

Cảm ơn anh em đã đọc bài viết của mình nhé, hi vọng bài viết này sẽ giúp cho anh em sài được Balsamiq miễn phí nha. Nếu yêu thích bài viết của mình thì lâu lâu ghé thăm blog của mình nhé. Cảm ơn ae 😀

Đọc thêm về cách chia sẻ wireframe/mockup đến khách hàng khi làm Business Analyst nhé

Đọc thêm  Balsamiq Wireframe miễn phí - công cụ cho Business Analyst
Review wireframe/mockup dễ hơn với tool Axure Cloud.”]

Giới thiệu

Mình là một user của Adobe XD, phải nói là cực kỳ thích sài ẻm. Bắt đầu sử dụng từ phiên bản Beta đầu tiên tên ”Adobe Experience Design CC” vào tháng 03/2016, và còn sài đến hiện tại với tên chính thức là Adobe XD.

Mình sài Adobe XD từ việc làm đồ án thời sinh viên, đến khi đi làm thì sài ẻm trong công việc hằng ngày, đặc biệt là với công việc Business Analyst. Và ngay cả những lúc làm freelancer với anh em cũng mang XD ra để thiết kế dạng product design cho các dự án của team. Và cái hay của Adobe XD là được sử dụng miễn phí với phiên bản Starter Plan.

Nên khi đi làm việc mình sử dụng quen và thích sài XD là một chuyện thường tình. Trong lúc làm dự án với anh em trong công ty, mọi người thì sài Axure, mình thì sài XD nên không đồng bộ được, nên mình lên chị google tìm cách đồng bộ các source từ 2 bên với nhau – chưa kịp tìm được cách đồng bộ source, thì vô tình mình lượm được mẹo review wireframe/mockup dễ hơn khi kết nối XD và Axure Cloud.

Lưu ý là bài viết này dành cho những bạn thích sài XD (miễn phí) và muốn sử dụng thêm mẹo này, thay vì sài những công cụ có sẵn như Figma (miễn phí và trả phí), Axure (trả phí),…hoặc chính bản gốc Axure XD Share (bị giới hạn cho phiên bản Starter)

Tình huống review wireframe/mockup mà Business Analyst thường dùng.

Dưới đây là những tình huống review wireframe/mockup hay gặp:

  • Gặp khách hàng/đồng nghiệp (KH/ĐN) trực tiếp, mở file lên để review
  • Gửi nguyên file source cho KH/ĐN để họ mở trên phần mềm của họ và xem (điều không được hay đó là có thể khách hàng có thể không sài chung phần mềm với mình, do đó họ không mở được luôn, nên sẽ có trường hợp sài cách thứ 3 và thứ 4 dưới đây)
  • Export file hình ảnh/pdf và gửi cho khách hàng để họ xem và đánh giá trên hình ảnh, có thể là note comment ngay trên hình ảnh luôn.
  • Copy hình bỏ vô file word offline hoặc docs online cho khách hàng xem và review với tính năng comment trên word/docs (hoặc tool công cụ như excel,…).
  • Export ảnh ra và copy ảnh lên phần mềm cho phép review online (Ví dụ như Axure, Invision,…)
  • Sử dụng tính năng sharing and reviewing của công cụ đó (Ví dụ như Adobe XD Share designs and collaborate, Balsamiq sharing and collaborating) – nhưng công cụ này sài nhiềutrả phí.

Đối với bản thân mình thì từng sử dụng tất cả các cách trên, và mình dần dần chuyển đổi dần qua cách mới tốt hơn. Và mẹo mình chia sẻ ở bài viết này chính là cái mình thấy tiện và dễ sử dụng nhất, do đó chia sẻ cho anh em để dùng thử, biết đâu lại thích như mình.

Note: Bạn đọc nào chưa sài 1 trong 6 cách trên thì comment ở dưới, mình viết hướng dẫn cụ thể cho nhé.

Mẹo mà Hoàng hay sài

Đây là một tính năng trên Axure Cloud – gọi là Publishing Artboard Projects, tính năng này giúp user publish source từ các phần mềm khác: Sketch, Adobe XD, Figma, lên Axure Cloud và chia sẻ cho những thành viên khác, và có cả chia sẻ public – được comment không cần tài khoản Axure Cloud (Đây là điểm khác so với Figma).

Đặc điểm:

  • Hoàn toàn miễn phí (adobe XD starter + Axure Cloud)
  • Được sài XD theo mong muốn của bạn (giống mình, thay vì sài các tool tương tự)
  • Chia sẻ wireframe/mockup dễ dàng, dễ review/comment trực tuyến
  • Không bắt buộc đăng nhập để comment
  • Dễ quản lý source (vì gửi qua gửi lại, nhiều khi lộn giữa các file source)
  • Không bị giới hạn sharing của Adobe XD Starter- Share Links: 1 active shared link

Cách cài đặt và sử dụng:

  • Bước 1: Cài đặt Adobe XD phiên bản Starter (miễn phí) – tải tại đây
  • Bước 2: Cài Axure Cloud Desktop (miễn phí) – tải tại đây
  • Bước 3: Đăng nhập XD và Axure Cloud (chưa có tài khoản thì tự tạo nhé)
  • Bước 4: Tải plugin the Axure plugin for XD
  • Bước 5: Trong XD, chọn artboard muốn chia sẻ để publish lên Axure Cloud.

  • Bước 6: Trên top menu, chọn Plugins > Axure > Export Selection to Axure Cloud. (Lưu ý là phải mở app Axure Cloud trước nha, không mở nhiều khi lỗi không hoạt động được)

  • Bước 7: Trong Axure Cloud App, bạn chọn workspace và artboard project mà muốn publish lên. Nếu chưa có sẵn thì bạn tạo mới “Create New Project” và đặt tên dự án “Project Name” – và lưu ý bạn chọn Project size cho phù hợp nhé, ví dụ thiết kế ở size Iphone 12 thì chọn iPhone 12 (390 x 844)
  • Bước 8: Nhấn Upload, sau đó chia sẻ cho KH/ĐN để comment – và ở đây bạn cũng có thể chia sẻ với mật khẩu (Access Code) hoặc dạng private cho tài khoản cụ thể.

Bạn có thể test project mình share ở đây: https://nnsbdq.axshare.com/start.html – mật khẩu là “hoangphan”

Cách comment

Làm theo như hình:

Bước 1: Nhấn vào icon comment

Bước 2: Nhấn Add comment

Bước 3: Chấm 1 điểm bằng click chuột trái vào vị trí muốn comment

Bước 4: Add comment

Bước 5: Nhấn Post

Bước 6: Bạn có thể comment bởi đăng nhập hoặc a guest (điền email bất kỳ)

Bước 7: Team review tất cả, sau đó BA hoặc các bên khác có thể update lại wireframe/mockup

Bước 8: Mark Resolved các comment nào đã được giải quyết, hoặc delete comment.

Áp dụng cho chia sẻ Wireframe từ Balsamiq.

Cơ bản thì mình copy image từ Basamiq qua XD, rồi share lên Axshare để mọi người có thể thảo luận và comment trên đó. Các bước mình thường thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn vùng cần copy trên balsamiq

  • Bước 2: Nhấn Command + C (trên MacOS) để copy vùng chọn. (Đọc thêm phần hướng dẫn export/copy image ở hướng dẫn ở balsamiq để biết thao tác trên Windows nhé, xưa mình nhớ phím tắt nó phải 3 nút lận mới copy được)
  • Bước 3: Nhấn Command + V (trên MacOS) để paste hình ảnh lên XD

Mình trình bày ở XD như sau:

  • Bước 4: Share lên Axure Cloud như hướng dẫn ở trên (Project Size thì chọn Auto Web), sau đó copy link gửi cho KH/ĐN

Tham khảo mình share project demo từ Balsamiq lên Axshare: https://50wmtz.axshare.com/start.html#g=14

Đọc thêm về sử dụng Balsamiq Mockup 3 miễn phí (dùng key – không cần crack)

Đọc thêm  Balsamiq Wireframe miễn phí - công cụ cho Business Analyst

Kết luận

Phía trên là mẹo sử dụng Axure Cloud để chia sẻ wireframe/mockup đến ĐN/KH để dễ dàng review và comment cho một Business Analyst. Giảm thiểu chi phí cho cá nhân người sử dụng khi được sử dụng miễn phí cả Adobe XD Starter và Axure Cloud, khi mà công ty các bạn không/chưa hỗ trợ trả phí cho việc sử dụng phần mềm trả phí.

Dĩ nhiên có nhiều công cụ, tính năng tương tự nhưng đây là mẹo dành riêng cho Adobe XD Starter, đặc biệt là đối với các bạn thích dùng Adobe XD Starter giống mình.

Alternative app:

  • Adobe XD – sharing (9.99$/mo)
  • Figma (Free or 12$/mo)
  • Axure (25$/mo)
  • Sketch (9$/mo)
  • Invisionapp (Free or 7.95$/mo)
  • Balsamiq Mockup