Loading...
Tìm kiếm

15 điểm UI/UX cho mảng banking hay và cần lưu ý – phần 1

Giới thiệu profile

Mình có khoảng gần 2 năm làm việc tại VNPay với vị trí Business Analyst (chuyên viên phân tích nghiệp vụ), với khoảng thời gian này mình được tham gia nhiều dự án từ Mobile Banking/Internet Banking, Mảng thẻ ngân hàng/thẻ thanh toán, Thanh toán vé máy bay, Đặt và thanh toán vé xe, vé tàu, topup, billing, payment gate,… Nhưng phần lớn thời gian thì mình tập trung vào các dự án với các Bank – đa số là các Bank nằm trụ sở trong miền Nam, với kinh nghiệm của bản thân – mình rút ra được 15 điểm UI/UX cần lưu ý cũng như mình thấy hay và chia sẻ lại cho mọi người. Mọi người đọc qua nếu thấy điểm nào chưa hợp lý thì góp ý giúp mình nhé.

1. Ứng dụng chơi được nhiều thể loại font-size

Ý tưởng của bài viết này cũng từ ý đầu tiền này, khi cháu mình đang học đại học dùng điện thoại với font-size rất to, mình mới hớ ra là khi mình làm việc cũng gặp một vài khách hàng báo lỗi ứng dụng khi họ sài font-size to, đặc biệt là một số KH lớn tuổi – mắt kém.

Do chỗ lỗi khi xưa đã được fix, nên mình dùng tạm hình trên mạng để bạn hình dung normal size và big size

Do chỗ lỗi khi xưa đã được fix, nên mình dùng tạm hình trên mạng để bạn hình dung normal size và big size

Khi KH đó thực hiện tải ứng dụng có giao diện mới trên 1 Bank mình làm hồi đó, tại các màn hình giới thiệu giao diện mới này, thì khi ở kích thước font-size bình thường hoặc nhỏ thì ứng dụng vẫn hoạt động bình thường, KH có thể nhấn nút tiếp tục hoặc skip để bỏ qua. Nhưng nếu KH cài đặt font-size lớn (trên thiết bị), thì nút Skip và nút tiếp tục bị ẩn đi, và không thể nào scroll để đi tiếp màn hình tiếp theo.

Dĩ nhiên cách khắc phục tạm thời cho KH sử dụng là chỉnh font-size của thiết bị nhỏ lại theo kích thước bình thường, rồi xem xong phần giới thiệu giao diện mới, rồi vào app sài bình thường, và chỉnh lại kích thước font-size lại như KH vẫn sài. Sau đó thì phía tester/UI/UX đánh giá lại để khắc phục lỗi này bằng cách cho scroll để xem hết nội dung, còn nút skip và tiếp tục có thể để fixed ở phần bottom của màn hình để KH có thể nhấn được.

Nhưng đó cũng là một điểm mà các bạn BA/Tester/UI/UX nên chú ý để ứng dụng làm ra được ok hơn, tránh một số lỗi tương tự, làm mất thời gian build lại app, nâng version app, rồi KH lại tốn thời gian ra quầy hỗ trợ, gọi đủ bên để hỗ trợ việc này.

2. Đồng nhất UI và UX giữa mobile app và internet banking

Ở đây mình sẽ phân ra 2 loại:

  • Đồng bộ giao diện giữa Mobile Banking với Internet Banking (sau này 2 cái này các bank chuyển đổi theo hướng Omni Channel nên có nhiều bank đã đồng bộ cả về dữ liệu, hệ thống và giao diện)
  • Đồng bộ giao diện giữa 2 app mobile trên Android và iOS (và ứng dụng tên OS Mobile khác)

Hiện nay thì các Bank cũng có xu hướng chuyển sang xây dựng Omni (đồng nhất đa kênh) cho kênh MB và IB xưa kia, đồng nhất 2 kênh này lại cùng về 1 hệ thống, chỉ khác là mặt giao diện giao tiếp với KH phía trên, nên việc giao diện trên nền tảng mobile app và web đã được nhiều Bank phân tích thiết kế sao cho tương đối đồng nhất về UI, và nếu được thì cả phần UX.

Giao diện Mobile App và phiên bản trên Web của VCBDigibank KH cá nhân cũng tương đối đồng nhất.

Trước đây khi mình sài MB và IB riêng của 1 số Bank, mình tốn công phải nhớ 2 tài khoản khác nhau, với những mã user đăng nhập là mã Cif hoặc 1 mã gì đó do Bank đưa ra. Nay thì đã đỡ hơn nhiều khi các Bank chuyển sang Omni (hoặc xây dựng gần gần kiểu Omni) và chuyển đăng nhập bằng SĐT hoặc một kiểu user do người dùng có thể cài đặt.

Mô tả của ứng dụng BIDV phần Đồng nhất đa kênh trên CH Play do mình chụp lại

Về phần đồng nhất giữa các App trên Android và iOS thì cũng cần được chú trọng, đặc biệt là các luồng xử lý về mặt giao diện.

Mình cũng từng gặp vài trường hợp KH sài trên Android quen rồi, nhưng khi qua trên iOS thì luồng của ứng dụng lại có thay đổi, làm cho KH khi sử dụng chưa quen thì cảm thấy không thoải mái hoặc thậm chí làm sai luồng thao tác. Trường hợp này thì thường xảy ra khi 2 đội Dev iOS và Android là khác nhau (dev native app), mà việc kiểm tra lại luồng không được thực hiện kỹ. Với tính của mình thì mình cũng rất hay soi kỹ việc này nên né tránh được kha khá phàn nàn từ người dùng. Còn với trường hợp dev cross platform thì giao diện là giống nhau rồi, chỉ có vài điểm OS 2 bên không hỗ trợ thì có thể code để thay đổi tí tẹo.

Đọc thêm  Khóa học làm quen với Balsamiq Mockup 3 - Miễn phí

Dĩ nhiên trường hợp Native App cũng vậy, cũng cần xem xét OS 2 bên có hỗ trợ để làm giống nhau không? Hay xem xét việc làm giống nhau mà tốn quá nhiều effort mà không quá ảnh hưởng gì đến việc người dùng sử dụng về UX thì cũng có thể bỏ qua.

3. Ưu tiên tùy chỉnh cá nhân hóa

Theo mình tìm hiểu thì đây là một xu hướng thiết kế mobile trong những năm nay khi ưu tiên việc cá nhân hóa người dùng lên hàng đầu, từ đó người dùng có thể tùy chỉnh vị trí các tính năng ngay trên ứng dụng.

Đặc biệt khi hiện nay trên một app tài chính/ngân hàng có quá nhiều tính năng, và khi KH chỉ sài có vài tính năng thường dùng, việc tùy chỉnh đưa lên đầu app là vô cùng quan trọng, làm cho việc trải nghiệm KH trên ứng dụng hoàn toàn đỉnh hơn rất nhiều.

Momo và VCB cũng hỗ trợ việc tùy chỉnh các chức năng thường dùng lên đầu.

Hoặc việc KH thay đổi màu giao diện App theo sở thích cá nhân, background bên trong ứng dụng cũng khiến KH thoải mái hơn khi sử dụng ứng dụng.

4. Giao diện theo thời điểm trong ngày/mùa

App của ABBANK thay đổi màu theo buổi sáng và buổi chiều/tối, App của BIDV hình như đổi nền trước đăng nhập theo buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, rồi thay đổi câu chào theo từng buổi khác nhau.

Ý này mình đang nghiên cứu =)) ít hôm nữa tìm ra rồi thì mình viết bổ sung. Xưa làm thì có hỏi mấy bạn bên Bank vụ này vì sao có thì nhớ có trả lời mà mình giờ quên rồi. …

Hoặc bạn nào biết thì giúp mình trả lời ở phần comment nha.

5. Lưu ý cài đặt mặc định cho các nút toggle switch

Này mình cũng rất lưu tâm khi làm tài liệu nghiệp vụ, khi các nút tongle thể hiện việc YES hay NO cho việc bật một tính năng nào đó lên, nhưng đặt mặc định là gì cho phù hợp?

Việc này thì BA cần lưu ý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo mật cần chú trọng.

Ví dụ trường hợp nút cho phép đăng nhập trên trên Web để thực hiện giao dịch thường bị hạn chế, thì cài đặt không cho phép đăng nhập trên web là mặc định, để mở chức năng đăng nhập thì cần thực hiện mở trên điện thoại, tránh kẻ gian nắm thông tin và thực hiện giao dịch trên ứng dụng web ngoài sự cho phép của chủ sở hữu tài khoản.

Nút toggle switch

6. Hiển thị phôi thẻ lên trên ứng dụng

Hiện nay việc sử dụng thẻ ghi nợ/tín dụng/trả trước không còn quá xa lạ với người dùng, và việc có nhiều thẻ thì cũng tương tự, nên việc hiển thị phôi thẻ trên ứng dụng điện thoại trong mục thẻ cũng giúp cho người dùng dễ phân biệt giữa các thẻ với nhau một cách nhanh chóng. Ngoài ra việc thanh toán thẻ trực tuyến bằng cách 1 chạm sẽ ngày càng phổ biến, nên hiện tại việc hiển thị phôi thẻ y như thật lên trên điện thoại là điều nên làm.

Lưu ý là phôi thẻ thì nên có một phôi mặc định, tránh trường hợp không lấy được thông tin của thẻ hoặc hình ảnh phôi thẻ thì cũng có một phôi mặc định hiển thị.

7. Thông tin thẻ/tài khoản nên được ẩn tránh lộ thông tin

Như ở mục số 6 mình có nêu ra, hiện nhiều Bank đã đưa hình phôi thẻ lên trên ứng dụng, nhưng nếu không cẩn thận thì thông tin của thẻ sẽ dễ bị lộ nếu không chú ý, đặc biệt là thông tin thẻ trên đường truyền đi từ Core/Trung tâm thẻ ra, nên được bảo mật và giải mã phía đầu client để hiển thị.

Hiển thị phôi thẻ trên ứng dụng ABBANK, và thông tin mặc định bị ẩn đi

Như nút hiển thông tin thẻ ở hình phía trên khi nhấn vào sẽ không có dữ liệu hiển thị ngay, mà phải gọi về trung tâm thẻ để lấy dữ liệu lên, và dữ liệu thẻ đã được mã hóa, đến Client được giải mã theo 1 key client nắm giữ.

Và cả việc chụp màn hình ở màn hình này cũng nên bị chặn, đặc biệt với thẻ credit thanh toán trực tuyến thông qua số thẻ, exp date, cvv.

8. Số dư tại màn hình thanh toán/chuyển khoản thành công

Việc bạn thực hiện xong một thanh toán, hay chuyển khoản và chụp màn hình lại gửi cho bạn bè/người cần nhận là bình thường đúng không?

Nhưng có bạn nào muốn họ thấy số dư tài khoản của bạn không nhỉ?

Ban đầu cách đây vài năm thì mình hay thấy chuyển khoản, hay thanh toán thì số dư hiện tại (của tài khoản) có thông tin hiển thị ra, rất bất tiện khi người nhận không nên biết về số dư đó, nên như mình xưa là phải cắt cái màn hình đó ra, chỉ để lại phần thông tin giao dịch gửi cho bạn/bè.

Giờ đây thì đa số các ngân hàng đã hiểu ra chuyện đó và bỏ đi dòng số dư hiện tại đi, kèm theo đó để thêm tính năng chia sẻ để gửi màn hình kết quả cho bạn bè nhanh hơn qua social.

Chuyển khoản hùi xưa, màn hình kết quả hiển thị số dư hiện tại
Chuyển khoản bây giờ – đã bỏ đi dòng số dư tại khoản, thêm nút chia sẻ tại màn hình kết quả thành công

Do bài viết cũng khá dài rồi, nên mình cắt ra làm 2 phần, phần 2 bạn đọc tại đây nhé: https://hoangphan.blog/15-diem-ui-ux-cho-mang-banking-hay-va-can-luu-y-phan-2/

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm một số case study thực tế mình đã được thực hiện qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*